CHỐT HẬU CÔ LẬP Chúng ta hãy quan sát hình a và b, với cấu trúc cô lập “d” thường xảy ra sau giai đoạn khai cuộc. Các đại kiện tướng có ý k...
CHỐT HẬU CÔ LẬP
Chúng ta hãy quan sát hình a và b, với cấu trúc cô lập “d” thường xảy ra sau giai đoạn khai cuộc.
Các đại kiện tướng có ý kiến đánh giá khác nhau về cấu trúc Chốt cô lập “d” nầy. người thì cho rằng với một cấu trúc Chốt không vững Chốt cô lập trở nên yếu kém vì nó là mục tiêu tấn công của đối phương. Người thì cho rằng bên có Chốt cô lập “d” chiếm ưu thế nhờ sức mạnh năng đông của nó và các quân có vị trí tích cực hơn, nhưng hiện nay cuộc tranh luân vẫn chưa chấm dứt.
Theo các nhà bình luận cờ thì không có khái niệm “Chốt cô lập d yếu hay mạnh” mà với một thế trận có cấu trúc cô lập trên, thì sẽ thuận lợi cho vận động viên cờ nào mạnh hơn.
Chúng ta cần nghiên cứu kỹ kế hoạch chơi cho cả Trắng và Đen để hoàn thiện lối chơi của mình vì đây là một đề tài rất bổ ích cho lối chơi thế trận.
Với một cấu trúc như thế có thể xem là một TRUNG TÂM đã CỐ ĐỊNH vì bất luận sự thay đổi nào đều phải dùng những biện pháp dứt khoát và cân nhắc kỹ lưỡng.
Có hai hướng đặt kế hoạch cho bên có Chốt cô lập “d”:
Hướng 1: Tìm cách gia tăng sức mạnh ở trung tâm cho đến khi đạt ưu thế rồi đánh thẳng xuống hoặc có thể chuyển sang tấn công cánh.
Hướng 2: Củng cố xây dựng một cấu trúc Chốt “d” vững chắc ( Bào vệ thừa “con Chốt chiến lược d” quan niệm của Nimzowitch) rồi tấn công cánh.
Bên chống lại Chốt cô lập “d” cũng có hai hướng thực hiện kế hoạch:
Hướng 1: Kiểm soát chặt trung tâm, gây áp lực lên Chốt cô lập “d”. Trao đổi, đơn giản quân tấn công của đối phương.
Hướng 2: Chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi cơ cấu Chốt ở trung tâm.
Chơi thế trân nào sẽ dẫn đến cấu trúc Chốt như hình a?
Có rất nhiều loại khai cuộc của Trắng cũng như của Đen đưa đến đội hình Chốt đó thậm chí các quân hình cũng được bố trí rất giống nhau.
Chúng ta theo dõi diển biến của những khai cuộc sau đây:
A. Ván cờ Anh, nước biến đối xứng.
1.c4 c5 2.¤f3 ¤f6 3.¤c3 ¤c6 4.e3 e6 5.d4 d5 6.cxd5 ¤xd5 7.¥d3 cxd4 8.exd4 ¥e7 9.0–0 0–0 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6
B. Phòng thủ Caro – Kann đòn tấn công Panov.
1.e4 c6 2.d4 d5 3.exd5 cxd5 4.c4 ¤f6 5.¤c3 e6 6.¤f3 ¥e7 7.cxd5 ¤xd5 8.¥d3 0–0 9.0–0 ¤c6 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6
C. Phòng thủ Scandinave.
1.e4 d5 2.exd5 ¤f6 3.c4 c6 4.d4 cxd5 5.¤c3 e6 6.¤f3 ¥e7 7.cxd5 ¤xd5 8.¥d3 0–0 9.0–0 ¤c6 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6
D. Phòng thủ Caro – Kann biến đổi quân mới.
1.e4 c6 2.c4 d5 3.cxd5 cxd5 4.exd5 £xd5 5.¤c3 £d8 6.d4 ¤f6 7.¤f3 e6 8.¥d3 ¤c6 9.0–0 ¥e7 10.¦e1 0–0 11.a3 b6
E. Phòng thủ Sicilia biến Alapine – Csom
1.e4 c5 2.c3 d5 3.exd5 £xd5 4.d4 e6 5.¤f3 ¤f6 6.¥d3 cxd4 7.cxd4 ¤c6 8.¤c3 £d8 9.0–0 ¥e7 10.¦e1 0–0 11.a3 b6
F. Phòng thủ Alekhine
1.e4 ¤f6 2.e5 ¤d5 3.c4 ¤b6 4.c5 ¤d5 5.¤c3 e6 6.d4 d6 7.cxd6 cxd6 8.¤f3 ¤c6 9.exd6 ¥xd6 10.¥d3 ¥e7 11.0–0 0–0 12.¦e1 ¤f6 13.a3 b6
G. Thí Chốt hậu, biến Semi – Tarrasch.
1.e4 ¤f6 2.e5 ¤d5 3.c4 ¤b6 4.c5 ¤d5 5.¤c3 e6 6.d4 d6 7.cxd6 cxd6 8.¤f3 ¤c6 9.exd6 ¥xd6 10.¥d3 ¥e7 11.0–0 0–0 12.¦e1 ¤f6 13.a3 b6
Các khai cuộc trên đều dẫn đến một thế cờ hoàn toàn giống nhau ( Hình). Còn có nhiều khai cuộc đưa đến việc Đen có Chốt cô lập “d” chứ không phải Trắng chỉ khác là Đen đi sau. Tuy nhiên kế hoạch chơi cũng như các nguyên tắc áp dụng cho cả hai bên đều giống nhau.
Chúng ta hãy xem các khai cuộc sau:
A. Gambit – Hậu, phòng thủ Tarrasch.
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤f3 ¤c6 6.g3 ¤f6 7.¥g2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¦e8
B. Phòng thủ Nimziwitch.
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.£c2 c5 5.dxc5 0–0 6.a3 ¥xc5 7.¤f3 b6 8.¥f4 ¥b7 9.£d1 d5 10.cxd5 exd5
C. Gambit – Hậu Hệ thống Maconova.
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6.¤f3 h6 7.¥h4 b6 8.£b3 ¥b7 9.¥xf6 ¥xf6 10.cxd5 exd5 11.¦d1 ¦e8 12.¥d3 c5 13.dxc5 ¤d7 14.c6 ¥xc6 15.0–0 ¤c5
D. Phòng thủ Ấn Độ mới.
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 b6 4.g3 ¥b7 5.¥g2 ¥e7 6.¤c3 0–0 7.£c2 d5 8.cxd5 ¤xd5 9.0–0 ¤d7 10.¤xd5 exd5 11.¦d1 ¤f6 12.¤e5 c5 13.dxc5 ¥xc5
Từ các khai cuộc đưa đến cấu trúc Chốt cô lập “d”, người ta nghiên cứu diễn biến nhiều ván cờ từ các ván đấu thực tế và rút ra các nguyên tắc áp dụng cho mỗi bên như sau:
Bên có Chốt cô lập “d”:
1. Phải chiếm lấy ô e5 bằng một quân Mã và phải tìm cách tấn công cánh Vua đối phương.
2. Chiếm lấy cột “c” và chú ý sử dụng ô c5 như một điểm mạnh để tấn công.
3. Cố gắng khai thác tất cả các cột và các đường chéo mở, nếu có thể khai thác được.
4. Ngăn chặn những cuộc phong tỏa quyết liệt của đối phương.
5. Tìm cách mở thế cờ ra bằng cách đẩy Chốt “d” trao đổi hoặc hy sinh đúng lúc đúng thời cơ, để các quân có vị trí tích cực tấn công đối phương.
6. Ngăn ngừa các quân Đen liên kết nhau lại, đồng thời phải giữ lại hai quân Mã và con Tượng hay ( Tượng kiểm soát ô Chốt tiến tới)
7. Nói chung là tránh đổi quân để sớm đưa về tàn cuộc, vì có nhiều quân thì bên có Chốt cô lập dễ chơi hơn, còn chuyển sang tàn cuộc thì bị động vì phải bảo vệ thụ động Chốt “d”.
Bên chống lại Chốt cô lập “d”:
1. Phải kiểm soát hoặc chiếm lấy ô d5 là cứ điểm mạnh và cực kỳ quan trọng.
2. Ngăn ngừa Chốt “d” của đối phương tiến lên để thanh toán “ điểm yếu” có lợi cho bên có Chốt cô lập,. Phương cách ngăn ngừa theo NimZowitch là: Hạn chế nó lại, phong tỏa nó lại rồi tiến đến tiêu diệt nó.
3. Kéo các quân đối phương vào việc phải bảo vệ Chốt d để chúng bị hạn chế hoạt động.
4. Đổi bớt các quân để giảm thiểu lực lượng tấn công của đối phương.
5. Tìm cách đơn giản hóa thế cờ để sớm chuyển về tàn cuộc thuận lợi cho minh.
6. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi cơ cấu Chốt để khai thác. (Chuyển từ yếu kém nầy sang thế yếu kém khác để dễ khai thác).
Với một thế trận có cấu trúc Chốt cô lập “d”, có thể xem là một loại trung tâm cố định và có thể dễ dàng chuyển sang một loại trung tâm khác thí dụ trung tâm hở, hoặc trung tâm năng động. Ứng với mỗi loại trung tâm cần phải có một kế hoạch chơi riêng vì từ việc thay đổi kế hoạch chơi, các nguyên tắc trên sẽ không còn đúng nữa.
Ngoài ra các nguyên tắc trên chỉ đúng với đa số trường hợp nhưng khi vận dụng trong ván đánh thực tế còn tùy thuộc vào thế cờ cụ thể, tâm lý đấu thủ mà ta áp dụng, không nên giáo điều, khuôn mẫu tuân theo các nguyên tắc trên một cách mù quáng. Có những trường hợp có thể vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc vì mục tiêu quyết định là bắt Vua đối phương, làm tiêu hao sinh lực địch, làm giảm sức phòng thủ, tạo các điểm suy yếu trong thế trận của đối phương, hoặc phá bỏ điểm suy yếu của mình.
Chú ý:
Khi chúng ta chơi một thế trận có cấu trúc Chốt cô lập “d”, chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị kỹ việc thay đổi từ dạng trung tâm nầy sang dạng trung tâm khác để có thế cờ tốt nhất.
Tuy nhiên với các dạng trung tâm điều phụ thuộc các yếu tố sau:
- Cấu trúc Chốt.
- Tốc độ dàn quân ( Thời gian).
- Kiểm soát, khống chế trung tâm.
- Kiểm soát các đường mở.
- Sự cơ động của các quân.
- Sự kết hợp hài hòa giữa các quân.
- Vị trí Vua.
Chúng ta có thể lấy các yếu tố trên làm nền tảng cho việc đặt kế hoạch khi có sự chuyển đổi từ dạng trung tâm nầy sang dạng trung tâm khác.
Để dễ dàng nghiên cứu về đề tài Chốt cô lập “d” tôi chia ra làm 5 chủ đề chính.
1. Sức mạnh năng động của Chốt cô lập “d”.
2. Sự suy yếu của Chốt cô lập “d”.
3. Chốt cô lập “d” là một vũ khí tấn công ở trung cuộc.
4. Việc chuyển đổi cơ cấu Chốt.
5. Chốt cô lập “d” loại 2.
Hồ Văn Huỳnh
COMMENTS