TẤN CÔNG TRONG CÁC THẾ CỜ NHẬP THÀNH CÙNG MỘT BÊN Trong rất nhiều ván cờ, cả 2 đấu thủ đều nhập thành cùng một phía, thường là phía cánh Vu...
TẤN CÔNG TRONG CÁC THẾ CỜ NHẬP THÀNH CÙNG MỘT BÊN
Trong rất nhiều ván cờ, cả 2 đấu thủ đều nhập thành cùng một phía, thường là phía cánh Vua. ở đây, ta có thể hành quân vừa ở trung tâm, vừa ở các cánh. Một vai trò quan trọng trong thế đánh này do đội hình chốt ở trung tâm nắm giữ. Tiến đánh cánh sườn có thể là hướng về phía Vua, hoặc có thể diễn ra ở cánh Hậu. Ta sẽ xét những trường hợp tấn công Vua khi cả 2 Vua đều đóng ở cùng một phía của bàn cờ.
Làm thế nào tổ chức tấn công Vua? Có lẽ bằng cách xua chốt tới trước như kiểu tấn công ở các thế cờ nhập thành ở 2 bên cánh đối nhau?
Như chúng ta đã thấy, đó cũng là một phương pháp tấn công có thể áp dụng được, nhưng đòi hỏi một số điều kiện thế trận đặc biệt. Trong đa số trường hợp, tấn công Vua ở các thế nhập thành cùng một phía được tổ chức với các quân cờ khác, còn chốt thì chỉ đóng vai trò góp phần mà thôi.
Dĩ nhiên, phe tấn công tìm cách gia tăng áp lực tối đa trên vị trí của Vua đối phương, để có thể trực tiếp tấn công chiếu bí; và nếu điều này không thực hiện được thì tìm cách đạt được lợi thế về quân số để có đủ sức chiến thắng. Điều này không phải đơn giản. Giữa các quân tấn công của ta và Vua đối phương còn có các quân phòng thủ và chốt. Vậy ta phải xử trí thế nào với đám quân này. và làm thế nào để cho chúng tránh ra?
Đối với các quân cờ khác thì tương đối dễ. Dưới áp lực gia tăng đối thủ bị bắt buộc phải chuyển chúng đi nơi khác, hoặc là đổi quân. Dời các quân phòng ngự cho Vua dĩ nhiên giúp địch tấn công quyết định. Việc này thì phức tạp hơn rất nhiêu nếu phải xử trí với chốt đang bảo vệ Vua. Chúng là những con cờ “tử thủ”, và đúng là không thế’ rút đi được. Do đó, ta phải’ đuổi chúng khỏi đường tiến quân của ta, hoặc là ép buộc chúng tiến tới, hoặc là chọc thủng đàn chốt che mặt Vua, hoặc là làm cho chúng bị suy yếu để các quân tấn công có thể khởi sự đánh dứt điểm.
Đó là toàn thể quá trình tấn công. Tùy theo cách mà ta xử trí với đàn chốt che Vua, ta có thể phân biệt các phương pháp tấn công sau đây:
1/ Đợt sóng chốt. Một phương pháp mạo hiếm ít khi thấy áp dụng. Chỉ áp dụng khi trung tâm bị đóng kín.
2/ Phá hủy đội hình chốt ở cánh Vua của đối phương bằng cách thí quân. Đôi khi, các chốt tấn công cũng cộng tác trong quá trình phá hoại này. Trong cuộc hành quân phá hoại, các quân cờ chạm trán thẳng với quân đối phương và tìm cách đánh ngã bằng lối đánh “xáp lá cà”.
3/ Làm suy yếu đàn chốt bảo vệ Vua. Các quân cờ tấn công ép buộc các chốt đốì phương phải tiến tới và theo đó mở một đường cho quân tấn công của mình. Ví dụ như các chốt đen đóng ở f7, g7 và h7, Trắng gây áp lực trên các điểm g7 và h7 ép buộc chốt đối phương ở g7 đi lên g6. Sau đó, đường chéo al - h8 trở nên yếu, và ngay trên đường này, quân trắng có thể lên đến g7 và h8. Thêm nửa. h6 và f6 trở thành những ô yếu. Phe tấn công đã đạt được mục đích.
4/ Mở cột dọc và đường chéo. Phe tấn công mở một cột dọc hoặc một đường chéo và đến chiếm lĩnh lâu dài các đường này: các quân tấn công có thể sứ dụng các đường này để xâm nhập vào trận địa địch.
5/ Đánh bọc. (Đổi hướng tấn công từ trung tâm qua cánh sườn) Các quân cờ đến gần Vua đối phương sau khi đi theo một lộ trình dài, quanh co xuyên qua trung tâm (hoặc qua cách Hậu tùy tình hình).
Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các phương pháp tấn công kể trên để giải thích các đặc tính chiến lược và chiến thuật trong từng trường hợp.
1. Đợt sóng chốt
Khi cả hai đấu thủ đêu nhập thành ở cùng một bên, thì chỉ có thế tấn công được bằng đợt sóng chốt khi nào trung tâm bị khóa kín. Khi ta dự kiến một đợt tấn công bằng chốt bên cánh Vua, ta phải nhớ qui tắc quan trọng nhất về chiến lược trong cờ là: ta cũng đấy chốt vào trung tâm: đó là biện pháp đáp ứng hay nhất cho đợt tấn công ở cánh sườn. Thêm nữa, ta phải thấy là các quân cờ phòng thủ không thế ăn các quân tấn công ở cánh sườn hoặc hướng một đợt tấn công từ cánh sườn sau khi ta đã đi vài nước chốt suy yếu ở ngay trước mặt Vua mình.
Chúng ta sẽ khảo sát kỹ những kiểu quan trọng nhất trong lối đánh bằng đợt sóng chốt.
Hình là thế cờ lấy từ ván cờ Riumin - Kan (vòng đấu quôc tế ở Moscou 1936). Trung tâm tương đối vững chắc và do đó Riumin quyết định tố chức một đợt tấn công trên cánh Vua. Trong thời gian đó Đen cũng chiếm cột Vua mở nhưng Trắng đã khéo léo làm cho Đen không thể gây điều gì nguy hiểm trên cột dọc này.
1.f4 f6 2.¥xd6 £xd6 3.¦f3 ¥e6 4.¢h1 ¦e7 5.¦g1 ¦ae8 6.g4!
Tất cả mọi thứ đều đã được chuẩn bị và bây giờ các chốt trắng bắt đầu tràn qua thế trận địch.
6...¥f7 7.£f2 ¢h8 8.h4 a6?
Kan đã quên nguyên tắc mà chúng ta vừa nêu ra. Bằng cách đấy chốt ở trung tâm, ông có thể tạo khó khăn lớn cho đối thủ. Bây giờ thì đợt tấn công của Trắng triển khai không gặp cản trở nào cả.
9.f5 c5
Nước tấn chốt của Đen bây giờ là quá trễ.
10.¤e2 cxd4 11.exd4 £b4
Hy vọng làm giảm áp lực của các quân trắng bàng cách đổi Xe. Nhưng Riumin chứng minh là Đen không thể chống lại nổi đợt tấn công của ông ta.
12.¤f4 ¦e1 13.¦fg3 ¦xg1+ 14.¦xg1 £e7 15.g5 fxg5 16.hxg5 £e3!
Một giai đoạn lý thú. Đen nhận ra là đợt tấn công chốt này trở nên gay go, nguy hiểm và tìm cách ép buộc đổi Hậu. Nhưng thắng lợi tàn cuộc nghiêng về phía Trắng sau cuộc đổi quân này. Chuyện thường xáy ra với lối đánh này là kết quả chung cuộc của những cuộc tấn công dử dội nhất trở thanh một tàn cuộc thắng lợi.
Bây giờ Trắng dọa 23.¥xa6. Đen càng ngày càng khó phòng thủ.
22...¦c7 23.¤e6 ¤xe6
Sau 23...¦c8, Tình trạng của Đen không còn hy vọng gì.
24.fxe6 ¢g8 25.¢f5 ¢f8 26.¢e5
Vị trí của Vua Trắng ở trung tâm cùng với nước tấn chốt mạnh e6 quyết định ván cờ.
26...g6 27.¢d6 ¦e7 28.¥xa6 ¢e8 29.¥d3
Đen chịu thua.
Sau đây là một ví dụ khác nửa về lối đánh bằng đợt sóng chốt, được thực hiện trong một thế cờ có lợi cho Trắng về tất cả các yếu tố thế trận.
Thế cờ trong hình lấy từ ván cờ giữa Alekhine - Monticellí ( San Remo 1930). Trung tâm bị đóng kín. cho đến bây giờ thì sự tấn công của các quần trắng chưa thành đạt được gì.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng đặc tính của thế cờ, Alekhine tung các chốt ở cánh Vua vào trận chiến.
1.g4!
Đúng lúc. Bây giờ. Đen không thế đi 1...hxg5vì gặp phải 2.gxf5 £xf5 3.¦xc6
1...¥g6 2.¤f3 ¤d8 3.¤e1
Một cách tập hợp quân đáng chú ý. Con Mã vừa mới đứng ở một vị trí bị đe dọa nguy hiểm, giờ rút sâu sau lưng hàng tiền đạo nhường chỗ cho đàn chốt.
3...c6 4.¤d3 ¤e6 5.f4!
Dàn chốt trắng tự chúng đã là một đe dọa tấn công mà Monticelli phải trù định những biện pháp ngoại lệ để chống đỡ.
5...f5 6.exf6 ¥xf6 7.f5 ¤xd4 8.cxd4 ¥xd4+
Dĩ nhiên, thí quân sẽ làm giảm bớt áp lực của chốt trắng, nhưng sự đền bù mà Đen nhận được khi đổi Mã rõ ràng là không đủ và Alekhine có thế khai thác được ưu thế về quân số của mình một cách rất tin tưởng.
9.¢g2 ¦be8 10.£f3 ¥f7 11.¤f4 ¥e5 12.¥a3 ¦g8 13.¥c5 ¥b8 14.¥f2 ¦e4? 15.£xe4
Đen chịu thua.
Tấn công bằng chốt ở ngay trước mặt vị trí nhập thành của Vua mình thì thật là mạo hiểm. Chúng ta đã bàn sơ qua về vấn đề này rồi trong một vài ví dụ. Bây giờ chúng ta sẽ thấy những tai họa do một đợt tấn công bằng làn sóng chốt thiếu chủ trương gây ra.
Thế cờ trong hình lấy từ ván cờ Capablanca - Ilyin - Genevsky, đã trở thành một ví dụ kinh điển về lốì đánh rất thanh lịch mà danh thủ thành phô Leningrad đã thực hiện.
Vì trung tâm không bị đóng kín nên vẫn còn cơ hội đánh vài trận nhỏ linh động ở các trung tâm. Tuy vậy, Capablanca vẫn tổ chức một đợt tấn công bằng chốt ở cánh Vua. Bạn có thể ngạc nhiên tự hỏi:“Không lẽ nhà vô địch thế giới, với các trực giác tuyệt vời về chiến lược, lại không hiếu được các nguyên tắc sơ đẳng sao?”
Dĩ nhiên là Capablanca đã quen thuộc với cái phương châm này rồi, nhưng ở đây ông đã rõ ràng xem thường một kiện tướng còn vô danh. “Đối với tôi, chuyện gì cũng có thể được cả”. Ý kiến này chắc đã chế ngự đầu óc ông khi ông đem chốt tấn công.
1.g4 ¦ed8 2.f4 ¥e8!
Genevsky phòng thủ khá giỏi. Mã Đen ô f6 phải được chuyển về f8, từ đó nó sẽ bảo vệ điểm h7, và con tượng ở e8 để bảo vệ ô f7. Đen đã quyết định đương đầu với đợt sóng chốt của Nhà Vô Địch Thế Giới.
3.g5 ¤d7 4.f5 b5 5.¤f4 b4
Sau khi sắp đặt các tuyến phòng thủ, Genevsky bắt đầu tấn công bằng chốt ở cánh Hậu, không để trì hoãn một chút nào cột b bây giờ đã mở và trở thành một đường liên lạc rất tốt cho các quân đen khi toan tính đánh bung ra ở cánh Hậu, hoặc ở trung tâm, hoặc ngay Vua trắng
Một lối phòng thủ bình tĩnh. Sau 6...exf6 7.¤d5và các đợt tấn công của Trắng có thể trở nên thật sự nguy hiểm.
7.¤f2 bxc3 8.bxc3 e6!
Bây giờ là các điểm f7 và g7 đã được bảo vệ an toàn. Vẫn còn một điểm yếu: h7, và Capablanca tức tốc tấn công vào đó.
Có vẻ như là Trắng có một phương pháp thủ thắng tiện lợi lắm: mở cột h và kế đó tấn công chiếu bí ở cột này. Nhưng các sự việc không diễn ra dễ dàng cho Capablanca như ông tưởng và Genevskv phản công rất đúng lúc.
9...¦b8! 10.h5 ¦b6 11.hxg6 hxg6 12.¤d1
Trắng đang chuẩn bị chuyển Hậu qua cánh Vua. Nhưng trước khi làm việc này, cần phải lo bảo vệ các điểm b2 và c3.
Đen phòng thủ rất hay. Sau 14...¤xe3 15.¤xe3 £xc3 Trắng có thể đi 16.¤g4 với nước đe dọa ¤h6+
Sau ván cờ, sự phân tích kỹ lưỡng cho thấy là Trắng tốt hơn nên rút Vua qua h2 để giữ lại vài cơ hội tấn công. Tuy nhiên bây giờ thì thế trận của Trắng sụp đổ thành từng mảnh.
Cho đến bây giờ thì Capablanca đã toan tính tất cả rồi. Nhưng một sự bất ngờ đáng chú ý đang chờ đợi ông ta.
Thí Hậu. Bù lại Đen được 1 Xe, 1 Tượng và 1 chốt, nhưng điều quan trọng hơn hết là Đen có thế tố chức một đợt phản công thật mạnh.
Hoặc 21.¦e1 ¦b2 22.¦xe3 ¦d1+ 23.¢h2 ¦dd2với lợi thế quyết định cho Đen.
21...¦b2 22.£xe3 ¦dd2 23.¥f3 c4 24.a3 ¥d6 25.£a7
Hoặc 25.e5 ¥c7 và con Tượng tác động một cách quyết định trên đường chéo a7 - gl.
25...c3
Trắng chịu thua.
Ví dụ kế tiếp cho thấy một cách giản dị là Đen bị trừng phạt như thế nào vì đã phạm vào các nguyên tắc chiến lược sơ đẳng. Maroczy chưa bảo đảm an ninh cho trung tâm trước mà lại bất ngờ tấn chốt ở cánh Vua. Alekhine tổ chức đánh vào trung tâm, do đó toàn bộ thế trận của Đen bị sụp đổ trong một trận đột kích dữ dội.
Trong ván cờ này (vòng đấu Carlsbad 1923) Maroczy đột nhiên quyết định bắt đầu tấn công bằng chốt trên cánh Vua Trắng.
1...g5
Kế hoạch này rõ ràng là sai lầm. Trung tâm chưa đóng kín và Trắng có thể dể dàng phản công mạnh ở đây. Nhưng ta hãy xem Alekhine thực hiện ý đồ này một cách chính xác như thế nào!
2.¤d2! ¦f7 3.f3 e5
Dù cho không bị suy yếu như ta mới vừa thấy, thế trận của Đen cũng đã xấu lắm rồi. Đen không thể ngăn cản nước tiến chốt e4 quyết định của Trắng.
Làm tiêu tan hy vọng cuối cùng của Đen: 8.£xd4 £c5với ý định đổi Hậu. Nước cương quyết đột phá với quân Hậu đã trói tất cả quân Đen và báo hiệu một tai họa trước mắt.
Đen chịu thua.
Bây giờ chúng ta tóm lược lại tất cả những gì đã nói về đợt sóng chốt trong các thế cờ nhập thành cùng một phía. Chỉ có thể áp dụng một cách đứng đắn kiểu tấn công này khi nào, và chỉ khi nào trung tâm hoàn toàn bị đóng kín. Ta phải cân nhắc và tính toán một cách chính xác xem đối phương có đánh vỡ trung tâm ra không và theo cách đó tổ chức một đợt phản công đáng ngại nào không? Nếu có như thế thì ta phải tức khắc từ bỏ ý định tấn công bằng đợt sóng chốt, và thay vào đó tìm cách tấn công Vua đối phương với sự trợ lực của các quân cờ khác, hoặc nếu cần tung một hoặc hai chốt vào cuộc xung kích.
Khi ta biết chắc chắn là đối phương không có cơ hội đánh bể trung tâm hoặc tấn chốt được một cách đáng kể vào trung tâm, thì lúc ấy ta có thể đánh bằng đợt sóng chốt mà không ngần ngại gì cả. Trong những tình huống như thế, cách đánh này mới thật sự có hiệu quả lớn.
Ở đây, bạn làm cho Vua đốỉ phương bị suy yếu hoặc bị trống trải bằng cách hy sinh quân nhà. Thể thức nhằm nhượng một quân cờ đang tấn công cho chốt địch, hoặc cách khác nửa là bắt một chốt địch, đưa đến hậu quả là thành Vua bị mở ra theo đó các quân tấn công có thể xông tới.
Thế cờ trong (hình ) đã diễn ra trong một ván cờ giứa Kotov và Bronstein (Giải Vô Địch Liên Xô lần thứ 13, 19451. Vua Đen đang được bảo vệ bởi các chốt của mình. Nước thí Mã sau đó giúp cho Trắng đập vỡ tan tành thành lũy của địch và kết thúc cuộc tấn công bằng một nước chiếu bí.
1.¤xf5!
Thí Mã để đổi lấy 2 chốt, sau đó các quân trắng còn lại chiếm được nhiêu cột dọc và đường chéo.
1...¦xf5 2.¤xe4!
Mạnh hơn là 2.¥xe4 ¦xg5 3.fxg5 hxg5.
2...£f8 3.¤d6 ¦xg5
Làm cho thua mau hơn nữa. Đen có thể chống cự lâu hơn bằng 3...hxg5 4.¤xf5 gxf4 5.¤xg7 f3 6.¦f1 £c5+
4.fxg5 hxg5 5.¦f1 £e7 6.¤f5 £c5+ 7.¢h1 ¤f6 8.¤xg7 ¤eg4
Đen khai triển các quân của mình và đồng thời căng một cái bẩy quỷ quyệt. Nếu bây giờ 8. £d8+¢xg7 9.h3 ¤f2+ 10. ¢h2 ¥xh3 11. £xa8 ¤g4+ 12. ¢g1¤e4+ 13. ¢h1¤xg3# chiếu hết.
9.¦xf6!
Trắng tránh được, đúng lúc, mẻ lưới đang mở rộng.
9...¢xg7 10.¦f1 ¥e6 11.£e2 ¦e8 12.h3 ¤e3 13.b4 £e5 14.¦ae1
Đen chịu thua.
Và sau đây là một ví dụ khác cùng một đề tài, lấy từ một ván cờ giữa Allegat và Alekhine (Paris, 1914)
Thế cờ của Trắng có vẻ như tuyệt đối an toàn. Con Mã phải rời h5 và sau đó thì không có mối đe dọa nào treo trên đầu của phe Trắng, hoặc có vẻ như vậy. Nhưng ngược lại, thế của Trắng trở nên tệ hơn.
Nước thí quân rất hay tiếp theo đó làm cho toàn thể cánh Vua trắng bị phơi trần ra, và giúp cho các quân của Alekhine có cơ hội triển khai một đợt tấn công dữ dội.
1...¥xg4! 2.fxg4 f3
Nước thí quân vừa rồi cho thấy ý nghĩa sâu sắc của kế hoạch Alekhine.
3.¦xf3
Một số cách đi khác cũng có vẻ hứu ích, như:
(1) 3.£e3 £xg4+ 4.¢h1 ¥h4 5.¥d2 (con Xe không thể rời f2 vì 5...f2 với nước chiếu bí trên gl) 5...¤f4 6.£xf3 ¤xd3!Và Đen thắng dễ dàng.
(2) 3.£d1 £xg4+ 4.¢h1 ¥h4 5.¤e3 £h3 6.¥f1 ¤g3+ 7.¢g1 ¤xf1 8.£xf1 ¥xf2+ 9.£xf2 ¦f4!Và Đen tấn công để không bị chiếu.
(3) 3.£c2! Nước đi hay nhất 3...£xg4+ 4.¢h1 ¥h4 5.¤e3 £h3 6.¥f1 ¤g3+ 7.¢g1 ¤xf1 8.¤xf1 ¥xf2+ 9.£xf2 £g4+ 10.¤g3 h5! và Đen có thể thắng.
Lại một nước đánh phôi hợp sấm sét nữa. Vua Trắng hoàn toàn mất hết quân bảo vệ.
Trắng chịu thua. Nước đi không tránh được 9. ¥g5 (ngay lập tức hoặc là để sau khi chiếu ở h4) quyết định ván cờ
Phương pháp tấn công này đơn giản và dễ hiểu. Bằng cách gia tăng áp lực của các quân trên vị trí của Vua đối phương, ta ép buộc đối phương tiến một trong những con chốt bảo vệ Vua. Điều này tạo suy yếu trong thế phòng thù ở cánh Vua do một lỗ hổng mà theo đó các quân tấn công có thể xâm nhập. Đôi khi đây là một vấn đề để đánh bể bức thành chốt sau khi đánh đổi hoặc ăn một vài chốt. Sau đó thành lũy phòng thủ bị suy yếu rõ rệt và đợt tấn công sẽ có hiệu quả nhất.
Ta thêm một ví dụ. Thế cờ này lấy từ trong ván cờ Kotov Lissitzin (Giải vô Địch Liên Xô, lần thứ 11, 1939). Đen chỉ chú trọng tới các cuộc hành quân ở cánh Hậu và khinh suất sự tấn công của Trắng chống Vua mình. Trong giai đoạn ngã ngũ của ván cờ, lối đánh cương quyết của Trắng giúp cho Trắng có cơ hội tổ chức một cuộc tấn công mạnh bạo vào các điểm suy yếu ở cánh Vua Đen.
Điểm suy yếu thứ nhất đã được phát hiện - đó là ô g7. Con Mã được hướng về điểm đó và Hậu Trắng cũng đã sẵn sàng tấn công điểm ấy từ ô g5.
Nước đi này hay bất cứ nước đi nào khác cũng không cứu được Đen. Sau 2...¤xe4 thì tiếp theo là 3.¦xe4 ¦xe4 4.£g5 g6 5.£f6 Cũng dở nếu đi 2...£xc3 3.£g5 ¤h5 4.¦c1 và 5.£xh5. Ta có thể tin tưởng một cách dễ dàng là không có cách phòng thủ nào khác có thể tránh được tai họa ở điểm yếu g7.
Nước đi của xe chống đỡ được phần nào cho ô g7 của Đen. Trắng đáp lại bằng cách đổi trung tâm của đợt tấn công, tập trung vào điếm yếu f7.
3...£xc3 4.£f4 d3 5.¦e3
Nước đi mạnh nhất. Nếu 5.¤xf7 thì 5...¦be8 6.¤d6+ ¢h8và Đen vẫn giữ được con chốt thông nguy hiểm ở d3.
Đen không thấy nước đe dọa sát hại của đối phương ở nước đi thứ 8. Hay hơn có thể là 6...£xc4, nhưng sau đó cũng vậy 7.¤xe5 £b5 8.¤xd3 sẽ để cho Trắng có đủ lợi thế để thủ thắng.
Đen đã không tính đến nước đi này. Một lần nữa, các quân trắng chú trọng đến điểm yếu ở g7. Bây giờ, Đen cũng thua bằng 8...¤d5 9.¤h6+ ¢h8 10.¤f5 cũng như 8...d2 9.exf6 £xf6 10.¦xe8+ ¦xe8 11.£xd2
Đen chịu thua.
Phương pháp tấn công này không cần phải được khuyến cáo nhiều. Trong thực tế có biết bao nhiêu lần Vua Đen bị chiếu bí trên đường chéo al-h8 hoặc đường chéo bl-h7.Chúng tôi chỉ đưa ra một ví dụ về đề tài này.
Thế cờ trong ( hình ) lấy từ ván cờ Averbakh-Panno trong trận đấu Argentine-Liên Xô ở Buenos-Aires năm 1954.
Trung tâm đã bị đóng kín, nên các đấu thủ đánh ở các cánh sườn. Averbakh để yên vị trí của Vua mình, vội vàng mở đợt tấn công trên cánh Vua.
Ở đây. ta có một ví dụ về đợt sóng chốt. Trong trường hợp này thì tuyệt đối an toàn cho Trắng vì trung tâm bị đóng kín và không thấy có nước phản công đe dọa nào.
4...¦f7 5.¥g4 £d8
Hoặc 5...¥xg4 6.£xg4 £b4 7.hxg6 hxg6 8.£c8 ¦e7 9.b3và đợt tấn công của Trắng rất là nguy hiểm.
6.¥xc8 £xc8 7.¤f3 ¥f8 8.¢e2 ¦g7 9.¦h4 ¤d7 10.hxg6 hxg6
Một đường quan trọng đã được mở ra ở cánh Vua, và Averbakh lập tức xua hết đại quân của mình vào lỗ hổng đó.
11.£h1 ¥e7 12.¦h8+ ¢f7 13.£h6 ¤f8 14.¦h1 ¦b8 15.¥xf4!
Một nước thí quân đặc sắc. Trắng đang hoàn toàn kiểm soát cột mở, và nhờ một nước thí quân, đã bành trướng được cơ sở hành quân cho lực lượng mình.
15...£c7
Nếu 15...exf4 thì 16.¦h4.
16.£h2 ¤d7 17.£h3 ¤f8 18.¦xf8+!
Nhanh chóng đưa đến mục đích đã định. Nếu không thì Trắng sẽ mất thời gian lâu hơn để thắng, mặc dù hơn một chốt và có một thế cờ mạnh hơn.
¢xf8 19.£e6 ¦g8 20.¤h4 ¥d8 21.¤xg6+ ¢g7
Hoặc 21...¦xg6 22.¦h8+ ¢g7 23.£g8#chiếu bí.
22.¤xe5
Đen chịu thua.
5. Đánh bọc
(Đổi hướng tấn công từ trung tâm qua cánh sườn). Cách này thường gặp khi đợt tấn công bắt đầu diễn ra ở trung tâm hoặc ở cánh Hậu. Khi khai triển thì các cuộc điều động được dời qua cánh Vua. Với cách này thì các quân tấn công tiến đến gần Vua một cách gián tiếp. Sau đây là một ví dụ đáng chú ý về đề tài này.
(Hình ) cho thấy một thế cờ trong ván Ravinsky-Smyslov
Trắng kiếm soát được không gian rộng rãi hơn và các quân trắng ở thế linh động hơn. Nhưng Smyslov khởi sự một đợt phản công đã được suy nghĩ kỹ lưỡng trên cánh Hậu và ảnh hưởng của đợt phản công này tỏa rộng ra khắp bàn cờ.
1...b6!
Chuẩn bị cho các chuyển động của quân Đen được tự do hơn, đặc biệt là con Tượng.
2.¦c1 c5 3.dxc5 ¥xa4
Một giải pháp thích đáng cho vấn đề của thế trận đang diễn ra. Đen bỏ rơi cặp Tượng để gia tăng mức độ linh hoạt của các quân khác.
4.£xa4 bxc5 5.¥f1 £b6 6.b5
Một mưu toan cản trở, gần như là bằng mọi giá, thế chủ động của Đẹn ở cánh Hậu. Nhưng đã quá muộn và Smyslov nắm chặt thế chủ động một cách tàn nhẫn.
6...c4!
Không thế 7.¥xc4 ăn chốt được vì 7...¤g4!
7.h3 c3 8.£b3 ¥c5 9.¦c2
Bây giờ đến nước đi quyết định. Nhưng 9.¦e2thì cũng không hay hơn, ví dụ 9...¥xf2+ 10.¦xf2 ¤xe4 11.¦cc2 ¤xf2 12...c2
9...¦d2! 10.¦xd2 cxd2 11.¦e2 ¥xf2+
Một ví dụ hoàn thành chiến lược của Đen rực rỡ. Các quân đen càng ngày càng xáp lại gần Vua trắng.
Một cuộc lột xác đáng chú ý của thế cờ đang diễn ra ở đây. Đợt phản còng bắt đâu diễn ở cánh Hậu. trước tiên đã đổi vào trung tâm và sau đó lại hướng về phía Vua trắng. Bây giờ Đen kết thúc trận đấu bằng cách cương quyết săn đuổi Vua trắng bị suy yếu và dễ bị tiêu diệt.
16.¤xe4 £xe4+ 17.¢h2 £d4
Với nưóc đe dọa sát hại 18....Xcl
18.¦g2 ¦c1 19.£e2 £a1 20.£xe3 ¦xf1 21.g4 ¦e1
COMMENTS