LINH CẢM TRONG CỜ (Tiếp theo) A.Beliavsky, A.Mikhalchishin

LINH CẢM CỦA MIKHAIL TAL           “Cờ vua không phải là độc quyền của kiểu tư duy phân tích. Trong số các ĐKT nổi tiếng nhất thế giới còn ...



LINH CẢM CỦA MIKHAIL TAL
    
     “Cờ vua không phải là độc quyền của kiểu tư duy phân tích. Trong số các ĐKT nổi tiếng nhất thế giới còn có không ít những “thi sĩ trữ tình”. Về điểm này, có thể kể ngay đến Alekhine là người không thể chịu nỗi môn toán. Đối với họ, cờ vua chủ yếu đó là sự hứng thú, ngẫu hứng. Một phẫm chất gần như thế được giá cao nhất chính là trí tưởng tượng phóng khoáng. Một trong những câu nói ưa thích của họ là: “Dẫu chưa đúng, nhưng đã được khôn khéo nghĩ ra”.
     Họ rất hay viện dẫn  những lý do  có lợi cho các nước biến nào cũng được là: “Nước biến này hay. Tôi cảm giác vậy”.
     Khi một người thường xuyên áp dụng các giải pháp tương tự, tức là chúng ta nói đến kỳ thủ chơi với phong cách linh cảm. Cần phải nhận ngay ra rằng loại linh cảm huyền bí này biểu hiện rất đa dạng. Có người thì phát triển rất mạnh mẽ cảm giác chủ động, còn người khác lại không thể thường xuyên tìm được con đường nhanh chóng và chắc chắn nhất để tấn công, nhưng bù lại, anh ta có khả năng tiên đoán tuyệt vời và đẩy lùi được những triệu chứng dù nhỏ nhất của sự nguy hiểm sắp tới. Còn người thứ ba chỉ đơn thuần phán đoán được bằng linh cảm rằng phải bố trí các quân và chốt của mình như thế nào và ở đâu là tốt nhất.
     Và cuối cùng là sự mạo hiểm. Tôi không chỉ đơn thuần bàn về vị trí của sự mạo hiểm trong cờ vua. Hơn thế, mạo hiểm được nói đến như là một trong những nhân tố quyết định của thành công, - bởi lẽ đã từ lâu theo báo chí cờ vua, ĐKT Tal là một biện giải cho sự mạo hiểm.
     Vậy, mạo hiểm trong cờ vua là gì? Kỳ thủ có cố ý mạo hiểm hay không? Nếu như với cách tiếp cận khoa học nào đấy chúng ta đồng nhất khái niệm “kiến thức”, chuyển hóa linh cảm vào lĩnh vực nghệ thuật, thì có thể tiếp tục tương tự mà liên kết sự mạo hiểm vào thể thao. Thậm chí có thể áp dụng câu ngạn ngữ: “Ai không mạo hiểm thì người đó không thể chiến thắng”. Tôi còn muốn bổ sung thêm, theo quan niệm của bản thân, thì một kỳ thủ chân chính chỉ mạo hiểm khi anh ta biết mình đang mạo hiểm để làm gì (dù chúng ta cảm thấy rằng mạo hiểm được nhớ trong khái niệm linh cảm! – B. và M).
     Kỳ thủ bỏ quân để tấn công, mặc dù anh ta đã có thể không cần phải làm thế. Anh ta có mạo hiểm không? Hiển nhiên, bởi lẽ tấn công có thể bị bẻ gãy, và quân thừa của đối phương sẽ thể hiện toàn bộ sức mạnh tiêu cực (về phần người mạo hiểm).
     Thôi được, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ hơn. Kỳ thủ tiếp nhận việc thí  quân (dù anh ta có thể không cần làm thế) khi tính sẽ bẻ gảy được cuộc tấn công. Anh ta đang mạo hiểm? Đúng vậy! Bởi lẽ trận tấn công có thể trở nên khó chống đỡ.
     Thế thì sự mạo hiểm của ai là “liều mạng” hơn? Không hề tồn tại cán cân nào để có thể xác định điều này.
     Tôi không cưỡng nỗi sự cám dỗ viện dẫn bản thân. Trong cuốn sách dành cho trận đấu với Botvinnik, tôi có viết rằng ở cấp độ cờ hiện đại, khi  mọi người đều biết hết mọi thứ thì để đạt được thành tích mong muốn, đôi lúc kỳ thủ buộc phải chứng minh rằng 2 x 2 = 5. Ngay đến bây giờ tôi vẫn chưa thay đổi quan điểm của mình. Nhưng dù chúng ta có nói bao nhiêu về mạo hiểm, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng. Nếu trong lúc cố chứng minh cho đối thủ tính hợp lý của hệ thức 2 x 2 = 5, bạn vẫn không chút nghi ngờ rằng 2 x 2 = 4, thì đây thực sự là mạo hiểm có tính chất chân lý, sự mạo hiểm này nhiều khi là bắt buộc trong bối cảnh thể thao cụ thể nào đó.
     Người ta thường cho rằng kỳ thủ chối bỏ những nước đi đúng đắn một cách có ý thức. Tuy nhiên, anh ta thực sự tin tưởng rằng những người lập ra bảng cửu chương hôm nay, ngay lúc này, đúng ngay tại đây đã mắc lỗi. Sự mạo hiểm theo phương châm “tôi tin tưởng” thường gắn bó rất chặt chẽ với linh cảm.
     Chắc chắn rằng toàn bộ sự phân định này chỉ là ước lệ. Không thể hình dung được có kỳ thủ nào mà không bị nỗi ngờ vực ám ảnh trong suốt ván cờ, kể cả kỳ thủ giỏi nhất. Đúng là như vậy, và kiện tướng chơi theo phong cách linh cảm không đạt được những thành tích đáng kể nào đó nếu anh ta không được suôn sẻ trong việc tính toán các phương án cụ thể hoặc nếu linh cảm của anh ta hoàn toàn trội hơn sự thông thái. Trong lúc mạo hiểm để tìm ra châu Mỹ tôi thường cố thử nói ra suy nghĩ của mình rằng điều chính yếu là chơi cho tốt,  nói cách khác là chơi đúng phong độ của mình. Khi đó tất cả đều thỏa mãn: cả kiến thức được áp dụng đúng mức, cả linh cảm không đánh lừa ta và sự mạo hiểm là cần thiết, đúng đắn”.
     Tal có tư duy linh cảm tuyệt vời về các thế phối hợp trong cờ vua, ông có sự tính toán các phương án rất chắc chắn. Cách tư duy linh cảm của ông được trình diễn không chỉ khi tấn công vua, mà cả ở cờ tàn 


Tal - Bronstein, Moscow 1974 
 



     Không thể tính toán đến tận cùng tàn cuộc này, tuy nhiên Tal cho rằng cơ hội thắng cờ là vô cùng to lớn.

1.¦d5! c:d5 2.¢d4 ¢e7 3.¢:d5 ¢d7 4.b4!
Chuẩn bị c2-c4.
4...¦e8 5.c6+ ¢c8 6.c4 b:c4 7.¢:c4 ¦e2 8.b5 ¦c2+ 9.¢d5 ¦a2 10.¥c3 ¦:g2 11.b6 ¦f2 12.b7+ ¢c7 13.¥:f6.
Đen đầu hàng.
     Tất nhiên, chúng ta càng trông chờ  hơn ở Tal những giải pháp như thế trong những ván tiếp sau.

ĐFilip – Tal, Xochi 1973






1...e3!   Đối với Tal, thế chủ động quan trọng hơn quân số.

2.h:g4 f4! 3.¥d5 ¦:d5 4.c:d5 e:f2+ 5.¢:f2 f:g3+ 6.¢g1 £:g4 7.d:c6 £h3.
Bây giờ, vua Trắng rơi vào tầm đánh của toàn bộ quân đen  8.e4 ¦f2 9.£:f2 g:f2+ 10.¢:f2 b:c6 11.¦e2 £h4+ 12.¤g3 ¥d6 và Đen có cuộc tấn công không thể ngăn chặn.

Tal – Iokhannessen, Riga 1959




1.¥f7+!?  ¦:f7 2.¤:f7 ¢:f7 3.£b3+ ¢f8 4.¦ac1. Tôi cảm thấy việc thí chất như vậy nói chung là không cần phải tính toán cụ thể - vừa nhìn vào thế cờ nhận được đã đủ tin rằng việc thí quân là đúng mực” (Tal).
1...a6? Khá hơn một chút là
4. ..£b6 5.¤b5 ¤e8 6.£c4!, mặc dù lúc đó quân trắng  vẫn giữ được thế tấn công.

5.¦fd1  £a5 6.£c4! Chống lại hướng thoát b7-b5
6...£f5 7.h3! ¤e8! 8.¤d5 £e6 9.£b4 b5

 Trong trường hợp 9...¥e5 thì 10.¦c4!10.¦c6! £f7 11.¤c7 ¤:c7 12.¦:c7  £e6 13.¦dc1! ¤b6 14.¦:e7!, và thắng cờ.
Tal - Zaichik,  Tbilisi 1988



1.¤d5!
Với hướng chơi 1.ab quân trắng chẳng được gì, sau khi: 1...¤:b4 2.¤d5 (2.e5?! ¤:d3 3.ef? ¤:e1 có lợi cho đen)2...ab 3.¥:b4 ¥b7 cơ hội như nhau. Còn lúc này, một lần nữa chúng ta lại thấy  Tal hy sinh quân để giành lấy thế chủ động! Và dĩ nhiên, gần như bắt buộc đen phải bắt quân.
1... e:d5 2.e:d5
Hiện tại, nguyên tắc nhất là thoái mã 2...¤b8 hoặc là2...¤a7. Khi đó, sau 3.ab ¥b7 4.c4  trên bàn cờ xuất hiện một thế trận rất là lý thú. Hơn 1 quân đổi lại 2 chốt, nhưng tình thế của quân đen rất gò bó. Trong khi đó, những đe dọa nguy kịch đang lăm le bủa xuống đầu vua của chúng (sau ¥d2-c3, g2-g4...). Linh cảm đã mách bảo với ĐKT người Riga rằng thế trận hứa hẹn cho ông một triển vọng tươi sáng. Cũng cần phải tính đến nhiều khả năng quân đen không cố giữ lại quân bắt được để hòng có cuộc cờ khả dĩ: 2...¥b7? 3.dc ¥:c6 4.¦:e7!, và trắng thắng;2...ba 3.dc ab 4.¥c3 – quân trắng hơn hẳn; 2...¤:d5 3.£:d5 ba 4.¥c3!? (Cũng có thể hoàn toàn đơn giản 4.ba), và quân đen khó mà chỉnh đốn tuyến phòng thủ cho lâu đài của đức quân vương. ĐKT người Tbilisi đã tìm thấy một phương pháp phòng ngự khác, khi buộc hậu trắng phải rời khỏi đường chéo chính.
 2...¥g4 3.£g3 ¤:d5 4.£:g4 ¤f6 5.£h3 d5?!
Chắc hẳn, Zaichik không thích thế trận với 5...ba 6. ¥c3! g6 (thua ngay nếu 6...h6?? - 7.¥:f6 ¥:f6 8.£f5) 7.ba, nhưng nếu sau 7...¦fe8 (không được  7...¤d5  bởi  8.¥:g6!) quân trắng cần phải chứng tỏ thêm áp lực đáng kể của chúng. Còn chính bây giờ, quân đen bị tước bỏ biết bao công sức để chúng tổ chức phản đòn trên cánh hậu.
 6.a4! Vấn đề chính là ở đây.6...¦fe8 7.¢h1   Đại thể tránh vua khỏi đường chéo g1-a7 là hoàn toàn có lợi. Riêng với 7.£f3 ¥d6 trắng không thể chén ngon chú chốt: 8.¦:e8  ¦:e8 9. ¥a6?? £b6.
  7... a5 8.£f3 ¥d6 9.c4! Khi mở cột “c” nhà cựu VĐTG đã gây ra chiến cuộc trên khắp bàn cờ, nhờ thế mà đối thủ của ông khó mà trở tay ứng chiến.9...b:c3 Tiếp biến 9...dc 10.¥:c4 đđđem lại lợi thế rõ ràng cho trắng, còn  9...¤e7? Chỉ tổ tồi tệ thêm vì 10.c5!10.¥:c3.   Các bạn hãy xem, cặp Tượng tuyệt đẹp như thế nào!10... ¦:e1 11.¦:e1 ¥b4.  Quân đen đặt kỳ vọng của mình chính vào khả năng này, nhưng hởi ôi điều chúng trông đợi thật là ngao ngán.





12.¥:f6!
  Thiệt chất có ý nghĩa gì đâu so với cặp tượng quá dữ dằn! Lối chơi gây xúc động, thế nhưng cấn phải nói rằng việc thí chất trên đòi hỏi sự tính toán tinh tế sơ bộ từ nhiều nước trước.
12... ¥e1 
Còn bây giờ quân trắng tiếp tục tấn công sao đây? Với 13. £g4? thì không đạt mục đích vì  13...g6 14.f5   £d6! 15.£g5 ¤e5!. Chúng ta hãy xem đòn đánh  13. ¥:h7+ kèm theo bản hòa âm đầy ấn tượng: 13...¢:h7 14.£h5+ ¢g8 15.£g5 ¢f8 (duy nhất) 16.£:g7+  ¢e8 17.£g8+ ¢d7 18.£:a8 £:f4 (không nghĩ ra cách gì tốt hơn)  19.¤c5 ¢d6 (hoặc là 19...¢c7 20.£b7+ ¢d6 21.¥e7+!!  và trắng thắng hậu) 20.£f8+ ¢c7 21.¤e6!! fe 22.¥d8+!  và cũng bắt chết hậu. Thế thì, ơn Chúa tại sao ta không chơi 13. ¥:h7+ ? Nhưng không, té ra là còn có một cách trả lời cứu được ván cờ. Đó là - 13...¢f8! (hầu như trong cờ không có điều gì là nhất định!), và quân đen hoàn toàn bình ổn sau 13...£g4 gf 15.£g8+ ¢e7 16.£:a8 £:f4. ĐĐ Đây là thời điểm có thể dễ bị hụt hẩng khí thế tấn công. Nhưng dẫu sao, Tal vẫn chính là Tal! Trong hoàn cảnh đó ông đã lựa chọn và tiến hành phương cách duy nhất để giành chiến thắng.
13.£h5!  Chính là vậy!
13...g:f6 
Sau khi nghiên cứu chú giải về nước đi vừa rồi của quân đen, cần phải thấy rõ là sau 13...h6 14.£g4 g6 15.¥:g6 fg 16.£:g6+ ¢f8 17.£:h6+ ¢e8 (17...¢g8? 18..£h8+ ¢f7 19.£g7+) 18.£h8+ ¢d7 19.£:a8 £:f4 (19...£b6 20.¤d4!) 20.¤c5+ quân trắng đã có thể ăn mừng thắng lợi.
14.£:h7+ ¢f8 15.£h8+ ¢e7 16.£:a8
  Hình thành nên những thước phim về cuộc chiến vĩ đại với đông đảo các phương án hiểm hóc đã đem lại ưu thế rõ rệt cho quân trắng. Thực tế, chúng hơn 2 chốt, nhưng để tận dụng được ưu thế đòi hỏi còn phải tập trung và chính xác hơn nữa. Cựu VĐTG đã hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo.
16... ¥f2! 17.¥b5!
 
Với 17.g3?! ¥a7 quân đen tạo nên đe dọa ngược trở lại £c7-b6.
17...¤d4 18.£e8+ ¢d6 19.£f8+ ¢e6
 
Hoặc 19...£e7 20.£:e7 ¢:e7 21.¤:a5
 20.¤c5+ ¢f5 21.¥d7+!
 Phải thế, mà không thể 21.¥d3+? ¢:f4 22.£h6+ ¢e5 và quân trắng coi như phải làm lại từ đầu. Còn giờ đây sau  21...¢:f4 22.£h6+ ¢e5 23.¤d3+ ¢d6 24.£:f6 quân đen không còn chút cơ may nào.    
 21...¤e6 22.£:f7 £:c5 23.£:e6+ ¢:f4
     Hoặc nếu  23...¢g6 24.¥e8+
 24.£:f6+ ¢e3 25.£g5+ ¢d3 26.¥e6 ¢c4 27.£f4+
     Đơn giản hơn, ngay lập tức 27.£c1+
 27...¥d4 28.£c1+ ¢b4 29.£:c5+ ¢:c5 30.b3
     Xong xuôi! Đến đây đã có thể yên tâm hạ màn, tuy nhiên theo quán tính ván cờ còn tiếp tục thêm một vài nước đi nữa.30...¢d6 31.¥c8 ¢e5 32.g3 ¢e4 33.¢g2 ¥c5 34.¥b7 ¥b4 35.h4 ¥c3 36.¢h3 ¥e1 37.g4 ¢e5 38.g5 d4 39.¥a6 ¥b4 40.¢g4 ¢e4 41.g6 ¥f8 42.¢g5, và quân đen đầu hàng.


Tal - Speelman, Subbotisa 1987

 
1.¤e5! £:d4 2.¥c3 £d8 3.¤gf3 ¤ce8 Đối với 3...¤cd5 để chuẩn bị phòng ngự cánh vua, Tal định chơi 4.¥d2 để tiếp đó sẽ là g4-g5, dù rằng thế cờ này thật khó xác định.4.g4 b5 Bắt quân vào g4 là khá mạo hiểm.5.g5 h:g5 6.¤:g5 ¦a6 Bây giờ đòn tấn công đã trở nên khẩn cấp.7.£f3 b4 8.£h3 g6 9.¥:g6! b:c3 10.¤e:f7 £d2+ 11.¢f1 ¦:f7 12.¥:f7+ ¢g7 13.¦g1 và quân đen hết đường chống đỡ
          

Tal - Sveshnikov, CCCP 1973

     

Quân đen thiếu đúng một temp để hoàn thành phát triển.1.¤:f7! ¢:f7 2.¥:e6+ ¢f8    Sau khi 2...¢:e6? 3.£c4+ ¤d5 4.¦:d5 trắng thắng cờ ngay.3.0–0   Quân trắng chỉ được hai chốt thay cho quân nhưng lại có cuộc tấn công mạnh mẽ. Còn các quân đen lại hoàn toàn thiếu sự phối hợp lực lượng.3...£c8 4.¦:d7    Nước đi vừa rồi của đen là nhân tố phòng ngự tích cực - nếu mà 4.e5? £c6
4...¤:d7 5.¦d1¥c6 6.¤d5 Với đe dọa 7.¤:b6. Sẽ là bất cẩn nếu bây giờ 6.£g4 ¤f6!?, và sau khi trả lại chất quân đen sẽ đơn giản hóa thế cờ.6...£b7 7.e5   Ngăn chặn ¤f6 và sẵn sàng £g4.
7...¢e8 8.¥:d7+ £:d7 9.e6   Không cần  9.¤:b6? bởi vì 9...£h3 9...£:d5 10.¦:d5 ¥:d5 11.£h5+.  Luật của V. Smyslov: “Cờ vua – đó là trò chơi của những đòn đánh chĩa đôi!” Quân đen đầu hàng.

  Tal - Velimirovich, Talin 1979





1.¤:f7!? Tal đã sớm tìm thấy con đường mạo hiểm này. Nếu 1.¤b5 thì 1...¤e:d5 và trắng chẳng được gì. 1...¢:f7 2.f3 ¤e:d5 Trong trường hợp 2...ef3 3.e4!? trắng hình thành trung tâm vững chắc.3.f:e4 ¤:c3 4.¥:c3 Hỏng cờ nếu 4.¦:f5?! ¤:d1 và không kịp e4-e5 vì quân tượng b2 đang treo.4...£:e4 5.£h5+ ¢e6  Trong trường hợp 5...¢g8 6.¥:f6 gf6 7.¦:f6 vua đen sẽ rơi vào tầm tấn công dữ dội.6.£h3+ ¢d6


    
Lúc này vua đen chẳng còn đường để trốn qua cánh khác.7.b4! ¢c7 [hoặc7...c:b4 8.¦f4] 8.¦ac1 ¦c8 9.¦f5 £g4  Nếu  9...¢b8 10.¥e5+ ¢a8 11.¦:f6 ¦e8 12.¦e6! cũng thua cờ.10.¥e5+ ¢d7 11.£f1 £e4? Nên cố thử đóng cột 11...c4! 12.¦f4. 12.¦c4 £c6 13.£h3 £e6 14.¥:f6 g:f6 15.¦e4!  Đen đầu hàng.

Tal - Ftacnik, Nestved 1985





1.f5! Mở toang thế cờ để dễ  hoạt động tích cực.1...e5 Nước biến tồi 1...e:f5 2.¤d5 £d8 3.¤:f5 với lợi thế rõ cho trắng.2.¤d5 £d8 3.f6!? Và đây là nét điển hình của Tal: chỉ có tiến lên, không hề lùi bước.3...e:d4 Sau khi  4...¤:f6 5.¤:f6+ gf 6.¤f5 cánh vua của đen suy yếu.
4.£:d4! ¤c6 5.£h4 ¥g3 Không thể đưa mã về chi viện cho tuyến phòng ngự 5...¤e5?! 6.¤e7+ ¢h8 7.f:g7+.6.£:g3 £:d5 7.¥f3 £c4 8.¥h6 g6 9.b3 £c3 10.£h4 ¥b7 Giờ là lúc cuộc tấn công kết liễu.11.¥:f8 ¢:f8 12.£:h7 ¤:f6 13.£h8+ ¢e7 14.¦ae1+ ¢d6 15.£g7 ¤d5 16.£:f7 ¤d8 17.£:g6+ ¢c5 18.¦e4 b5 19.¦d1.Và bởi hăm dọa ác nghiệt 20.b4nên đen đã đầu hàng.
 G. Kasparov đã phát biểu: “Tal là kỳ thủ duy nhất trong trí nhớ của tôi, là người không phải tính toán các phương án dài dòng mà lại nhìn thấy thế cờ kết thúc một cách dễ dàng !”  Sau mỗi ván cờ Tal thường huyên thuyên về các phương án đã được tính trước. Tuy nhiên, Rafik Vaganian có lần đã nói đùa rằng tất cả các phương án này ông ta đã nghĩ ra sau ván đấu bởi vì chúng đã được xác nhận việc đánh giá qua thế cờ kết thúc mà Tal đã nhìn thấy.

Trung tâm huấn luyện quốc gia II

   


   


    


   


   


   

 

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: LINH CẢM TRONG CỜ (Tiếp theo) A.Beliavsky, A.Mikhalchishin
LINH CẢM TRONG CỜ (Tiếp theo) A.Beliavsky, A.Mikhalchishin
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZhL8eTa2isdzuTqg9duThDHPQimwSxp-3J0tZKP3fx42OW85tC-lA2TSCT81nnSIX38m14cnKY6zjsM0sI3eY_jQZua2uT0-nx9dF37LE3XdokLBwrB8gFRfowDBeFp9n7A9FPgQddlo/s200/T1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiZhL8eTa2isdzuTqg9duThDHPQimwSxp-3J0tZKP3fx42OW85tC-lA2TSCT81nnSIX38m14cnKY6zjsM0sI3eY_jQZua2uT0-nx9dF37LE3XdokLBwrB8gFRfowDBeFp9n7A9FPgQddlo/s72-c/T1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2013/04/linh-cam-trong-co-tiep-theo-abeliavsky.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2013/04/linh-cam-trong-co-tiep-theo-abeliavsky.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy