PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU 1. TẤN CÔNG VÀ PHÒNG THỦ. Điểm cao một kế hoạch chiến lược tích cực là hướng hoạt động trực tiếp vào vị ...
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU
1. TẤN CÔNG VÀ PHÒNG THỦ.
Điểm cao một kế hoạch chiến lược tích cực là hướng hoạt động trực tiếp vào vị trí đối phương gây nguy hiểm cho các điểm yếu của họ , tóm lại đó là tấn công . Một ưu thế thế trận , như nguyên tắc, chỉ có thể khai thác được qua nước công .Như vậy nguyên tắc khởi công đúng lúc, đúng cách là một thành phần quan trọng của chiến lược cờ vua. Đa số các ván cờ trong cuốn sách nầy chứa đựng những điển hình về tấn công , có thành công và cả thất bại. Ta chỉ lập lại ở đây việc nhấn mạnh các nguyên tắc đã nêu ra trong các chương trước:
1.Cho thế công đạt kết quả cần phải nắm được ưu thế. ưu thế có thể thuộc nhiều loại: họp đồng giữa các quân hay hơn , chốt cơ động hơn, chiếm lĩnh cột mở, đường chéo thông, ưu thế địa phương trên một vùng nhất định ( đa số chốt ở cánh, quân tập trung ở cánh ).
2. Mục tiêu không thể được chọn tùy thích. Thế công chỉ được nhắm vào các điểm yếu trong vị trí đối phương .
3. Tiền đề cần thiết cho thế công bên cánh là ưu thế ở trung tâm hay một trung tâm vững chắc dù thụ động.
4. Bên tấn công phải cố gắng mở cờ và sử dụng tối đa sức mạnh quân họ.
5. Thế công vẫn dựa trên một kế hoạch chiến lược định sẵn gồm nhiều thành tố như tấn công đôi, lệch hướng, giằng quân, còn phối hợp thí quân …
Bây giờ ta hãy xem xét vấn đề phòng thủ. Có lý khi mục đích bên phòng thủ sẽ phải ngược lại bên tấn công. Chẳng hạn khi mở cờ là yếu tố quan trọng cho thế công thì khép kín cờ khi có thể là phần hành của phòng thủ. Điều căn bản nầy khó chấp nhận một biệt lệ nào. Việc mở cờ khi phòng thủ ( ngoại trừ là phần phụ thuộc thế phản công) thường là sai lầm. Thế mà ta thường thấy sai lầm nầy được lập lại luôn luôn . Trong cuốn “Làm chủ bàn cờ” Reti đã cho ta một thí dụ rất hay lấy từ một ván cờ của Morphy Hình
Đen hơn hai chốt với thế cờ rất vững chắc. Trắng chỉ có bù đắp nhỏ với hai tượng và ưu thế không gian ( trung tâm thu hẹp ). Một tay cờ quen thuộc lối chơi chiến lược hiện đại sẽ tìm ra một kế hoạch đúng ngay: ngăn ngừa trắng tấn chốt e5 và mở cờ toang ra . Sau nước chính xác 1… f6! 2. f4 ¤c6 hay ¤g6 đen sẽ có ưu thế . Vào thời của Morphy , lý thuyết về phòng thủ của Steinitz chưa có. Các tay cờ thời đó chắc cũng sẽ vi phạm sai lầm y như đối thủ của Morphy thôi. Anh ta muốn thoát cờ ngay tức khắc với f5. Điều sai lầm nầy gây rất nhiều khó khăn cho Đen về sau và Morphy có thể kết thúc ván cờ một cách thật hay đẹp 12 nước sau đó .
Điều nầy không có nghĩa là mọi cố gắng thoát cờ từ một thế cờ gò bó là một sai lầm về nguyên tắc. Nhưng nước thoát cờ chỉ có thể chơi được sau khi đã thanh toán dần dần áp lực của đối phương, sau khi đã gia tăng được thế hợp đồng các quân và gia tăng được không gian phòng thủ. Nước thoát cờ không thể khởi đầu cho những biện pháp phòng vệ mà phải là kết quả của một cuộc hành quân phòng thủ được điều động chính xác, đúng đắn.
Kỹ thuật phòng thủ và việc sửa soạn nước đẩy thoát cờ cũng có ảnh hưởng ở khai cuộc. Một trường hợp quan trọng và đáng chú ý là ván cờ Tây Ban Nha.
Evans – Rossolimo
USA mở rộng ,1955
1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥b5 a6 4.¥a4 ¤f6 5.0–0 ¥e7 6.¦e1 b5 7.¥b3 d6 8.c3 0–0 9.h3 ¤a5 10.¥c2 c5 11.d4 £c7 12.¤bd2 ¤c6 13.d5?
Chặn luôn trung tâm, Trắng sửa soạn thế công Tây Ban Nha nổi tiếng lên cánh Vua Đen. Điều nầy đặc trưng cho các nước đi ¤f1, ¢h1 ,g4 , ¤g3 , và ¦g1. Trong nhiều ván cờ Đen không thể tìm ra một hệ thống phát triển phòng vệ vừa ý nên vào đầu thế kỷ, thế công Tây Ban Nha là một thứ khí giới rất đáng sợ . Tuy nhiên Tartacover có ý kiến là Đen không có gì phải sợ hãi nếu chống đở chính xác. Đối với ông ta , thế công Tây Ban Nha chỉ là một thông lệ không hữu hiệu.
13...¤d8 Tới đây Đen có hai khả năng, mỗi khả năng có một kế hoạch chiến lược hoàn toàn khác nhau.
a. Trả Mã trở về a5( 13…¤a5) , như vậy Đen có ý định chỉ sử dụng một phần nhỏ lực lượng vào việc phòng vệ quân Vua để tập trung lực lượng còn lại phản kích bên cánh Hậu là chính .
b. Còn như tiếp tục y như trong ván cờ (13…¤d8) Đen dựa vào cánh Hậu sẽ thụ động và việc tranh chấp chỉ dồn vào cánh Vua. Như ván cờ nầy cho thấy , Đen không những có triển vọng phòng thủ rất hay mà còn có khả năng sử dụng nước thoát cờ f5.
14.a4 Nếu Trắng muốn đạt ưu thế bên cánh Vua, nước đi nầy kết hợp với nước sau là đường hướng nối tiếp có lý nhất vì Trắng sẽ đóng lại cánh Hậu.
14...¦b8 14…b4 quá sớm vì còn Mã với 15.¤c4! đe dọa.
15.c4 Sau 15.axb5 axb5 16.c4 b4 thế công cánh Vua của Trắng còn ít hy vọng thành công hơn nữa vì Đen còn có thể hoạt động sau nầy trên cột “a” mở.
15...b4 Vào thời gian đó 15...¥d7 được xem là hay nhất về lý thuyết nhưng ván cờ nầy cho thấy rằng ngay sau khi đóng kín cách Hậu lại, Đen vẫn không bị thụ động triền miên.
16.¢h2 ¤e8 17.g4 g6 Các tay cờ không quen thuộc với những tinh tế của ván cờ Tây Ban Nha sẽ thấy nước đi nầy hơi bất ngờ. Ý định nước đi nầy là không cho Mã Trắng chiếm lĩnh ở f5 (¤f1-g3-f5 )cùng lúc cũng cố cánh Vua với việc sửa soạn cho nước ¤g7 và ¤f7.
18.¦g1 f6 19.¤f1 ¤f7 20.¤g3 ¤g7 Đen có các bố trí rất hay và đối phương không thể thành công khi lao vào tấn công cánh Vua. Trong những thế cờ tương tự , Trắng thường có hy vọng hơn cờ khi thí Mã ở f5, nhưng ở đây, điều nầy không thể hy vọng gì vì Đen còn quân Mã ở g7 thí dụ : 21.¤f5? gxf5 22.gxf5 ¢h8 Từ thế cờ trên Đen có thể cho ăn thua khi sửa soạn sẵn sàng tấn chốt thoát cờ f5. Điều nầy sẽ đòi hỏi nhiều cuộc sửa soạn kỹ lưỡng .
21.b3 ¥d7 22.¥e3 ¢h8 23.£d2 ¦be8 24.¦g2 £c8! 25.¦h1? Trắng vẫn mộng tấn công . Ý định sửa soạn h4 sau khi rút Mã về g1. Có lẽ hay hơn nên 25. ¦ag1 ¦g8 mặc dù sau đó Đen vẫn có thể sửa soạn nước đột phá với 25… ¦g8
25...f5! Bây giờ Đen thoát thế cờ gò bó. Sau một loạt đổi quân , Đen sẽ có cấu trúc chốt hay hơn. 26.gxf5 gxf5 27.exf5 ¤xf5 28.¤xf5 ¥xf5 29.¦hg1 ¦g8 [29...¥xh3? 30.£d3] 30.¤g5 ¤xg5 31.¥xg5 ¥xg5 32.¦xg5 ¥xc2 33.£xc2 ¦xg5 34.¦xg5³
Bây giờ Đen có ưu thế nhỏ vì chốt f2 bên Trắng yếu. Trong ván cờ Đen đã thắng sau hơn 33 nước nữa nhưng chỉ vì Trắng chơi kém mà thôi.
Một phòng thủ chính xác sẽ gây nhiều trở ngại nhất cho thế công đối phương cùng lúc phải phối hợp với một kế hoạch chiến lược đúng ( thí dụ ; sửa soạn phản kích hay ép buộc chuyển về tàn cuộc ). Rõ ràng thế cờ đặc tính khác nhau đòi hỏi phương pháp phòng thủ khác nhau. Ta sẽ xem xét những phương pháp quan trọng nhất riêng rẽ trong ba phần sau:
A. Đẩy lùi các mối đe dọa chiến thuật
Trong nhiều trường hợp chỉ cần giới hạn phòng thủ trong việc đảy lùi đe dọa chiến thuật đối phương. Điều nầy là trường hợp khi một bên để đặt căn bản cho tấn công ( ưu thế không gian, quân hiệp đồng hay hơn, khai triển nhanh hơn …) với giá phải trả là một bất lợi thế trận. Bên phòng thủ chỉ cần ngăn chặn thế công tức thời là cán cân sẽ tự động nghiên về anh ta ngay.
Spasski – Geller / Trận đấu 1956
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.e3 ¤f6 5.¤f3 ¤c6 6.a3 cxd4 7.exd4 ¥e7 8.¥d3 dxc4 9.¥xc4 0–0 10.0–0 a6 11.¥g5 b5 12.¥a2 ¥b7 13.¦c1 b4! 14.axb4 ¤xb4 15.¥b1 £a5
Nhờ cuộc điều động hay bên cánh Hậu ( 11…b4 ,14…b5) Đen sẽ thành công trong việc kiểm soát ô d5 như vậy gò ép chốt cô lập Trắng . Trong khi đó Trắng có ưu thế bên cánh Vua về không gian nơi các quân Trắng bố trí tích cực hơn và tiền đồn e5 có thể rất có ích cho Mã Trắng cho Trắng cơ hội tấn công rất hay.Sau 15...¥xf3 16.£xf3 £xd4 17.¦fd1 Trắng có nhiều triển vọng chiến thuật ( 17. ¦d1 hay 17. ¤e4 ) nhờ cặp Tượng và quân hiệp đồng hay hơn. Thế cờ lúc đó sẽ cân bằng năng động như trong ván cờ. 16.¤e5 ¦ac8 17.¦e1 ¤bd5 Mỗi bên bố trí lực lượng theo yêu cầu đòi hỏi của Chốt cô lập. Với nước sau, trắng buông thế công rất dữ vào Vua Đen. 18.£d3 Đe dọa nước mạnh 19. ¤g418...g6 19.£h3! Hăm 19.¥h6 rồi ¤xf719...£b4! Qua đe dọa trên Đen phải bảo vệ thêm Tượng ở e2. Đen kết hợp việc nầy với biện pháp cho Đen thế phản kích tích cực dưới hình thức thế công vào chốt d4. 20.¥h6 ¦fd8 21.¥a2 Để xem Đen có chơi phòng thủ kiến hiệi không ta phải xem xét nước đi 21.¤xf7 có nguy hiểm cho Đen không ? Một cuộc phân tích sâu rộng sau ván cờ cho thấy Đen có thể gạt phắt cơn bảo : 21.¤xf7 ¢xf7 22.£xe6+ ¢e8 23.¥g5! £d6 24.£h3 ¤xc3 25.bxc3 ¥d5 26.¥xf6 £xf6 27.£xh7 ¥f7 ván cờ dù vẫn gay gắt chỉ cân bằng. 21...¦d6 Một nước phòng vệ quan trọng đáp lại mối nguy ¤xf7 cho hiện tại.
22.¥g5 £xd4
Phút quyết định trong thế công, bây giờ Trắng phải tiếp tục với 23.¤xd5 ¤xd5 24.¤xf7! ¦xc1! 25.¤h6+! ¢g7 26.¥xc1 ¤f4 27.¥xf4 £xf4 cân bằng. Trong ván cờ Trắng muốn củng cố thế công nhưng không thành vì đối phương phòng thủ quá chính xác.
23.¦cd1? ¤f4! 24.¥xf4 £xf4 25.¦xd6 ¥xd6 26.¤xf7 Có lẽ Trắng dựa vào nước đi nầy nhưng lại không thấy nước đáp chiến thuật rất hay của Đen . Dĩ nhiên 26…¢xf7? 27.¥xe6 không thể được.
26...¦xc3!Nước thí chất có hai mục đích: trước hết rời xe không mất nước khỏi một ô đang bị đe dọa, thứ nhì nước đi nầy cho Đen quyền kiểm soát ô e4.
27.¤h6+ 27.bxc3 ¤e4! 28.¤h6+ ¢g7 29.¤g4 h5 Trắng thua rồi
27...¢g7 28.bxc3 ¥c5 Dĩ nhiên 28…¤e4 cũng được 29.£g3 £xg3 30.hxg3 ¢xh6 31.¥xe6 ¤e4 32.¦e2 ¤xc3 33.¦b2 ¥c6 34.¢h2 ¥b5 35.f3 ¢g7 36.¦b3 ¥d4 37.¥c8 a5 38.¦a3 a4 39.g4 g5 40.g3 ¢f6 41.f4 ¥c6 42.¥f5 h6 0–1 Buông cờ.
Nét đặc trưng cho ván cờ nầy là sự phối hợp giữa phòng thủ và phản công tích cực. Đen đã có thể bảo vệ các điểm bị đe dọa của mình và ngăn chặn mọi đe dọa, cùng lúc gây áp lực lên d4 và vào cuối ván cờ lên f2. Một kiễu phòng thủ tích cực như vậy không phải luôn luôn áp dụng được, nhưng ngay khi một tay cờ ép buộc thu về bảo vệ các điểm bịnguy khốn một cách thụ động, tay cờ đó vẫn phải bố trí sau cho các quân đạt tối đa sự hiệp đồng và lực lượng trói buộc trong phòng thủ hoàn toàn thụ động chỉ là tối thiểu . Một sai lầm đặc trưng cho tay mới chơi cờ là về phòng thủ ngay dấu hiệu đầu của thế công địch: bảo vệ chống lại mối nguy cơ chưa hiện ra có thể hủy luông mọi khả năng chơi phản công tích cực. Một lối chơi phòng thủ chính xáx ngăn chặn các mối đe dọa chiến thuật đối phương một cách kinh tế nhất. Một phần nữa, lực lượng của ta phải được phát huy sức mạnh tối đa.
B. Thế phản công
Châm ngôn “ Tấn công là cách phòng thủ hữu hiệu nhất” rất có giá trị cao trong chiến lược cờ vua. Khởi tấn công luôn luôn kèm theo một vài mạo hiểm: để phá tan vị trí địch đòi hỏi một sự tham gia của lực lượng dự bị, bên phòng thủ như vậy có đầy triển vọng đạt được một sự ưu thế ở một vùng khác trên bàn cờ . Ngoài ra tấn công đòi hỏi nhiều biện pháp thẳng thừng chẳng hạn như tấn chốt , bỏ lại nhiều điểm yếu quan trọng trong thế cờ bên tấn công . Một kiễu phòng thủ tích cực luôn luôn phải in trong trí khả năng phản công vào lúc thuận tiện.
Bisguier – Fuderer
Liên vùng 1955
1.e4 c5 2.¤f3 d6 3.g3 ¤f6 4.d3 b6 5.¥g2 ¥b7 6.0–0 g6 7.¤h4 Trắng sửa soạn tấn chốt f4 để tấn công cánh Vua. Dù kế hoạch nầy thường được dùng trong những thế cờ như vậy, nó thật ra không hữu hiệu.Trắng phải chú ý nhiều hơn ở trung tâm và với những nước đi như c3, ¤d2. ¦e1 và d4 cố gắng đoạt ưu thế ở đó.
7...¤c6 8.f4 ¥g7 9.¤d2 0–0 10.c3
Thế cờ Trắng có vẻ mạnh và co dãn. Tuy nhiên ván cờ cho thấy chốt Trắng không có khả năng sức mạnh năng động. Chốt Trắng tiến lên không gây cho Đen lo ngại bao nhiêu.
10...¤d7 Một nước đi rất hay. Không những Đen gia tăng sức mạnh quân Tượng ở g7 mà còn sửa soạn tấn chốt b5-b4 .Đen cũng gia tăng quyền kiểm soát lên các ô trung tâm và ngăn chặn nước tiến d4 thí dụ: 11.¤df3 b5 12.d4? cxd4 13.cxd4 £b6 14.¥e3 e5; 11.f511.Ndf3 b5 12.d4? cxd4 13.cxd4 £b614. ¥e3 Đen hơn chốt , hoặc . 12.¥e3 £b6 13.£d2 b4 14.d4 bxc3 15.bxc3 ¤a5 Đen có đòn phản kích hay bên cánh Hậu.
11.a4? Chỉ trì hoãn Đen tấn chốt b5 một nước thôi nhưng lại mở cột Xe có lợi cho Đen . Hay hơn nên 11.¤2f3 hay 11.f5
11...a6 12.f5 Đây là nước tiếp diễn có lý của kế hoạch Trắng khởi sự từ nước thứ 7. Trắng muốn mở cột “f” rồi gia tăng áp lực lên cánh Vua với ¤f3-¤g5tuy nhiêncó khuyết điểm là để cho Đen ô chiến lược quan trọng e5.
12...b5 13.axb5 axb5 14.¦xa8 £xa8 15.fxg6 hxg6 16.¤df3 £a2!
Bây giờ thấy rõ nước vô thưởng vô phạt của Trắng ở nước thứ 11.a4 đã gây hại cho thế cờ Trắng. Việc Hậu Đen , xâm nhập không những gò ép cánh Hậu bên Trắng còn gia tăng sức mạnh nước tấn chốt b4 .Nếu 17.d4 cxd4 18.cxd4 £a7 19.¥e3 e5 lỗ một chốt.
17.¦f2 £b1 Vẫn ngăn ngừa d4, thí dụ: 18.d4 cxd4 19.cxd4 ¤xd4! 20.¤xd4 ¥xd4 21.£xd4 £xc1+
18. ¤d2 Với nước đi nầy Trắng bỏ luôn thế công bên cánh Vua, để cho Đen tiếp tục thế công bên cánh Hậu một cách tự do.
18...£a118...£xd3??19.¦f319.£c2 ¤de5 Đe dọa 20…M: bây giờ trắng phải trở về thế thủ. 20.¥f1 ¤g4 21.¦e2 b4 22.¤b3 £a2! 23.c4 Nước đi nầy( cho Đen quyền kiểm soát ô d4) đã bị chỉ trích nhiều.Nhưng thật ra Trắng khó có thể để cho Đen chơi vì nhiều mối đe dọa chiến thuật kèm theo 23...£a4! 24.¤f3 Hy vọng thoát thân khỏi thế giằng khó chịu với 25.¤bd4 tuy nhiên Đen ngăn cản ngay.
24... ¦a8 25.¥g5 ¥c8 Một nước cần thiết , sửa soạn chuyển Tượng lên g4. Cũng tham gia vào đòn phối hợp hồi cuối qua việc ngăn chặn Trắng ăn Xe a8 với nước chiếu.
26.¦e1 ¤ge5! 27.¤xe5 Sau 27.¤fd2 ¥g4! 28.¦a1 £xa1 29.¤xa1 ¦xa1µ Đen ưu thế quyết định. 27...¥xe5 Đen đang đe dọa ăn hơn quân . Nước đỡ hay nhất 28.¢g2 ¤d4 29.¤xd4 ¥xd4 30.£xa4 ¦xa4 31.¥xe7 ¥xb2 32.¥xd6 ¥ dù Đen vẫn đạt được thế cờ tàn ưu thắng ( để cho Trắng với một chốt nguy hiểm ở b4) hoặc xảy cuộc đổi chất thí Hậu(28...¥g4!! 29.¦a1 £xa1 30.¤xa1 ¦xa1 28.¦a1? Rơi vào bẫy! 28...£xb3! 0–1 Buông cờ
Phản công không chỉ là phương pháp phòng vệ hay nhất . Đó là đường hướng hữu hiệu nhất để chơi cờ . Khi đang đỡ gạt các mối đe dọa của địch không bao giờ nên quên những khả năng kín đáo nhất ( tiềm ẩn nhất ) vẫn có thể xảy đến dù trong thế cờ khó khăn nhất. Nó chỉ cần được tìm ra thôi . Đòn phản công còn có một ảnh hưởng tâm lý cực mạnh. Khi kẽ tấn công trở thành kẽ phòng thủ , lúc đó dễ quyết định số phận ván cờ.
C. Việc phòng ngừa trong thế thủ.
Cũng y như trong y khoa hiện đại, càng ngày càng chú ý đến y khoa phòng ngừa. Trong chiến lược cờ vua hiện đại các biện pháp phòng ngừa thường xuyên được sử dụng để đối phó với thế công đối phương trước khi thế công nầy hoàn toàn triển khai . Qua phòng ngừa trong thế thủ ta muốn nói đến việc củng cố các điểm yếu trước khi đối phương có thể tấn công. Như vậy khả năng các mối đe dọa chiến thuật đã bị loại trừ trước khi chúng có thể phát triển được .
Có vẻ như là phương pháp nầy đi nghịch lại nguyên tắc đòi hỏi tiết kiệm trong phòng thủ . Vì ta xét thấy chỉ có mối đe dọa thực sự mới được đối phó và đối phó với lực lượng tối thiểu cần thiết mà thôi. Điều nghịch lý thực ra chỉ bề ngoài , phòng ngừa trong phòng thủ chỉ được đặt ra và chỉ hữu hiệu khi nó đòi hỏi ít nước đi và ít lực lượng hơn là nếu ta phải chống đối lại một thế công của địch . Như vậy phòng ngừa đã chú ý đến vấn đề tiết kiệm rồi . Trong nhiều trường hợp , điều nầy rất cần thiết . Việc bỏ qua có thể làm cho thế công địch càng sắc bén thêm như thí dụ sau đây cho thấy:
Samisch – Grunfeld /Karlsbad 1929
Hình Đen có thế cờ rất vững chắc và qua quân Tượng hay hơn có triển vọng đạt được ưu thế . Tuy nhiên Trắng đang tập trung lực lượng đe dọa cánh vua nên Đen phải lo nghĩ trước hết đến việc phòng vệ đã . Mối đe dọa chính là việc mở cột “h” với Xe và Đen nên đở với nước phòng ngừa 29...¤e8! Bấy giờ nếu Trắng chơi 30.¦hg3 ( thay vì nước hay hơn 30. lập lại nước đi ) Đen đạt thế cờ rất hay sau 30…¢g7! 31.¤f5+ ¥xf5 32.gxf5 h5 Tuy nhiên Đen đã bỏ qua nước phòng ngừa đó nên để cho Trắng tấn công quyết định .
29...¥d7?30.¦hg3 ¥e8 31.h4! gxh4 32.¦g2 h3 33.¦xh3 ¥g6 34.¦f3! ¦ab8 35.£h4!
Ván cờ xem như xong rồi . Đen không thể làm gì chống lại đe dọa X và để sau đó chốt f6 chết mất.
35...¦b3 36.¦gf2 ¦xc3 37.g5 ¤e8 37...¦xd3 38.gxf6 ¦xf3 39.fxe7 ¦xf2 40.exf8£+ ¦xf8 41.£e738.gxf6 £d8 Có kết luận hay sau 38...¤xf6 39.¦xf6 ¦xf6 40.¦xf6 ¦xd3 41.¦xg6! £xh4 42.¦g8# 39.¤g4 ¦xd3
Một cố gắng cuối cùng nhưng thế cờ hoàn toàn vô vọng.
40.¦xd3 ¥xe4 41.¦e3 ¤d6 42.¤xe5 ¥f5 43.¦xf5! ¤xf5 44.¤g6+ ¢g8 45.¦e7!
Điểm chính của nước 43 bên Trắng . Ba quân Trắng bị hỏi thăm cùng lúc nhưng không quân nào có thể ăn được .
45...¦f7 46.¦xf7 ¢xf7 47.¤e5+ ¢f8 48.£xh7 1–0 Buông cờ .
Phòng ngừa trong thế thủ rất quan trọng như là một phương cách ngăn chặn chốt địch tấn xuống. Có thể dùng chống lại một đa số chốt về lượng hay như trong ván cờ sau, chống lại một ưu thế về phẩm mà thôi.
Nimzovitch – Bernstein /
Karlsbad 1923
1.¤f3 ¤f6 2.d4 d5 3.c4 e6 4.¤c3 ¥e7 5.e3 0–0 6.a3 a6? 7.c5!
Một nước tiến chốt c5 như vậytrong Gambit Hậu bao giờ cũng là con dao hai lưỡi. Trong trường hợp nầy, Trắng lại có thể tấn xuống được vì Đen với nước đi chót đã phí phạm một nước trong việc tranh giành trung tâm.
7...c6 Bây giờ ta có một chuỗi chốt bị chặn quen thuộc . 8.b4 ¤bd7 9.¥b2 £c7 10.£c2 e5 11.0–0–0 Ta lại gặp một đường hướng tương tự như trong chương bàn về Vua . Vua Trắng chuyển về cánh có chốt sắp tiến lên, nhưng dù có mất mộc chắn bảo vệ , quân Vau sẽ an toàn hơn là bên cánh kia, lý do là không gian ưu thế của Trắng rất lớn bên cánh Hậu trong khi bên cánh Vua Đen lại có ưu thế không gian 11...e4
Đen đã gia tăng chuỗi chốt với ý định tấn công điểm e3 với f5-f4 . Nếu Trắng chơi một cách vô ý 12.¤d2 . ván cờ sẽ tiếp nối 12...¤g4 13.¤b3 f5 14.h3 ¤h6 và không còn cách gì ngăn ngừa Đen đột phá với f4. Tuy nhiên Nimzovitch đã tìm ra cuộc điều quân 4 nước để ngăn chặn cánh Vua đen tiến lên.
12.¤h4!¤b8 13.g3 ¤e8 14.¤g2 f5 15.h412.Nh4! Nb8 13.g3 Ne8 14.Ng2 f5 15.h4 Bây giờ nước đột phá f4 xem như đã được chặn lại vĩnh viễn , Trắng có thể chuyên tâm vào hoạt động cánh Hậu . Mặc dù Đen vẫn có thể cố thử nước mở cờ b6, Đen vẫn bị thất thế thế trận rõ rệt.
15...¥d8 16.a4 b6 17.b5! Sau nước đi của Đen, nước tấn chốt nầy rất mạnh vi gây áp lực lên chốt “d”. Bây giờ mối đe dọa là 18.¤f6 18.¤f4 axb5 19.axb5 £f7 20.¥e2 Quá sớm nếu 20.bxc6 ¤xc6 21.¤cxd5 (21.cxb6 ¤a5! 22.¤a4 ¥d7) 21...¤xd5 22.¤xd5 ¥e6! và Đen lời chất
Với nước đi trên Trắng duy trì thế căng thẳng bên cánh Hậu. Trắng sẽ lời to nếu Đen chịu đổi chốt.
20...¥c7 Tạm thời Đen bỏ một chop61t chủ ý loại trừ áp lực trên ô d5 qua việc đổi Mã Trắng ở f4. Đòn phản kích của Đen đã được dự tính rất hay nhưng chỉ không thành công , vì Trắng có đòn phối hợp quá đẹp.
21.cxb6 ¥xf4 22.gxf4 ¥d7 23.¢d2! Bây giờ côt “c” không an toàn cho quân Vua. và 23. dễ thở cho Đen 23…cxb5 24.¦a1 ¤c6 25.¥xb5 ¤a5 26.¥e2 ¦fb8
Có vẻ sau khi lấy lại chốt , Đen đã cân bằng được cờ. Nhưng Trắng đã duy trì được tiên thủ qua một đòn bất ngờ.
27.¤a4! ¥xa4? Hay hơn nên 27...¤c4+ 28.¥xc4 dxc4 29.¥c3! ¥xa4 30.¦xa4 ¦xa4 31.£xa4 ¦xb6 32.£a5 ¤d7 (32...¤d5? 33.£a8+) 33.¦g1 mặc dù sau Trắng vẫn có ưu thế thế trận 28.¦xa4 ¦xb6 29.¥c3! Không được 29.¦ha1 ¤b3+ 30.£xb3 ¦xb3 31.¦xa8+ ¤e8 32.¢c2 ¦b7 và Đen cản phá được thế công .
29...¤b3+ 29...¤c4+ 30.¥xc4 ¦xa4 31.¥xd5! ¤xd5 (31...¦xd4+? 32.¥xd4 £xd5 33.£c8+) 32.£xa4 ¤xc3 33.£a8+
Trắng thắng tàn cuộc .
30.£xb3! ¦xb3 31.¦xa8+ ¤e8 32.¥d1! Điểm chính nước thí Hậu . Sau 32...¦b6 33.¥a4 ¦e6 34.¦b1 không thể đỡ 35. . Cho nên Đen cố gắng đứng vững với nước thí chất nhưng như vậy quân Hậu Đen lại không thể chịu nổi 2 Xe Trắng.
32...¦xc3 33.¢xc3 £c7+ 34.¢d2 ¢f7 35.¥h5+ g6 36.¦ha1 £b6 37.¥e2 ¢g7 38.¢e1 ¤c7 39.¦8a5 ¢h6 40.¢f1 £b3 41.h5! ¤e8 41...gxh5 42.¦c1 £b7 43.¦ac5
Và thế công lên vua bị lột trần đủ quyết định.
42.¦a6 £b2 43.hxg6 hxg6 44.¦6a2 £b7 45.¦a7 £b2 46.¢g2! ¤f6 47.¦h1+ ¤h5 48.¥xh5 gxh5 49.¦ha1 1–0 Buông cờ.
Tương tự vì quan niệm phòng ngừa trong phòng thủ là lý thuyết “bảo vệ thừa” do Nimzovitch khởi xướng. Bây giờ ta hãy giải thích ý nghĩa lý thuyết nầy như thế nào.
Như ta đã thấy , đặc tính cả thế cờ có thể quyết định hay chịu ảnh hưởng một điểm chiến lược quan trọng , nhưng đối phương sẽ cố gắng phá tan hay gây suy yếu quyền kiểm soát của ta trên điểm đó . Như vậy ta phải cũng cố điểm chiến lược trước qua việc bảo vệ thừa lần nữa , một thí dụ sẽ cho thấy rõ hơn.
Trong hình
Trắng có điểm chiến lược quan trọng ở e5 cho Trắng ưu thế không gian bên cánh Vua . Sớm hay muộn Đen sẽ cố gắng loại trừ chốt nầy với áp lực các quân( thí dụ ) như vậy Trắng cần ngăn ngừa trước và bảo vệ e5 với mọi quân cần thiết có thể đưa vào được . Ván cờ có thể tiếp tục với vôùi 1. ¦e1 ¤ge7
2. ¥f4 ¤g6 3. ¥g3
Hành quân Trắng nhắm vào việc bảo vệ thừa chốt chiến lược quan trọng.
Một thí dụ khác là thế cờ trong hình
Xảy ra giữa Nimzovich và Alekhine tại Baden năm 1925. Một điểm chiến lược quan trọng là d4, quân chốt hạn chế tầm hoạt động tượng Đen , Trắng phải duy trì quyền kiểm soát trên điểm đó và tránh phải bị ép buộc tấn chốt d5. Trắng đã thành công trong việc nầy nhưng bây giờ Đen xây dựng, bố trí lực lượng gây sức ép trực tiếp lên điểm d4.
Một sự bảo vệ thừa lần nữa lại thấy cần thiết 1. ¦ad1 ¦ae8 2. ¦d2! £g5 3. ¦fd1 ¥a7 4. ¤f4 ¤f5 5.¤b5 ¥b8 6. ¦e2
Sau đó Tượng Đen coi như bị ra rìa lâu dài, kết quả là Trắng đã có thể đoạt được ưu thế chiến lược ( thế trận )Tài liệu từ Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS