3.CÁC Ô YẾU TRONG CHUỖI CHỐT. Trong một chương trước ta đã chỉ ra rằng chốt khác biệt với quân là nó chỉ có thể tiến không lui đư...
3.CÁC Ô YẾU TRONG CHUỖI CHỐT.
Trong một chương trước ta đã chỉ ra rằng chốt khác biệt với quân là nó chỉ có thể tiến không lui được. Cho nên mọi nước chốt đều phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Steinitz đã từng tuyên bố nguyên tắc là chốt chỉ mạnh nhất khi còn ở trên các ô nguyên thủy. Điều nầy chỉ áp dụng chính yếu cho chốt cánh đang bị tấn công. Ta đã biết là tiến chốt thường là đường hướng duy nhất khai thác ưu thế không gian hay ưu thế lực lượng ở trung tâm hay bên cánh. Ta đã biết một cuộc tiến chốt có chuẩn bị kỹ lưỡng có thể là một khí giới tấn công hữu hiệu. Nhưng khi nói về phòng thủ, mọi nước chốt đều tạo ra yếu kém. Những tay mới chơi cờ thường được lời khuyên bổ ích là không bao giờ được đi chốt nơi đang bị tấn công trừ khi ép buộc vì có mối đe dọa nguy hiểm.
HìnhCho ta thấy vài ô yếu cả hai bên đều có vì tiến chốt nên có nhiều ô không còn được chốt bảo vệ nữa. Bên cánh Vua, đó là ô f3 và h3 đối với Trắng và g6 đối với Đen.
Nếu chúng không được kiểm soát kỹ lưỡng, quân địch có thể chiếm lĩnh nguy hiểm . Thấy rõ ràng các yếu kém nầy chỉ tạm thời và tùy Thuộc vị trí các quân nếu chẳng hạn Trắng có Tượng ở g2 ,điểm yếu f3 và h3 không thể khai thác được . Vì Đen không thể tập trung quân tương xứng ( thí dụ : £c8 , ¥g4 , ¤e5 ) Bên cánh Hậu cũng có yếu kém. Vì tiến chốt“a” và “c” Đen đã để ô b5 yếu và chốt ở b6 dễ bị tấn công, điều nầy sẽ cho đối phương khã năng chiếm lĩnh b5 với một quân rối tấn công b6 với một Mã ở c4, với một Tượng ở c7 hoặc một Xe ở d6. Chuỗi chốt trắng bên cánh hậu cũng không phải không có điểm yếu. Có một ô yếu ở c3 rõ rệt nhất nhưng ô b4 cũng có thể trở nên yếu nếu vì lý do vì đó ( chẳng hạn Đen chiếm lĩnh ô c3) Trắng không thể chơi c3.
Một ô yếu thường do chốt cột bên cạnh tiến lên không còn bảo vệ được nữa, và đối phương thường cố gắng ép buộc ta phải thực hiện nước tiến chốt như vậy. Việc tạo lập và khai thác ô yếu trong thế cờ đối phương là là một phần quan trọng trong chiến lược cờ vua hiện đại. Thường thường chỉ một ô yếu đủ quyết định cả ván cờ. Tuy nhiên phải nói rõ ràng một ô yếu kém không phải là một yếu tố tuyệt đối. Có khi nó rất quan trọng, có khi ảnh hưởng không đáng kể, tất cả tùy thuộc vào tính chất thế cờ, lực lượng sẵn có, vị trí các quân… Để có thể nhận biết điểm yếu kém thực sự ( những yếu kém có thể khai thác được ) đòi hỏi một cuộc đánh giá sâu rộng thế cờ và điều đó lại cần một cảm quan ( chiến lược ) thế trận chỉ có qua kinh nghiệm trận mạc.
Trong thí dụ thứ nhất, ta thấy một ô yếu được khai thác một cách triệt để. Đấy là đặc tính yếu kém cánh Vua thường gặp. Trong thí dụ thứ hai, ta thấy một kiểu cách khai thác khó khăn hơn đối với điểm yếu bên cánh Hậu.
Euwe – Flohr / Amsterdam 1939
Sau nước đi thứ 20 của Đen vẫn đến Hình Đen dang bị một điểm yếu chết người ở f6 .
Có lẽ Đen đã đi e6 ( gây ra điểm yếu nầy ) tin Tưởng rằng Tượng Đen ở f8 sẽ không cho yếu Kém nầy lộ liễu quá . Nhưng Trắng sắp cho thấy khả năng tấn công chiến thuật được mở ra như Thế nào qua đó
21.¥f6 £a5 21...¥e7 22.e5! ô f6 và h6 yếu hẳn rõ rệt và nếu đổi Tượng Đen sẽ có Tượng dở không dùng được cho cuộc tranh chấp các ô Đen 22.¦c5! Một kiểu cách chiến thuật hay đẹp. Đen không thể tiếp tục 22...¥xc5 23.dxc5 vì sẽ bị đe dọa đôi ¦xd7 và £e3-£h6 22…£xa2 23.¦h5! e5 Không có cách nào chống lại thế công chiếu hết
a. 23...£xb2 24.¥f1 và Đen phải đáp lại 24…e5 để tiếp tục y như ván cờ.
b. 23...¥e7 24.¦xh7! ¥xf6 25.£xf6 ¢xh7 26.£xf7+ ¢h8 27.¦d3 £b1+ 28.¥f1 e5 29.£xd7
c. 23...¥g7 24.¥xg7 ¢xg7 25.¦xh7+! với nước tiếp diễn y như biến b.
24.dxe5 ¥e6 25.£f4 £xb2 26.¥f1 ¥e7 Không thể 26...¥g7 27.¥xg7 ¢xg7 28.£h6+ …sau nước đi trên Đen có thể đáp lại 27.£h6 với 27…¥xf6 28.ef £xf6 27.£h4? Trắng bỏ qua một đường hướng rất hay dẫn tới thắng lợi tức thì : : 27.¦b1! £a3 (27...£xb1? 28.£h6) 27...¥c5! Tấn công ô f2 Đen lợi một nước cho phòng thủ . Dĩ nhiên 28.¦xh7 £xf2+ không thể được rồi 28.¦h6 a5! Nước phản kích cuối cùng, nhưng Vua Đen quá trống trải nên khó mà thoát được.29.¦d3 trước mối đe dọa 30. ¦f3 với ¦xh7 Đen từ bỏ ưu thế lực lượng qua nước thí quân .
29… ¥xf2+ 30.£xf2 £xf2+ 31.¢xf2 a4 quân Trắng có các ô f6, h6 nắm chắc trong tay . Bây giờ chỉ còn vấn đề chiến thuật nhỏ, Trắng có thể chiếu hết trước khi Đen có một Hậu mới không ? Đường hướng 32. ¦f3 a3 33. ¦f4 đe dọa ¦xh7 nhưng g5! Không phải con đường đúng đắn kết thúc thế công32.¥e2 Bây giờ mọi chuyện đã quyết định rồi . Đen không còn cách gì sau 32…a3 33.g4! a7 34. ¦xh7. Nước phế cờ tuyệt vọng sau đây cũng không thay đổi nổi tình thế . ¦a5 33.g4 ¦xe5 34.¥xe5 ¥c4 35.¦dh3 ¥xe2 36.¥f6 ¦e6 37.e5 ¥xg4 38.¦xh7 ¦xf6+ 39.exf6 1–0 Đen buông cờ.
Bogoljubow – Capalblanca
Nữu – Ước 1924 / Gambit Hậu
1.d4 ¤f6 2.¤f3 d5 3.e3 e6 4.¥d3 c5 5.b3 ¤c6 6.0–0 ¥d6 7.¥b2 0–0 8.¤bd2? £e7! 9.¤e5 cxd4 10.exd4 ¥a3! Mục đích nước đi nầy rõ ràng , sau cuộc đổi Tượng, yếu kém bên cánh Hậu của Trắng trở nên gay gắt 11.¥xa3 £xa3 12.¤df3 12.¤xc6 bxc6 13.c4 Đen có thế cờ hay hơn . thí dụ: ¥a6 14.¤f3 dxc4 15.bxc4 ¦fd8 16.£e2 c5! 12...¥d7
Bây giờ kế hoạch của Đen chủ yếu gây sức ép trên cột “c” sớm hay muộn Trắng phải đi c3 và sau đó chốt c3 sẽ bị quân nặng tấn công . Tất cả những khó khăn của Trắng nằm ở chổ Trắng không thể phòng ngừa nước đổi Tượng ô đen sau khi đã đi b3 như vậy để lại yếu kém bên cánh Hậu. Đường hướng 13.c4 dxc4 14.bxc4 ¦fd8 không có lời cho Trắng vì cặp chốt treo yếu . Không có Tượng ở b2 Trắng sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ chốt ngoài ra Trắng còn không có khả năng tạo thế công bên cánh Vua . 13.¤xc6 ¥xc6 14.£d2? Có lẽ đở hơn phần nào nên chơi 14.£c1 . Sau khi đổi Hậu , triển vọng phòng vệ của Trắng gia tăng rõ rệt dù chưa cân bằng hoàn toàn thế cờ. Nếu Đen lui Hậu cũng bớt nhiều khó khăn cho Trắng.
14...¦ac8 15.c3 a6! 16.¤e5 ¥b5! Một tiền đề quan trọng cho thế công bên cánh Hậu là việc loại bỏ Tượng Trắng. Như vậy không những Đen loại bỏ quân Tượng “dở” mà còn thông cột “c” , không cho Trắng một khả năng nào để chơi tích cực f4-f5 . Tóm lại Đen loại trừ một kẻ bảo vệ ô c4 ép Trắng phải tìm kiếm phương cách khác ngăn ngừa Mã Đen xâm nhập 17.f3 17.¥xb5 axb5 18.f3 ¦c7 19.¦fc1 ¦fc8 20.¦c2 ¤e8 17...¥xd3 18.¤xd3 ¦c7 19.¦ac1 ¦fc8 20.¦c2 ¤e8 21.¦fc1 ¤d6 22.¤e5?
Một sai lầm giúp thêm cho thế công Đen. Chính xác phải 22.¤c5! với mục tiêu vô hiệu hóa yếu kém c3 . Bây giờ Đen phải chơi rất chính xác 22...b6 23.¤a4 ¦c6 (23...b5? 24.¤c5) 24.£d3 ¦a8 Chỉ sau cuộc sửa soạn trên Đen mới có thể an toàn đuổi quân Mã khỏi nơi phòng thủ với b5 22...£a5! 23.a4 Ngăn chặn nước đe dọa 23…¤b3 nhưng lại gây suy yếu chốt b3 23.¤d3 ¤b5 24.¤c5 b6 25.¤a4 ¦c6! 23...£b6! 24.¤d3
Không còn có thể giữ chốt được nữa, thí dụ: 24.b4 a5 25.b5 (25.¦b1 axb4 26.¦xb4 £xb4!) 25...¤c4 26.¤xc4 ¦xc4 27.¦a2 e5! Những cố gắng phản kích qua nước thí quân đã không mang lại kết quả vì Đen chơi chính xác. Ván cờ kết thúc qua một đòn phối hợp hay đẹp. 24...£xb3 25.¤c5 £b6 26.¦b2 £a7 27.£e1 b6 28.¤d3 ¦c4 29.a5 bxa5 30.¤c5 ¤b5 31.¦e2? ¤xd4! 32.cxd4 ¦8xc5! 0–1
Trong hai thí dụ cuối yếu kém xuất hiện vì nước thiếu chích xác ở khai cuộc. Yêu cầu bên tấn công là khai thác một yếu kém đã có sẵn. Tuy nhiên, đối phương không bao giờ có lòng tốt tạo cho ta những yếu kém một cách cố ý, ta phải ép buộc đối phương làm như vậy. Có hai phương pháp ép buộc :
1. Qua thế công bằng quân. Chẳng hạn nếu trắng đe dọa thành vua với ¤f5 với £g4 Đen có thể bị ép buộc phải chơi g6. Một kiễu cách tương tự có thể được sử dụng bên cánh Hậu để gây suy yếu như thế.
2. Qua việc tấn chốt của ta trường hợp hay gặp như tấn chốt Xe ( thí dụ : h4 ,h5 ,h6 ). Nếu đạt tới được hàng 6, đối phương thường bị ép buộc chơi g6 để sau đó một yếu kém trầm trọng có thể xuất hiện ở f6.
Trong thí dụ sau, Trắng sử dụng phương pháp thứ nhất. Ngay cả trước khi kết thúc khai triển quân, Trắng điều quân như thế nào để mà ép buộc Đen phải suy yếu ô f6, một ô quyết định cho cả ván cờ.
Getter – Unzicker
/ Giải liên vùng 1952 / phòng thủ Slave
1.d4 d5 2.c4 c6 3.¤f3 ¤f6 4.¤c3 dxc4 5.e4 b5 6.e5 ¤d5 7.a4 e6 8.axb5 ¤xc3 9.bxc3 cxb5 10.¤g5! ¥b7 11.£h5 Nước đi nầy ép buộc g6 nhưng đây chỉ là bước đầu cho việc tranh chấp ô f6, Trắng phải loại trừ các quân nhẹ đối phương đang bảo vệ ô này, điều nầy đặc biệt áp dụng đối với quân Tượng ở f8.
11...g6 12.£g4 ¥e7 13.¥e2 ¤d7 14.¥f3 £c7?
14...¥xf3 không hay vì 15.£xf3 0–0 16.h4 cho Trắng cơ hội tấn công rất hay. Phương cách đúng đắn cho Đen đã được Petrosian áp dụng chống lại Szabo ( trận đấu Moscou / Budapest 1955 ) như sau :14...£c8! 15.¤e4 f5 16.exf6 ¤xf6 17.¤xf6+ ¥xf6 18.¥xb7 £xb7 19.£xe6+ và Đen có triển vọng hay hơn ở cờ tàn.
15.¤e4 Quân Mã ở g5 đã làm xong nhiệm vụ và rất cần cho việc tranh chấp quyền kiểm soát
15...¤b6 Nhiều người đề nghị 15…h5 nước nầy có ngăn ngừa được 16.¥h6 nhưng triển vọng của Đen cũng không hơn vì yếu kém bên cánh Vua không thể cho phép nhập thành được .
16.¥h6! ¦g8 Ngừa ¥g7 với ¤f6 sau 16...¤d5 Trắng vẫn có thể xây dựng kiểu cách nầy sau cuộc sửa soạn thí dụ 17.0–0 a6 18.¥g7 ¦g8 19.¥f6 ¥xf6 20.exf6 (theo Stahlberg ) . Đường hướng 16...¥xe4 17.¥xe4 0–0–0?! do một số tay đề nghị không thỏa đáng thí dụ : 18.£f3 ¥f8 19.¥g5 ¥e7 20.¥d2 ¥f8 21.0–0 ¤d5 22.¦a6 17.¥g5! Với nước trên , Trắng ngăn cản Đen nhập thành như vậy gây trở ngại cho Đen trong việc động viên nhanh chóng các quân nặng , kết quả Trắng không sợ đổi hết các quân nhẹ vì sau đó Trắng một thời gian xem như hơn một Xe .
17...¥xe4 18.¥xe4 ¤d5 18...0–0–0 Trắng có thế công quyết định 19.¦a5 b4 20.0–0 b3 21.¥xe7 £xe7 22.d5; Euwe đề nghị 18...¦c8 19.0–0 ¤a4 nhưng bên Trắng có thể tiếp tục mạnh. 20.¥xe7 £xe7 21.£f3 £c7 (21...£d7 22.d5) 22.¥b7 ¦b8 23.¥c6+ ¢e7 (23...¢f8 24.¦fe1) 24.£f6+ ¢f8 25.d5 19.¥xd5 exd5 20.¥xe7 £xe7 21.0–0 ¢f8 22.¦fb1 a6 Có vẻ Đen đã lướt qua mọi nguy hiểm , khó khăn sau 23.¦xb5 axb5 24.¦xa8+ ¢g7 Đen còn khá hơn vì lúc đó Đen đe dọa một chốt thông qua nước đột phá b4. Thực ra, sự việc không “hồng “ như vậy đối với Đen. Điểm yếu f6 vẫn phải chú ý tới .
23.£f3! £e6?
Nước đi dẫn đên thua cờ nhanh chóng. Sau nước trả lại chốt 23...¢g7! 24.£xd5 ¦gb8 Đen còn có vài hy vọng cứu ván cờ. Trắng khó có thể tiếp tục với 25.¦xb5? axb5 26.¦xa8 ¦xa8 27.£xa8 b4! Đen sẽ có đường phản kích hay. Nhưng 25.f4! vẫn để cho Trắng thế công nguy hiểmbên cánh Vua
24.£f6! Nước quyết định. Vua Đen bị nhốt ở hàng 8 từ đây . Sau 24...£xf6 25.exf6 ¢e8 26.¦xb5 cờ tàn vô vọng đối với Đen.
24...£c8 25.f4 £b7 26.¦a5 ¢e8 27.¦ba1 b4 27...¢d7 28.£d6+ ¢c8 29.¦xa6 28.cxb4 £xb4 29.¦xd5 £b7 30.e6 1-0
Có khi không phải chỉ yếu kém 1 ô mà cả một nhóm ô yếu . Ta đã đề cập tới vấn đề quân Tượng dở và quân Tượng hay, ván cờ sau đây nới rộng chủ đề nầy rất bổ ích.
Schlechter – John
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 f5? Đen xây dựng “bức tường đá “ nhằm đạt quyền kiểm soát e4 và có thể chơi tích cực bên cánh Vua. Hệ thống nầy cũng có thể chơi cho trắng (1.d4 d5 2.c4 ¤f6 3.c4 ) Tuy nhiên khiếm khuyết của nước đi f5 là nó gây suy yếu ô e5 và thông thường hệ thống nầy chỉ chơi được khi đối phương không thể khai thác chỗ yếu nầy . Chẳng hạn ,sau khi Tượng Hậu đối phương bị giam lại với e6, hệ thống nầy áp dụng được. Trong ván cờ nầy, sự việc lại không phải vậy nên điểm yếu ô e5 sẽ quyết định cả đường hướng ván cờ .
4.¤f3 c6 5.¥f4 ¥d6 6.e3! Mặc dù 6.¥d6 vẫn hay, nước đi chốt mạnh hơn. Đen sớm muộn phải chơi và sau chốt lạc hậu Đen ở e6 được xem là một yếu kém nghiêm trọng trong thế cờ như vậy. Ngoài ra Trắng còn có thể kiểm soát ô e5 với quân Xe ở e1.
6...¤f6 7.¥d3 £c7 8.g3! 0–0 9.0–0 ¤e4 Vị trí thuận lợi của quân Mã là chỗ ưu điểm của cấu trúc :” bức tường đá”. Tuy nhiên ô e4 không phải yếu đối với Trắng vì Mã Đen dễ dàng bị xua đuổi qua f3
10.£b3¢h8 11.¦ac1 ¥xf4 Sau 11...£e7 quân Hậu bị trói buộc vào việc bảo vệ tượng. Nước khai triển bình thường 11...¤d7 12.cxd5 exd5 (12...¤xc3 13.dxe6) không hy vọng nào nên ta thấy tại sao Đen phải đổi tượng một cách không thuận lợi về chiến lược.
12.exf4! £f7? 13.¤e5 £e7 14.¥xe4! Lối hay nhất để loại trừ Mã khỏi vị trí mạnh đó . Dĩ nhiên nước sau đó là một tiếp nối quan trọng.
14...fxe4 15.f3 exf3 16.¦ce1 £c7 17.£a3!
Từ từ việc yếu kém cả một loạt ô đen trở nên trầm trọng. Nếu bây giờ Đen chơi Trắng có thể đáp lại ngay với £e7.
17...¢g8 18.¦xf3 ¤a6 19.b3 £d8 20.c5! Chuỗi chốt bị chặn được thiết lập thuận lợi cho Trắng, Trắng kiểm soát ô e5 và có không gian rộng bên cánh Vua. Như vậy Trắng có thể điều quân cả ở hai cánh cùng lúc không để cho đen cơ hội nào phản kích hay chơi tích cực được.
20...¤c7 21.£b2 ¥d7 22.£c2 Vì nước tấn chốt b4 –b5 vẫn còn gặp vài khó khăn, hay nhất là ta tạm hoãn hành động bên cánh Hậu cho tới khi Đen hoàn toàn bị chi phối đỡ gạt những mối đe dọa bên cánh Vua .
22...£e7 23.¦ef1 ¦ae8 24.g4! ¥c8 25.¦h3! ép buộc g6 gây suy yếu ô f6 và h6
25... g6 26.b4 Dù hiện nay Trắng không có ý định đột phá bên cánh Hậu, Trắng vẫn bố trí chốt sao cho nước đột phá luôn luôn hiễn hiện.
26...£f6 27.¦hf3 ¦e7 28.a4 a6 29.¤d1! Trắng cần có Mã ở e3 để có thể thực hiện việc điều quân g5 , ¤g4 , ¤f6+ ( hoặc ¤h6+)
29...¦g7 30.¤e3 £e7 31.g5 ¥d7 32.¤3g4 ¥e8 33.¤h6+ ¢h8 34.£e2 £d8 35.¤eg4! ¥d7 36.£e5 ¤e8 37.¦h3 £c7 Đen không thể chơi 37... £e7? 38. £b8 điều nầy chứng minh quân Trắng có thể di chuyển không phải sợ sệt trên các ô đen đối phương .
38.¤f6! Điểm cao của chiến lược trên các ô Đen của Trắng. Việc đổi quân ở e5 xem như ép buộc và cũng không lâu nữa Đen phải đổi luôn ở f6. Lúc đó Trắng sẽ có lối xâm nhập cho Vua vào đất địch và thiết lập một chốt thông mạnh ở f6 nữa.
38...£xe5 39.fxe5 ¦e7 40.¦hf3! ¤xf6 41.¦xf6 ¦xf6 42.exf6 ¦e8 43.¤f7+ ¢g8 44.¤e5 ¦d8 45.¢g2 ¢f8 46.h4 ¥e8 47.¢f3 ¥f7 48.¢f4 ¢e8 49.¦b1 ¢f8 50.b5! buông cờ
Tài liệu từ Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS