KẾT QUẢ THI ĐẤU CỜ PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG GÌ? (Tư duy và quan sát) Chúng tôi lưu ý bạn đọc về một bài báo ít được biết tới của Kiện ...
KẾT QUẢ THI ĐẤU CỜ PHỤ THUỘC VÀO NHỮNG GÌ?
(Tư duy và quan sát)
Chúng tôi lưu ý bạn đọc về một bài báo ít được biết tới của Kiện tướng A.F.Ilin – Zenhevxki (1894 – 1942). Bài báo đã được đăng tải trong tạp chí “Báo cờ” vào năm 1928. Như bài báo này đã chỉ ra trong thời gian này các Kiện tướng cờ vua Xô viết đã cố xây dựng phương pháp tư duy chuẩn bị cho VĐV Cờ vua cũng như chế độ trong thời gian thi đấu của họ, muộn hơn một chút vào những năm 30 đã trở thành hòn đá tảng cho trường phái Cờ vua Xô Viết. Chúng tôi nghĩ rằng bạn đọc sẽ thích thú khi làm quen tới tư duy và sự quan sát của những kỳ thủ cờ thi đấu giải đầy kinh nghiệm, những khác biệt trong ứng xử trên bàn cờ vua của họ.
Về vấn đề được bài báo đặt ra nhiều người không suy nghĩ nhiều đã trả lời rằng: “Điều đã biết là gì, là tài năng!”. Điều đó đúng mà cũng chưa đúng. Tất nhiên tài năng đóng vai trò to lớn trong việc đạt thành tích cờ vua. Nhưng vai trò của nó chưa phải là yếu tố quyết định. Chúng ta đã biết nhiều người có khả năng thiên phú cờ vua theo qui luật, nhưng chẳng có thay đổi lớn trong kết quả thi đấu giải, ngược lại có những vận động viên cờ vua mà theo nhận xét của xã hội họ cũng “không có khả năng thiên phú” hơn nữa họ thường chiếm vị trí cao trong các giải thi đấu. Điều này tốt hay xấu? Theo quan điểm của tôi – đó là dấu hiệu tốt. Giả sử nếu người chiến thắng chỉ bao gồm những “tài năng”, thì cờ vua sẽ mất đi ý nghĩa của mọi sự giáo dục. Những người thắng cờ chỉ gồm cùng một loại người như đã miêu tả. Trong tất cả mọi công việc, ngoài tài năng nhất thiết phải có sự tự làm việc rất nhiều, làm việc sao cho như một kỳ thủ chuyên nghiệp của các giải đấu thời đại. Công việc này bao gồm không chỉ cho những kỳ thủ có đẳng cấp về chuyên môn mà còn rèn luyện cả tính cách của mình, những thói quen, giữ được những thói quen có khả năng giành chiến thắng. Một trong những kỳ thủ lớn đã từng nói rằng: “Thắng lợi trong Cờ vua là người nào tổ chức tốt hơn để giành thắng lợi!”. Tất nhiên những công việc có dạng như vậy trong đó không chỉ có ý nghĩa Cờ vua. Con người đã tự giáo dục mình để giành chiến thắng Cờ vua và còn giữ được chiến thắng này đến thắng lợi khác, điều quan trọng hơn cả trong hoạt động của con người.
Trong mỗi khía cạnh cần thể hiện trong công việc của kỳ thủ tự xác định là gì? Để trả lời vấn đề này cần phải cố gắng đi sâu vào cuộc đấu tranh trong giải thi đấu. Chúng ta lấy một giải Cờ vua lớn. Chẳng hạn giải vô địch Liên Xô. Các kiện tướng của chúng ta đã đạt được thành tựu đẳng cấp nhất định và không có lý do chưa rõ ràng nào là họ không tồn tại, không thực hiện. Không có đòn phối hợp nào mà họ không nhìn thấy và không có trong trình độ của họ. Cảm tưởng rằng trong điều kiện như vậy chiến thắng của một kiện tướng này trước một kiện tướng khác là không có khả năng xảy ra. Cảm tưởng là tất cả các ván cờ đều sẽ kết thúc hòa. Tuy nhiên điều này không xảy ra như vậy. Thực chất là ở chỗ, trong cuộc đấu tranh đã áp dụng, một yếu tố rất quan trọng đó là sự mệt mỏi của bộ óc con người. Khả năng làm việc của con người có giới hạn. Kiện tướng thi đấu ván cờ ở giải, họ đã thực hiện ván cờ trong thời gian 3 đến 4 giờ – Đây là hai việc hoàn thành khác nhau của con người. Thường thì kỳ thủ thi đấu ván cờ bị thua, trong một ngày khác thể hiện sự kinh ngạc, anh ta làm thế nào mà không thể nhận ra một đòn phối hợp đơn giản như thế. Ở đây có dự đoán thật đơn giản là : bộ óc của anh ta lúc đó không ở trong trạng thái bình thường. Điều thường xuyên xảy ra như vậy, là sau ván cờ phần lớn những bài báo không đẳng cấp đã thấy nhiều hơn trên bàn cờ, hơn cả trình độ của người chơi. Ở đây có thể tiến hành song song trận đấu bốc sau 10 hiệp đấu, khi đó họ là những người có sức mạnh hàng đầu đôi chân loạng choạng và có cú đấm yếu hơn cả cú đấm của phụ nữ.
Trong giải đấu quan trọng điều này không chỉ thể hiện khả năng mà còn cài đặt ra về sức bền của bộ óc con người. Ai điều chỉnh tốt hơn ai phân phối tiết kiệm sức lực ai giữ được sức lực tươi mát tới trận đấu cuối cùng người đó sẽ là người chiến thắng.
Do đó điều kiện quan trọng về khả năng đạt thành tích trong giải đấu của các kỳ thủ là:
1) Những buổi tập luyện về thói quen trong lao động trí óc thời gian lâu dài. 2) Các điều kiện bên ngoài khi tiến hành tập luyện.
3) Có thể điều chủ yếu là chế độ sinh hoạt tương ứng trong toàn bộ thời gian biểu.
Tất nhiên có hàng loạt điều kiện không phụ thuộc vào cảm xúc ý muốn của kỳ thủ. Những điều như vậy đầu tiên là trạng thái sức khỏe và độ tuổi. Sức khỏe – là điều tất nhiên là ưu điểm tích cực rất lớn cho việc tham gia thi đấu. Sức khỏe tốt là điều tất nhiên là điểm tích cực lớn đối với các đấu thủ tham gia thi đấu. Người khỏe mạnh mà chúng ta hiểu là người không có những khiếm khuyết trong việc thực hiện những qui tắc về đảm bảo trạng thái sinh hoạt trong Cờ vua. Kết quả còn phụ thuộc vào mối quan hệ với tuổi tác.
Lứa tuổi tốt nhất cho những kỳ thủ thi đấu giải là trong lưa từ 20 đến 50. Những người trẻ tuổi cũng như những bộ óc già nua theo qui luật không giữ được tình trạng căng thẳng lâu dài. Nhiều lần tôi đã nghe thấy lời nói của những kỳ thủ trẻ tài năng, khi bắt đầu giải thi đấu tuyệt vời: “Hãy chuẩn bị, khi kết thúc giải thi đấu bạn sẽ thở dài nhẹ nhõm!” và điều này luôn luôn đặt ra. Từ thực tiễn thi đấu giải quốc tế có thể dẫn ra việc ĐKT Tore tham gia giải thi đấu quốc tế Matxcơva. Anh ta trong nửa giải đấu ban đầu chơi tốt, còn nửa giải về sau tỏ ra mỏi mệt và có kết quả kém trong các ván cờ của mình. Ở đây chúng ta chỉ biết tới một ngoại lệ là ĐKT Lasker. Nhưng toàn bộ điều này chỉ là ngoại lệ.
Ngoài nhiệm vụ giữ cho tư duy tươi mát sáng suốt và tâm hồn thanh thản tới cuối ván đấu, trước giải thi đấu kỳ thủ còn có nhiệm vụ ngược lại là – Kích thích, phân tâm đối phương của mình. Điều này cũng không phải là yếu tố kém quan trọng ảnh hưởng đến kết quả cờ vua. Điều quan trọng là xây dựng ván cờ sao cho nó phải có áp lực tâm lý đối với đối phương. Thông thường có sự sai lầm này hay sai lầm khác trong ván cờ được giải thích là do mệt mỏi, do tình trạng bộ óc bị áp lực, trong đó áp lực này do một đối thủ này gây ra cho đối thủ kia. Điều kỳ lạ là khi quan sát thời điểm chơi cờ bị phá vỡ do bên này hoặc bên khác gây ra. Thông thường việc phá vỡ bắt đầu như sét đánh vào đối phương. Mong muốn gây ấn tượng cho đối phương của mình, tất nhiên đó là mong muốn có tính qui luật, nhưng phương tiện để thực hiện điều này không phải lúc nào cũng đạt được. Buộc đối phương vào ngõ cụt bằng nước đi sắc bén – Đây là một công việc có sự cố gắng đánh vào nó bằng một số “thủ pháp” nào đó không có tính chất Cờ vua – Đây là công việc hoàn toàn khác. Hơn nữa trong những thủ pháp như vậy trong thực tiễn thường không kìm nén được phần lớn gặp ở những VĐV Cờ vua trẻ thiếu kinh nghiệm.
Cho phép tôi đả phá vào một vài thủ pháp như thế, những thủ pháp này tôi đã quan sát thấy trong thực tiễn của các giải thi đấu khác nhau đó là:
1) Thủ pháp tới trễ ( hiên nay luật zero star khống chế thủ pháp này):
Cảm tưởng là đây không phải là lỗi – khi người ta tới trễ khi bắt đầu ván cờ. Nhiều người thậm chí còn nghĩ là “Đồ chơi dở! Tự làm mình hư hỏng. Bây giờ ở anh ta còn ít thời gian hơn để suy nghĩ nước đi ít thời gian hơn phải có”. Còn khi người đến trễ như vậy thắng cờ, họ lại ngạc nhiên nói rằng: “Đó anh ta giỏi giang làm sao! Ở anh ta có ít thời gian cho việc suy nghĩ mà dù sao đi nữa anh ta vẫn thắng cờ”.
Nhưng rất ít người biết rằng sự tới trễ là điều rất ma mãnh và là thủ pháp tinh tế, có cơ sở hiểu biết về tâm lý con người. Nó là hành động tốt nhất cho các bạn trẻ, không ít các đối thủ đã bị trừng phạt. Sự việc là ở chỗ, các chiến binh Cờ vua trẻ khi gặp các đấu thủ nhiều kinh nghiệm và cả những đấu thủ yếu hơn điều đương nhiên là họ đã hồi hộp lo lắng. Anh ta phải chơi với chúng trong trạng thái của chiến binh tuyệt vời. Nhưng điều xảy ra khi bắt đầu ván đấu, đối thủ của anh ta đã không xuất hiện. Điều này đầu tiên là gây ra bất ngờ, điều này dẫn đến xác định hành động tâm lý. Khi thời gian trôi đi, mà đối phương vẫn không xuất hiện. Trong sự chờ đợi tâm trạng chiến đấu bị giảm sút và trong đầu bắt đầu có những ý tưởng không thuộc về Cờ vua. Ở một vài người trong những trường hợp như vậy là sự tiếc nuối là không có đấu thủ, nhưng điều đó chỉ là thiểu số. Ở đa số là ý tưởng sung sướng vui mừng là ở đối phương sẽ có ít thời gian suy nghĩ, có nghĩa là anh ta sẽ chơi yếu hơn và do đó chiến thắng anh ta dễ dàng hơn. Có thể anh ta hoàn toàn sẽ không tới, khi đó có thể vỗ tay ăn mừng có một điểm quan trọng. Thời gian trôi đi càng nhiều, ở chiến binh cờ vua trẻ càng tin rằng, đối thủ gặp điều gì đó và anh ta sẽ không tới. Tâm trạng chiến đấu cuối cùng sẽ bay mất. Bất thình lình trong thời điểm này đối phương xuất hiện. Chiến binh trẻ tỏ ra nói nhiều vui vẻ! – vĩnh biệt 1 điểm mà đã nằm chắc trong túi. Anh ta thất thần ngồi xuống chơi và chơi một cách miễn cưỡng. Trong trí nhớ của tôi luôn luôn có chiến thắng muộn màng, tất nhiên nếu anh ta có đối thủ ít kinh nghiệm hơn (Mặc dù họ là người có tài năng) đối phương.
2) Rơi vào tình trạng xây – nốt:
Thật sai lầm khi nghĩ rằng tình trạng xây – nốt chỉ xảy ra nguy hiểm khi người ta rơi vào tình trạng đó. Không phải, xây – nốt cũng nguy hiểm cho đối phương, nếu anh ta không có tinh thần đủ vững. Xây – nốt tạo ra tình huống chơi căng thẳng chung cho hệ thống tim mạch, hoàn cảnh này đối với VĐV cờ vua có kinh nghiệm rất có lợi. Điều xảy ra là kỳ thủ có kinh nghiệm chủ định chơi trong xây-nốt để gây ấn tượng cho đối thủ của mình. Nếu anh ta gặp đối thủ cũng có kinh nghiệm như vậy, thì anh ta suy luận như thế này: “Thứ nhất là lợi dụng tình trạng xây-nốt của đối phương không đẹp, thứ hai là, nói chung không thể lợi dụng được điều này. Cần phải chơi sao cho như thường chơi”. Nhưng kỳ thủ thiếu kinh nghiệm lại nghĩ khác: “Ở đối phương của tôi sẽ không có thời gian cho việc suy nghĩ, anh ta cố gắng suy nghĩ khi tôi suy nghĩ. Tôi sẽ không cho anh ta khả năng này. Tôi sẽ nhanh chóng đáp trả để cuối cùng buộc anh ta vào tình thế không lối thoát”. Và bắt đầu có tâm lý vội vã, đó là ở kỳ thủ thiếu kinh nghiệm sẽ mắc sai lầm và thua cờ. Tôi đã biết một vài trường hợp như vậy, khi kỳ thủ thiếu kinh nghiệm sau hàng loạt cố gắng thắng cờ khi rơi vào tình trạng xây-nốt (tự nguyện hoặc không tự nguyện), và khi đó nhanh chóng vượt chội hơn đối phương trẻ, tài năng của mình.
Thủ pháp này làm chúng ta nhớ tới thủ phạm nổi tiếng khi một trong những kỳ thủ tự mình rơi xuống đất và bị cuốn hút theo dấu vết đối phương của mình.
3) Chơi theo nét nặt thể hiện:
Có những thủ pháp như vậy. Khi có sự trợ giúp chơi theo nét mặt cho phép đối phương bị đánh lừa về tâm trạng của mình. Có hàng loạt mục đích của VĐV cờ vua với những tên tuổi lớn rất muốn sử dụng thủ pháp này. Trong tình huống phức tạp họ thể hiện hoàn toàn trên nét mặt và đi quân một cách trang trọng. Thậm chí người bên cạnh còn lắc đầu, như muốn nói “Tôi sẽ làm điều gì đây?”. Đấu thủ trẻ tuổi nhận thấy tất cả những điều này trong thời điểm đó và bắt đầu chơi mạnh dạn hơn và kết quả là rơi vào một câu chuyện nào đó. Đây là hiện tượng rất thường gặp.
4) Thôi miên:
Đây là điều đặc biệt không phải là thôi miên, bởi vì có chắc chắn là có ảnh hưởng của điều thôi miên nào đó không. Điều đơn giản là có việc nhìn chằm chằm vào đối phương. Tất nhiên trong hệ tim mạch của con người này có một vài ảnh hưởng. Mỗi người đều có cảm xúc khi có người khác quan sát mình. Khi có sự quan sát này có cảm tưởng điều này không hề đơn giản. Cần phải thích ứng với điều này.
5) Nhả khói thuốc vào đối phương ( không còn khi No Smoking):
Một thủ pháp khủng khiếp. Rõ ràng nó không chỉ nhắm vào người không hút thuốc, mà cả vào người hút thuốc. Một vài người cố tập luyện thích ứng với khói thuốc lá hoặc đặc biệt là tẩu thuốc và cố hút thuốc cả trong thời gian thi đấu. Cần phải tự mình thích ứng với chúng, ở một vài đấu thủ có sự nôn mửa và đầu óc quay cuồng, chóng mặt.
6) Múa tay trên không (Khua tay múa chân):
Tạo âm thanh ẩn ý. Thủ pháp rất đơn giản. Đối thủ giơ tay về phía quân cờ, nhưng chưa tới quân đó, và tiếp tục suy nghĩ, còn cánh tay vẫn tiếp tục để trên không. Điều này được xác định là báo cho đối phương biết. “Tôi sẽ đi quân này hay không đi nó?” Điều đặc biệt nếu một trong những đấu thủ xây dựng một cạm bẫy nào đó và chờ đợi một nước đi của quân được xác định, còn đấu thủ kia lại nhắm tới quân này và với tay tới nó. Ở đây có sự căng thẳng đạt được tầm cỡ lớn. Điều đặc biệt là nếu cánh tay đã gần chạm quân cờ gần như gián tiếp chỉ vào nó khi đụng vào thao luật phải đi quân này. Nhưng không phải như vậy. Trong thời điểm quyết định, làm đối phương khấp khởi mừng thầm, tay anh ta lại cầm một quân cờ khác và thực hiện nước đi chính xác. Điều này gây ra ấn tượng lớn. Điều này không được quên là tới cuối trận đấu cả hai đấu thủ đã mệt mỏi, cảm tưởng rằng “những điều nhỏ nhặt” có thể là giọt nước làm tràn ly của sức chịu đựng của con người. Điều kinh ngạc là Alekhin đã khám phá ra thậm chí cả Capablanca khi nhìn thấy tình huống không ổn định trong trận đấu của mình cũng dùng thủ pháp này.
7) Động tác giả khi ghi chép nước đi ( không còn khi luật đi trước ghi sau):
Đây là một vài dạng khác nhau của thủ pháp trước đây. Vấn đề là ở chỗ một vài người thích ghi nước đi trước, sau đó còn suy nghĩ thêm và cuối cùng mới thực hiện nước đi. Ơ đây, tất nhiên chẳng có điều gì xấu xa cả. Đơn giản tùy theo khẩu vị mỗi người. Nhưng có một vài nười lợi dụng việc này bằng cách: họ làm bộ ghi nước đi sai lầm sao cho đối phương nhìn thấy nó. Rõ ràng cặp mắt và răng của đối phương đã nói lên điều đó. Anh ta khống chế nó bằng cách, để có một vài do dự trong cảm xúc mong muốn và sự kìm nén, anh ta tiếp theo sẽ gạch nước đó anh ta thực hiện nước đi chính xác.
8) Đi nước cờ gây ồn ào:
Điều này – là biện pháp ngu xuẩn và nói chung phải là thủ pháp tâm lý. Giả sữ họ chơi “X” và “Y”. “X” đang suy nghĩ nước đi, “Y” đứng dậy và đi dạo và xem người khác chơi cờ. Khi đó “X” thực hiện nước đi, anh ta nhẹ nhàng bấm đồng hồ, nhưng làm bộ như đang suy nghĩ nước đi. “Y” thanh thản dạo chơi và không để ý rằng nước đi đã thực hiện và đồng hồ thời gian của anh đã mất đi. Thủ pháp này thật ngu xuẩn, bởi vì nó chỉ lợi dụng con người được một lần, lần thứ hai thì không thể được đối phương sẽ đề phòng. Có hàng loạt những thủ pháp đã nói ở trên đây. Một vài người chống lại bài báo của tôi, có thể họ sẽ phải đau khổ. Thứ nhất là họ sẽ nói rằng những thủ pháp như vậy trong thực tiễn giải thi đấu Xô viết của chúng ta không sử dụng, điều thứ hai là, nếu có một vài điều có vị trí của nó, thì họ đã thực hiện không cần bất kỳ ý tưởng xấu nào. Điều đó tôi không tranh luận. Có khả năng là một trong những thủ pháp này lấy từ ngoại lệ tôi đã thấy từ thực tiễn thi đấu quốc tế, có thể là có một vài linh cảm khi sử dụng chúng, “không có suy nghĩ dự định trước đó”. Tất cả điều này tôi đã hoàn toàn bỏ sót. Nói chung tôi không muốn ném bóng đen vào người “X” hoặc “Y” nào đó. Vấn đề đạo đức cờ vua không nằm trong nhiệm vụ của bài báo đang đề cập tới. Tôi chỉ muốn nói rằng các phương pháp tâm lý khác nhau còn tồn tại và được thực hiện rằng chúng vẫn có chỗ đứng trong thực tiễn thi đấu giải và tôi muốn đặt ra thống kê chúng cho các kỳ thủ trẻ.
Đối với những ai sợ hãi những thủ pháp cụ thể như thế? Một lần nữa tôi nhắc lại – chỉ giành cho những kỳ thủ trẻ thiếu kinh nghiệm. Kỳ thủ trẻ mỗi bước đi vượt qua sự nguy hiểm. Để làm điều này sao cho đạt kết quả thành tích, cần phải biết rèn luyện bản thân sao cho biết được đối phương có những ảnh hưởng tâm lý. Tất cả những thủ đoạn tư duy hay không tư duy. Cần phải biết chắc chắn như hòn đá tảng. Những thủ đoạn ma mãnh của đối phương như thế không được bỏ qua xem thường, cần phải đề phòng. Tất nhiên điều này phải phù hợp với chính mình. Như đấu thủ đấu bốc phải có bộ mặt như đá tảng. Kỳ thủ cũng như vậy anh ta cần phải có cái đầu bằng thép đó là – hợp kim không bị ăn mòn trước những loạt đạn của đối phương.
Lấy ví dụ chẳng hạn hiện tượng như thế này, trong thời gian chơi cờ có tiếng ồn. Tiếng ồn không chủ định diễn ra trong hàng ghế khán giả tới xem giải đấu thú vị. Tất nhiên tiếng ồn này nói chung gây cản trở cho thi đấu. Nhưng kỳ thủ, những đấu thủ của giải cần phải tự rèn luyện bản thân sao cho không cảm giác với tiếng ồn này. Anh ta không cần thiết phải chui vào chiếc hộp này. Cần phải đi sâu vào ván cờ sao cho không nhìn thấy, không nghe thấy những điều xảy ra xung quanh.
Có một chuyện tiếu lâm (Có thể không phải là chuyện tiếu lâm) về Vua Thụy Điển Karl XII vào năm 1713 ông ta bị người Thổ Nhĩ Kỳ cầm tù tại Bender. Nhưng điều đó cũng không cản trở ông ta chơi cờ mỗi ngày với Đại tướng Ponhiatovxki và đại tá Grotgus. Có một lần ông ta cầm quân trắng đã chiếu hết trong 3 nước. Trong thời điểm đó có một viên đạn bay từ cửa sổ vào bàn cờ trúng vào quân Mã trắng. Xem xét tình thế ông ta chiếu hết Vua trong 4 nước. Nhưng chưa kịp sờ vào quân cờ thì có viên đạn thứ hai từ cửa sổ bay vào trúng quân Tốt trắng. Suy nghĩ một lúc, Karl đã chiếu hết trong 5 nước và lần này không còn sự quấy nhiễu tiếp diễn từ phía đối phương của ông ta.
Đó là những hình ảnh đang chờ đón, sự kiềm chế, sự lạnh lùng trong huyết quản và những kỹ năng trong thời gian chơi cờ chỉ suy nghĩ về ván cờ. Kỳ thủ cần phải như vậy – đó là những đấu thủ của giải đấu. Những phẩm chất như vậy đối với anh ta sẽ có lợi, tất nhiên không chỉ đúng với kỳ thủ mà đúng với tất cả mọi người. Nhà quí tộc Karl XII vĩ đại trong thời đại của mình đã nói như vậy.
Trong phần kết thúc tôi muốn đưa ra một vài lời khuyên thực tiễn đối với các kỳ thủ trẻ, từ những điều tôi đã trải qua, từ những điều trong ý tưởng của tôi, có một phần tôi chưa trải qua nhưng tôi khẳng định từ nhiều năm tham gia thực tiễn cuộc đấu tranh thi đấu ở các giải đấu. Những lời khuyên này liên quan tới thực hành, sinh hoạt.
1) Nhiều người cho rằng trước ván đấu của giải cần phải nghỉ ngơi tốt. Trước đây tôi luôn luôn phải ngủ một chút trước ván đấu, nếu ván cờ diễn ra vào buổi chiều tối. Nếu cuộc chơi chỉ phụ thuộc vào mình tôi, tôi sẽ cố gắng chơi vào sáng chủ nhật, vì điều này cho tôi có sức mạnh tươi mát khi ngồi vào bàn cờ. Tôi nhớ lại rằng khi đó tôi rất ngạc nhiên là chính buổi sáng chủ nhật tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng và thua cờ. Điều này buộc tôi phải suy nghĩ về hiện tượng này và đưa ra một vài suy nghĩ. Tại sao khi con ngựa không xuất phát chạy ngay lập tức tốc độ cao, mà đại thể được gọi là “chạy khởi động”? Và vì chân của con ngựa đang đứng yên. Và nó không thể chạy nhanh ngay như mong muốn. Nó cần phải được xoa bóp khởi động chút ít. Tại sao những diễn viên ba lê cần phải tới nhà hát trước hai giờ trước khi vở ba lê bắt đầu và tiến hành hàng loạt các bài tập khởi động, để làm “nóng đôi chân”? Cũng chính là hình ảnh như vậy, bộ óc cũng là một thành phần của cơ thể con người, nó cũng như các bộ phận còn lại của cơ thể? Tất nhiên, nếu cần đọc báo hay nói chuyện để làm điều này bộ óc sẽ làm việc tốt sau khi được nghỉ ngơi (ngủ). Nếu cần phải có sự căng thẳng to lớn của tất cả sức lực của bộ óc, hầu như không phải sự căng thẳng của con người, như trong một ván cờ, thì ở đây bộ óc phải làm việc với độ chính xác như cơ chế của đồng hồ, cần phải “làm nóng” nó như những diễn viên Balê. Tốt nhất là chơi cờ sau một ngày làm việc bình thường. Điểm này tôi có sự khẳng định chắc chắn trong thực tiễn của mình. Có một ngoại lệ trong trường hợp nếu cảm thấy quá mệt mỏi hoặc trong trạng thái sức khỏe kém. Khi đó có hai vùng phải lựa chọn kém hơn, đó là phải ngủ trước ván đấu.
2) Qui tắc thứ 2 liên quan chặt chẽ với qui tắc thứ nhất. Nhiều người tự cho phép mình tự do trong thời gian thi đấu thoát khỏi nhiệm vụ. Đây là qui tắc chỉ xảy ra trong trường hợp, nếu người đó bị quá tải vì công việc suy nghĩ. Trong trường hợp này vừa đồng thời chơi trong giải đấu mà không bị mệt mỏi. Nếu có thể một phần nào giải phóng bản thân trở nên một công việc quen thuộc cơ bản, được đặt trong khuôn khổ một ngày làm việc bình thường, thì điều này là điểm tích cực đối với các đấu thủ. Con người có những thói quen trong hoàn cảnh bình thường và bộ óc của con người không thể làm được nếu có thể thể hiện, “tù đọng”.
3) Không chơi cờ sau bữa cơm no nê. Bữa ăn no nê sẽ tạo ra cảm giác buồn ngủ và gây cản trở khó khăn khi chơi cờ. Nói chung, trong ngày có ván cờ nghiêm túc, không ăn quá no. Đồ ăn cần phải bổ dưỡng nhưng nhẹ nhàng. Bàn ăn phải có thịt (Tôi nói đến điều này trên cơ sở thực tiễn riêng của tôi. Tôi không phải bác sĩ. Tất nhiên, quan điểm của các chuyên gia đưa ra lời khuyên rất đáng quan tâm về vấn đề này).
4) Trong thời gian diễn ra ván cờ, cũng như trong thời chiến. Không được làm những việc gì thừa. Cần phải tiết kiệm tiềm năng sức lực của mình. Phải giành năng lượng đầy đủ cho bộ máy trí tuệ. Điều này được minh họa bằng các ví dụ sau:
a) Một người khi ngồi vào chơi cờ lập tức suy nghĩ tập trung ngay. Tôi biết có trường hợp kỳ thủ suy nghĩ 40 phút về nước đi đầu tiên. Điều đó cho thấy rằng anh ta không thể quyết định nên lựa chọn khai cuộc nào. Điều này là hoàn toàn mù quáng và lãng phí sức lực. Cần phải chuẩn bị ván cờ ở nhà hoặc nước đi theo tiến trình ngay trong giải đấu. Điều chuẩn bị này bao gồm những gì? Điều trước tiên cần xác định là tâm trạng của bạn như thế nào trong thời điểm hiện tại, sức khỏe của bạn ra sao, bạn cảm thấy thế nào. Trong mối liên hệ đó lối chơi nào thích hợp cho sức lực tình trạng của bạn: chơi căng thẳng hay chơi bình ổn? Tiếp theo có thể dự định chơi khai cuộc nào, mà bạn bắt đầu và tóm lại bạn sẽ đáp trả ra sao, nếu đối phương chơi khác đi. Thứ tự trật tự nước đi của đối phương không có nhiều khả năng và do đó luôn luôn có thể dự tính từ trước, sẽ chơi như thế nào. Nếu muốn thử một điều gì mới thì cần phải chuẩn bị từ sớm hơn. Ở đây tôi lưu ý đặc biệt sự chuẩn bị phòng thí nghiệm ở nhà. Một vài điểm cần phải giải quyết trong thời gian thi đấu: “Hãy cho phép tôi thử một điểm mới?”. Tất nhiên điều đó không phù hợp. Điều đơn giản với suy nghĩ dễ dàng, không có mối quan hệ nghiêm túc với công việc.
b) Trong thời gian thi đấu khi dạo chơi và xem ván cờ của người khác, không bao giờ được phép đào sâu vào tình thế của họ. Đôi khi tình huống rất tuyệt vời và rất muốn suy nghĩ về điều đó. Nhanh chóng rời khỏi sự quan sát lôi cuốn đó. Hãy tin rằng sức lực của hạn cần giành cho ván cờ của riêng bạn.
c) Không cố gắng tính toán phương án đi quá xa. Tất nhiên khi có đòn phối hợp bó buộc xác định, khi đó phải tính toán số lượng nước đi nhiều hơn. Nhưng nếu tình thế bình ổn và đối phương có thể đáp trả bằng nhiều cách, những tính toán như vậy của những phương án cụ thể dẫn đến điều đơn giản của “bộ óc”, đó chỉ là sự lãng phí trí óc. Tôi biết điều đáng quí của các kỳ thủ có đẳng cấp, nhờ tính tự chủ cao trong triết lý Cờ vua là nhắm trực tiếp vào những người yếu kém hơn mình. Thứ nhất là họ luôn luôn tấn công trong tình trạng xây-nốt, thứ hai là suy nghĩ khối lượng phương án bất tận mà trong thực tiễn không tồn tại không thực hiện được, cho đến khi đầu óc của mình mụ mẫm, có điều gì đó họ không nhận ra những điều hy sinh từ đó. Cần phải chơi thế trận ban đầu chung, tránh những linh cảm từng phần, được tính toán trước bằng vài nước đi nào đó. Ngoài ra một lần nữa tôi nhắc lại là đòn phối hợp bó buộc, khi đó sẽ đưa tới sự chính xác bằng tính toán mỗi nước đi.
d) Một điểm quan trọng bậc nhất theo quan điểm của tôi là tuân thủ qui tắc. Khi tôi đã nắm được điều này đường biểu diễn kết quả của tôi sẽ tăng tiến nhanh. Không nên suy nghĩ tình huống khi đối phương suy nghĩ. Nhiều người đã bàn luận như sau : “Thời gian của tôi giành cho việc suy nghĩ khi đối phương của tôi suy nghĩ, đúng thời gian của đối phương đó là quĩ thời gian. Tôi sẽ không làm điều này, có thể là tôi dùng thời gian này kịp thời hiểu được tình thế của tôi. Nếu nước đi của đối phương đã rõ thì việc bàn luận sẽ không có chỗ để bàn luận. Nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra, phần lớn các trường hợp xảy ra lại không liên quan tới trường hợp này mà ngược lại là trường hợp có mức độ có hại cao. Ở đây không tính tới một hoàn cảnh rất quan trọng về vấn đề này tôi đã nói lúc ban đầu là : “hiện tượng bộ óc con người mệt mỏi”. Trong các giải thi đấu, ở đó đẳng cấp những người tham gia thi đấu có sức mạnh gần ngang bằng nhau, người bị thua cờ thường do hậu quả của sai lầm đó, còn việc sai lầm thì được lý giải là do mệt mỏi ở phần cuối cuộc chơi. Do đó việc giữ sức là một nguyên tắc quan trọng của việc thi đấu giải. Khi các đấu thủ nghĩ rằng ở họ có hai hoặc nhiều hơn các phương án. Và họ sẽ suy nghĩ tất cả các phương án này, những phương án mà họ rõ ràng sẽ không thực hiện, anh ta có thể chỉ thực hiện một phương án, tôi sẽ hoàn toàn hoàn thành công việc không có hiệu suất, có hiệu quả nặng nề ở cuối cuộc thi đấu. Điều này là vấn đề rất nghiêm trọng, đặt áp lực cho mỗi kỳ thủ những người tham gia giải đấu, cần phải suy nghĩ cẩn thận như thế nào.
Về điều này cho phép tôi chấm dứt bài báo này. Chủ đề của nó tất nhiên còn ở mức độ sơ khai còn lâu mới thực hiện được. Điều tốt nhất xảy ra, nếu các kiện tướng khác hoàn thành tiếp quan sát và đưa ra kết luận cho nó. Nhiệm vụ của tôi là đặt ra vấn đề mở rộng cho tất cả cần phải đặt ra vấn đề này.
Hồ Văn Huỳnh hiệu chỉnh " Tư duy và quan sát"
COMMENTS