LINH CẢM TRONG CỜ

LINH CẢM LÀ GÌ? CÁC ĐẠI KIỆN TƯỚNG NGHĨ GÌ VỀ LINH CẢM? Có nhiều định nghĩa khác nhau của các triết gia lớn về linh cảm qua các thời đại. N...



LINH CẢM LÀ GÌ?
CÁC ĐẠI KIỆN TƯỚNG NGHĨ GÌ VỀ LINH CẢM?

Có nhiều định nghĩa khác nhau của các triết gia lớn về linh cảm qua các thời đại. Nhưng tất cả các triết gia như Platon, Decart, Phây-bach và cả Ghi-ghen đều nhận thấy ý nghĩa đích thực của linh cảm diễn ra như thể tâm trí loé sáng bất chợt và trên hết là đòi hỏi có sự chuẩn bị lâu dài về trí tuệ. Phreid chỉ đơn giản cho rằng linh cảm là nguyên lý vô thức đầu tiên của sự sáng tạo.
          Thế còn việc áp dụng linh cảm trong cờ vua ?
          Các đại kiện tướng cờ nghĩ gì về điều nầy?
          Anand nói một cách đơn giản: “ Linh cảm là nước đi đầu tiên mà tôi nhìn thấy trong một thế cờ” Một định nghĩa ngắn gọn và đặc biệt từ góc nhìn của ông. Đây là hình ảnh tưởng tượng trong một khoảnh khắc và nhanh chóng nắm bắt được bản chất vấn đề, sau đó tự động nhận được hình ảnh hiện lên trong não bộ. Chính thuật toán đơn giản nầy cũng là đặc tính của Kh.R Capablanca vĩ đại . Đại kiện tướng Bora Costits kể lại có lần ông cùng một nhóm kỳ thủ ở câu lạc bộ Mankhetten đã phân tích rất lâu một tình huống nào đó và đã đi đến kết luận rằng nước Te5 là hay nhất. Đúng lúc đó Capablanca đi tới, và những người tham gia phân tích đã hỏi ý kiến của ông . Sau 15 giây quan sát Capablanca nói: “ Nên chơi Me5” rồi bỏ đi chơi bài bride. Cả nhóm ngạc nhiên lại ngồi xuống phân tích tiếp và sau chừng hai giờ đã đi đến kết luận là Capablanca đã đúng.
          Đại kiện tướng Khe-mut-Phlegen nhà tâm lý học nổi tiếng cho rằng linh cảm là những gì con người có thể biện giải một cách hợp lý, mà thực chất đó là cảm giác.
          Linh cảm trong cờ vua (và không chỉ riêng cờ vua) là một quá trình ý thức hoặc vô thức mà trong đó con người nhận được kết quả nào đó mà không cần tư duy lâu, và anh ta cũng không thể giải thích nước đi của tư tưởng của mình. Chính vì vậy mà Capablanca và Petrosian, trong một vài thế cờ không cần phải suy nghĩ gì cả , họ cảm thấy và biết được rằng cần làm như thế. Chỉ tính toán mà thiếu linh cảm thì không thể cho kết quả tốt được, và sự khác biệt giữa máy tính với con người là ở chỗ trong việc tính toán các phương án thì cuối cùng máy tính cho một sự đánh giá là con số (vật chất), còn ở con người thì đó là cảm giác.
          Còn đây là ý kiến của đại kiện tướng Ghenna Sasonkô: “ Linh cảm là một mỹ từ chứa đựng các kinh nghiệm một cách vô thức hoặc các kiến thức từ các ván cờ mà ta ( hoặc người khác ) đã chơi. Khi tôi trình bày các ván cờ của mình với Sena Phurman vĩ đại, Ông hỏi: “ Anh đã nhìn lén ý tưởng nầy của ai?” Tôi trả lời: “ Không phải vậy tôi tự nghĩ ra “ Sena nói: “ Không, trước đây cậu đã từng thấy điều gì đó tương tự như thế” Đúng, linh cảm đó là kiến thức được chế biến lại ở mức độ tiềm thức. Ở những kỳ thủ vĩ đại- những nhà linh cảm thì việc cải biên nầy diễn ra rất nhanh. Nhưng tôi không hình dung nổi, làm cách nào để người bắt đầu học chơi cờ có được linh cảm. Tôi rất ít đọc các phương án, nhưngtôi cảm giác rất rõ thời khắc, khi cần ngưng chơi “ bằng tay” và điểm lại một số nước đi quan trọng.
          Theo tôi, để phát triển linh cảm thì chỉ đơn giản là phải tự phân tích thật nhiều các ván cờ khác nhau (đặc biệt là các ván cờ kinh điển. Chỉ ở những người chơi giỏi thì linh cảm được thể hiện nhanh chóng hơn nhiều)
          Ý kiến của Vlađimia Kramnik thật thú vị: “Linh cảm – đó là cảm nhận được thế cờ trong khoảnh khắc, và điếu nầy khó mà giải thích một cách lô- gích. Linh cảm trong chuyện gì đó còn phụ thuộc vào sự hiểu biết: khi tích luỹkiến thức, bạn cải thiện được linh cảm, nhưng trong nhiều trường hợp linh cảm có được một cách tự nhiên. Đối với tôi, tài năng trong cờ vua được thể hiện trước hết là linh cảm. Để lựa chọn một nước đi cần phải tính toán có lợi cho các nước tiếp theo. Nói tóm lại, dù muốn hay không muốn, bạn hãy tin tưởng vào một thế cờ nầy - đừng tin vào thế cờ khác. Nếu có sự tính toán kỹ lưỡng thì linh cảm ít có vai trò hơn, còn trong môn cờ nhanh thì linh cảm là quan trọng hơn cả. Tôi là một kỳ thủ có linh cảm tốt, cách chơi của tôi được xây dựng trên linh cảm – có một số phương án tôi bỏ hẳn hoặc không tính toán đến cùng, bởi vì tôi cảm giác rằng nó không đúng. Những kỳ thủ có linh cảm cao là Capablanca và Anand, còn Kasparov là người đứng đầu về cách chơi tính toán và linh cảm của ông ít được áp dụng để quyết định giải pháp”
Kỳ thủ - nhà tâm lý nổi tiếng người Nga ( từng làm việc ở trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ lớn của Liên Xô cũ ) tiến sĩ Malkin đã tiến hành những nghiên cứu riêng về linh cảm trong cờ vua . Ông đã rút ra những kết luận sau: “Kinh nghiệm cho thấy trong những thế cờ không xác định rõ ràng thì các đại kiện tướng chỉ xem xét kỹ ba hoặc tối đa là bốn nước đi. Các khả năng còn lại họ loại bỏ bởi vì chúng nằm trong vùng cấm của linh cảm! Trình độ của kỳ thủ càng cao thì anh ta càng ít tính toán các phương án!” ( Lasker vĩ đại cũng đã viết về điều nầy ). “ Tài nghệ cờ càng cao thì càng nhiều giới hạn” Đúng vậy, đây chính là đặc điểm để phân biệt kỳ thủ giỏi : Khi có nhiều khả năng, anh ta bỏ qua sự tính toán cụ thể và tìm ra nước đi nhờ vào linh cảm, nhưng tuy vậy sau đó vẫn kiểm tra lại bằng sự tính toán cụ thể của mình với mục đích phòng ngừa.
          Còn đại kiện tướng Ba Lan Blodzimer Smith phát biểu: “ Linh cảm là sự hiểu biết vô thức! Diễn giải điều nầy có thể là rất lâu, nhưng thực chất của nó là kiến thức của những người nầy được xử lý nhanh gấp nhiều lần so với những người khác”
          Botvinnik - kỳ thủ nhiều lần đứng hàng đầu đã nói rằng, Capablanca là kỳ thủ vĩ đại nhất mọi thời đại và mọi dân tộc chính vì ông chơi bằng linh cảm.
          Đại kiện tướng Boris Gelfand : “ Linh cảm – đó là cái được biểu hiện trong các tình huống và các thế cờ không có kế hoạch rõ ràng và không có cách giải quyết nhất định, và linh cảm biểu hiện trước hết ở sự đánh giá đầu tiên và ở việc lựa chọn nước đi. Ví dụ như ở Kasparov, những sự đánh giá đầu tiên không phù hợp với các nước đã lựa chọn nên ông đành  phải tính toán rất lâu mới có được quyết định chính xác. Có thể phát triển linh cảm qua quá trình chơi cờ như Kamsky ban đầu không có được cảm giác về nước đi đầu tiên đúng, còn đến gần cuối sự nghiệp cờ ngắn ngủi của mình ông đã phát triển tốt cảm giác của mình”.
          Viện sĩ V. Smilga: “ Nếu thực sự tồn tại những qui tắc rõ ràng về tiến trình của ván cờ thì môn cờ đã mất đi sức hấp dẫn của nó. Những đặc điểm nổi bật của môn cờ - đó là tính ước lệ của các tiêu chí, đó là việc không thể viết ra những công thức để đánh giá vị trí ( nhà toán học vĩ đại Lepnhic nói rằng, cờ vua không thể dập khuôn!), đặc biệt là khi nói về những thế cờ động. Chính vì không có những tiêu chí rõ ràng về tiến trình của ván cờ mà sự sáng tạo của các kiện tướng không ngừng liên hệ với linh cảm. Cả đối với kỳ thủ cũng như đối với nhà bác học, cơ sở của thành công là kỹ năng tư duy bằng linh cảm. Nhưng để khám phá ra cơ chế của loạihình tư duy nầy, phải dựa trên những bộ phận cấu thành của nó – mà đó lại là một trong những bài toán lớn chưa có lời giải”
          Cựu vô địch cờ vua thế giới Vaxily Smyslov: “ Trong cách chơi của mình, tôi luôn dựa vào kinh nghiệm, kiến thức và việc tính toán các phương án, nhưng trên hết là dựa vào linh cảm, rằng những ván cờ nào càng cho phép sự đánh giá đúng đắn và sâu sắc bao nhiêu thì càng cháy sáng ngọn lửa khao khát chiến đấu bấy nhiêu”

CÁC GIẢI PHÁP LINH CẢM

            Khi nói đến linh cảm trong cờ vua, người ta nghĩ đến Tal vào những năm 60 với những hi sinh lúc đúng lúc sai của ông và cũng thoáng nghĩ tới Kh.R.Capablanca - người đã áp dụng các giải pháp ít tính đến các phương án mà thường chỉ dựa vào những tiền đề về thế cờ dễ hiểu đối với ông.
          Chúng ta cùng nhớ lại, viện sĩ Ivan Pavlov đã định nghĩa linh cảm như là ảo ảnh ở điểm cuối của con đường, mà chính con đường đó đang chìm trong bóng tối và được người ta mô tả dựa trên kinh nghiệm của mình.
          Trong cờ vua dường như có các giải pháp linh cảm thuộc 3 nhóm:
-               Thế phối hợp;
-               Vị trí;
-               Thuộc về tâm lý (đoán trước được những ý định của đối phương và áp dụng các giải pháp đã trù tính trước để chống lại những ý định đó; trong chừng mực nào đó có thể xác định là cảm giác về sự nguy hiểm).
Đôi khi đây cũng còn là cảm giác của đối thủ.
Khi một trong số các tác giả cuốn sách nầy còn là huấn luyện viên của Anatoly Karpov trong trận đấu với Garri Kasparov thì ông đã nhiều lần nghe Karpov nói rằng: “ Tôi cảm thấy anh ta ở đây và biết rằng anh ấy sẽ đi đến chỗ hi sinh chất” Hoặc nghe được trong lúc chuẩn bị: “Hôm nay anh ta sẽ “ lặn hụp” trong sơ đồ nầy”
Trong lịch sử cờ vua có những đại kiện tướng thường dùng các giải pháp chỉ đơn thuần dựa vào linh cảm. Còn những người có thể “bảo vệ an toàn” các giải pháp nầy và còn tính toàn tốt các phương án thì thực sự trở thành vĩ đại. Trong danh sách nầy gồm có: Tal, Capablanca, Smyslov, Petrosian, Steinitz, Kramnik và Anand.
Trong sự sáng tạo của họ, điều quyết định trước tiên là “ cảm giác” được nước đi tối ưu trong từng vị trí cụ thể.Vì vậy đối với họ, việc nhanh chóng tìm ra nước đi tiếp theo hay nhất và quyết định áp dụng vào ván đấu chỉ tốn khá ít thời gian. Tuy nhiên, đôi khi lượt đi như thế dẫn đến sơ suất của nước đi kép, nhưng ở những kỳ thủ tài giỏi đã được nhắc đến trong danh sách trên thì tỉ lệ sai sót là rất thấp.
                                            Bài dịch tại Trung tâm huấn luyện quốc gia II
           

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: LINH CẢM TRONG CỜ
LINH CẢM TRONG CỜ
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2012/10/linh-cam-trong-co.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2012/10/linh-cam-trong-co.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy