V - TRUNG TÂM NĂNG ĐỘNG Bây giờ chúng ta sang qua kiểu trung tâm Chốt cuối cùng, đó là trung tâm năng động. Kiểu này còn có thể được gọi là...
V - TRUNG TÂM NĂNG ĐỘNG
Bây giờ chúng ta sang qua kiểu trung tâm Chốt cuối cùng, đó là trung tâm năng động. Kiểu này còn có thể được gọi là trung tâm “mập mờ”. Đội hình Chốt trong một “trung tâm năng động” là một câu mà chúng tôi dùng để mô tả những thế cờ trong đó số phận của các Chốt trung tâm không được ấn định. Có thể là chúng sẽ biến mất khỏi bàn cờ, hay có thể chúng trở thành một trung tâm kín, hoặc chúng có thể đứng canh chừng lẫn nhau. Có thể 1 phe đạt được một kiểu trung tâm di động hoặc cố định. Thật vậy, không có gì là rõ ràng sẽ xảy ra ở trung tâm.
Đội hình Chốt trong một trung tâm nãng động có thể chuyển sang bất cứ kiểu thế cờ nào mà chúng ta đã bàn qua.
Đấu thủ phải chú ý tập trung vào trung tâm. Mục tiêu chiến lược là đạt được một thế ổn định thỏa đáng ở trung tâm hoặc là ép buộc đối phương thành lập một đội hình Chốt mà họ không muốn có. Đôi khi không phe nào chờ được thế Chốt ổn định trước khi bị ép buộc phải tấn công bên cánh sườn. Nhưng chính trong trường hợp như thế ta phải canh phòng sự phản công của địch ở trung tâm. Khi một đợt tấn công như thế diễn ra đúng lúc, thì nó có thể triệt tiêu tất cả kế hoạch tấn công ở các cánh.
Một ví dụ về phương pháp đánh trong các thế cờ này là ván cờ Smyslov - Kotov (giải vô địch thành phố Moscou, 1943) (xem hình). Thế cờ ở trung tâm không rõ ràng. Đen có 2 cách đổi Chốt Trắng ở e4, bằng f5 hoặc bằng d5. Trắng cho rằng nước đe dọa thứ nhất là mối nguy hiếm hơn. Và tìm cách cản trở nước ấy.
1.g4 ¦ad8
Đen hướng sự chú ý qua khả năng khác để mở trung tâm bằng d5.
2.¢h1 ¤e6 3.¥d2 d5
Bây giờ Đen đã thực hiện được ý định của mình rồi Trắng không thế đổi quân ở d5 vì khi ấy Đen sẽ kiếm soát ô d4 và các cột trung tâm, nhờ đó đạt được một thế cờ lý tưởng.
4.¤f3 d4?
Một sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Đen nên tìm cách mở trung tâm vì đổi quân Tượng Vua và nước tấn Chốt g4 sẽ làm cho vị trí của Vua Trắng bị suy yếu nghiêm trọng. Đen nên đi 4...dxe4! Sau đó thế cờ của Trắng trở nên mong manh sau 5.dxe4 ¤d4 6.¦bd1 £c6 và sau 5.¤xe4 £c6 6.£h3 f5 7.gxf5 ¦xf5mà rõ hơn hết là vị trí dễ bị phá vỡ của Vua. Thay vì vậy, bằng cách đóng kín trung tâm, Đen chứng minh là nước đi trước đó của Trắng hoàn toàn đúng. Bây giờ thì đợt tấn công của Smyslov ở cánh Vua đang diễn ra.
5.¤e2 ¤c6
Đen vẫn còn có thế mưu tọan mở trung tâm bằng: 5...c4 6.dxc4 d3
6.£h3 ¢h7 7.¤g3 f6 8.¤f5!
Một nước hy sinh đáng chú ý mà thật ra Đen không nên chấp nhận.
gxf5 9.gxf5 ¤c7 10.¦g1 ¤e8 11.¦g6 Và Trắng thắng sớm.
Đây là một ví dụ rất tốt về một ván cờ trong đó thế cờ trung tâm chưa rõ nét.
Bây giờ chúng ta sẽ xét hai thế cờ khác nữa trong đó hai phe đấu tranh để xây dựng một đội hình Chốt trung tâm thuận lợi.
Thế cờ này xuất hiện trong ván cờ GeỊler - Smyslov ở vòng đấu ứng viên 1953 tại Zurich. Sự tranh chấp ở trung tâm còn đang giằng co. Kiểu thế Chốt nào sẽ được tạo ra và nó sẽ có lợi cho Trắng hay Đen? Kinh nghiệm cho thấy là Trắng được ưu thế nếu có thể xây dựng được trung tâm Chốt ở các ô c3. c4, d4, e4, f5 và đồng thời các Chốt Đen được đặt ở c5, d6, e6 và f7. Về phía mình, nếu Đen xây dựng được một đội hình Chốt ở e5, d6, e6, f5 trong khi các Chốt Trắng ở c3, c4, d4, e4 và f4, thì Đen được một thế cờ dễ phòng thủ.
Các nước đi tiếp theo ngay sau đây cho thấy các cố gắng của hai phe để đạt được một vị trí Chốt ưu thế.
1.e4 ¤e8
Đen chuẩn bị đương đầu với nước f4 của Trắng bằng nước f5 của mình.
2.£a4
Con Hậu không làm gì được ở đây cả. Mạnh hơn nên 2.f4 f5 3.¤g3
2...£c8!
Một nơi đóng quân quan trọng cho con Hậu để tranh giành trung tâm. Từ điểm này, nó bảo vệ cả hai ô a6 và c6, gián tiếp tấn công con Chốt ở c4, và chông, đỡ nước đe dọa dc4 bằng ¤e5.
3.¥e3 d6 4.¦ad1 ¤a5 5.dxc5
Trắng chọn một giải pháp không đúng cho vấn đề trung tâm. Đúng hơn nên đi 5.d5!Nước đi này có thể dẫn đến một thế cờ trong đó mọi việc có thể xảy ra, trong khi bây giờ thì thế chủ động dần dần sang qua tay của phe Đen.
5...dxc5 6.e5 £c6 7.£c2
Đổi Hậu thì dĩ nhiên là không thành vấn đề, vì như vậy Trắng sẽ mất Chốt ở c4.
7...f5 8.£a2 £a4 9.¤f4 ¤c7 10.¥c2 £e8 11.¥b3 g5
Sự việc ở trung tâm đã triển khai theo chiều hướng có lợi cho Đen Con Chốt Trắng ở e5 là Chốt yếu, cũng như các Chốt ở c3 và c4, và Đen có cơ hội chiếm lĩnh đường mở duy nhất. Smyslov kéo con Mã ra khỏi vị trí mạnh của nó ở f4 với con Chốt g5 của minh.
12.¤h3 h6 13.f3 £e7 14.¤f2 ¦ad8 15.¤d3 £g7 16.f4 ¦d7 17.¤c1 ¦fd8 18.¦xd7 ¦xd7
Bây giờ Đen dứt khoát nắm giữ được đường mở. Mưu toan sau đó của Geller lấy thế đánh mạnh sẽ bị đánh lui dễ dàng bởi các quân Đen đã triển khai thật hay.
19.£e2 ¤d5 20.¥d2 ¤xf4 21.¥xf4 gxf4 22.¦xf4 £g5 23.g3 ¢h7 24.¢f2 £d8 25.£h5 ¦g7 26.£e2 ¦d7.
Lặp lại các nước đi vì gần hết giờ.
27.£h5 £g5 28.£e8 £e7 29.£xe7+ ¦xe7 30.¥a2 ¦d7
Đổi Hậu giúp cho Đen có cơ hội sử dụng các đường mở mà không sợ bị phản công chống Vua mình, vốn bị đặt ở một vị trí khá bấp bênh. Bây giờ, bằng các nước đi đúng đắn, Smyslov triển khai ưu thế của mình.
31.¢e2 ¥b7 32.¥b1 ¢g8 33.g4 fxg4 34.¦xg4+ ¦g7 35.¦h4 ¦g1 36.¢d2 ¢g7 37.¥d3 ¥f3 38.¦f4 ¥h5 39.¤e2
Càng làm cho mau thua. Nước đi mạnh 39.¦f6 có thế được nhiều cơ may hơn.
39...¦g2 40.¢e3 ¦g5 41.h4 ¦xe5+ 42.¢d2 ¤b3+ 43.¢d1 ¦e3 44.¢c2 e5 45.¦f2 e4
Ở đây Trắng thua vì vượt quá thời giờ. Dù sao thì thế cờ của Trắng cũng hết hy vọng rồi.
Bây giờ chúng tôi đưa ra một ví dụ về một trung tâm không rõ ràng, cũng lấy từ vòng đấu kể trên, trong ván cờ Boleslavsky - Keres.
Thế cờ này được nói đến rất nhiều trong các sách dạy về lý thuyết khai cuộc. Trong các nước đi sau đây, cả hai phe đấu tranh để xây dựng đội hình Chốt hay nhất ở trung tâm. Trong thực tế. cả hai loạt nước đi đổi quân ở e5 và tấn Chốt d5 đều có xảy ra thường là chúng ta được một thế cờ với một trung tâm hở mà tiếp theo sau đó là trao đổi Chốt. Còn ở trong ván cờ này Keres đã chuẩn bị một giải pháp mới cho vấn đề khai cuộc.
1.¤bd2 ¦d8 2.¤f1 d5!
Một thế cờ thật là phức tạp! Bây giờ Trắng có nhiều cách khác nhau đế giải quyết vấn đề trung tâm. Một cách được Vasiukov đề nghị là: 3.dxe5 dxe4 4.¤1d2 exf3 5.exf6 ¥xf6 6.£xf3 ¥e6 7.¤e4 ¥e7 8.£h5. Boleslavsky quyết định thanh toán hết các Chốt trung tâm và chuyển qua thế cờ với trung tầm hở. Như ta sẽ thấy đây là một giải pháp dở.
3.exd5 exd4 4.cxd4 ¤xd5 5.£e2 ¥b7 6.¤g3 cxd4 7.¤xd4
Các Chốt đã biến mất khỏi trung tâm .Trung tâm được mở ra. Bây giờ đánh bằng các quân khác, Đen nhanh chóng giành lấy thế chủ động.
7...g6 8.¥h6 ¥f6 9.¤b3 ¤c4 10.¤e4 ¥xb2 11.¤bc5
Boleslavsky muốn thí quân trao đổi. Sau 11.¦ab1, hoặc 11.¦ad1 thì Trắng trong cả hai trường hợp đều không thế chịu đựng nổi áp lực của các quân Đen ở cánh Hậu.
11...¥xa1 12.¦xa1 f5 13.¤xb7 £xb7 14.¤c5 £c6 15.¤d3 ¤c3 16.£e1 £f6 17.f4 ¤e4
Trắng nên tự miễn cho mình cố gắng thêm nữa và nên chịu thua ở đây.
18.¢h2 £c3 19.£b1 ¤cd2 20.£c1 ¦xd3 21.¥xd3 £xd3 22.£c7 ¤f3+
Trắng chịu thua.
Tóm lại: trong các thế cờ với một trung tâm năng động, ta nên tập trung xây dựng một trung tàm càng nhiều ưu thế càng tốt. Dĩ nhiên là một trung tâm chưa định hình có thể chuyển sang bất cứ kiểu trung tâm nào ta đã đề cập trước đây.
Chúng ta đã xem xét xong các vấn đề liên quan đến đội hình Chốt ở trung tâm Các danh thủ luôn luôn chú ý tới địa hình đặc biệt ở khu vực trung tâm của bàn cờ và ép buộc đối phương áp dụng một lỗỉ đánh tùy theo các đặc tính của trận địa.
Đấu thủ nào muốn học cách chơi một cách xứng đáng thì phải quen thuộc với tất cả kiểu tập hợp của Chốt có thể diễn ra ở trung tâm và xử lý chúng cho thật đúng khi đánh cờ.
Hồ Văn Huỳnh, hiệu chỉnh và trích trong trong quyển"Nghệ thuật trung cuộc" do thầy Quách Anh Tú, biên dịch
COMMENTS