PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỖI CÁ NHÂN, LỐI CHƠI TÂM LÝ Khi ta phân tích các thành tố chiến lược cá nhân, ta chỉ xem xét ván cờ như ...
PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỖI CÁ NHÂN, LỐI CHƠI TÂM LÝ
Khi ta phân tích các thành tố chiến lược cá nhân, ta chỉ xem xét ván cờ như là một diễn biến không có tính người bao gồm 32 quân và 64 ô cờ. Dĩ nhiên đó chỉ là một sự trình bày rất đơn giản. Một ván cờ là một cuộc tranh chấp giữa hai đối thủ dưới một vài điều kiện cụ thể nào đó, nhưng con người không ai không lầm lỗi. Họ dễ chịu ảnh hưởng, nhiều hay ít các tính khí nào đó. Họ có tính cách riêng biệt. Tất cả những điều đó phản chiếu trong lối chơi, thành tích trong ván cờ của họ.
Mỗi tay cờ dù là một bật sư hay là tay mới biết chơi đều mang vào ván cờ vài thành tố của lối chơi cá nhân của họ. Lối chơi không chỉ là tổng hợp hiểu biết về cờ và quan niệm cá nhân về cờ mà nới rộng ra là một sự biểu hiện tâm tính cá nhân người đó. Nếu ta phân tích các ván cờ của tay chơi xa lạ với ta, ta có thể khám phá ra nhiều đặc tính, tâm tính qua lối chơi của họ, tóm lại tính nết của họ phản ánh qua lối chơi của họ. Khi ta biết, hiểu biết ai nhiều, ta có thể đoán ra được với tỷ lệ rất lớn lối chơi họ sẽ chọn trong ván cờ. Một kẽ hay lo âu, cẩn thận trong đời sống ít khi chịu phiêu lưu trong ván cờ. Một tay cờ bạc hoặc kẽ tâm tính hời hợt sẽ chơi thế cờ mạo hiểm có khi không được đánh giá kỹ lưỡng lắm. Kẻ lạc quan thường hay đánh giá cao thế cờ của mình còn kẻ bi quan chỉ thấy nguy hiểm và khó khăn trong mỗi thế cờ. Phong cách chơi của mỗi người phản ảnh tính nết của mỗi tay cờ.
Có vấn đề rất quan trọng là ảnh hưởng ngoại lai đối với một ván cờ. Một thí dụ như tình trạng một giải cờ vào một lúc nào đó khi ván cờ được chơi: nếu một tay cờ trong vòng chót chỉ cần ½ điểm để đoạt giải nhất tay cờ đó sẽ xây dựng ván cờ khác hẳn điều anh ta sẽ làm như khi phải thắng cho bằng được. Việc kẹt, thiếu thời gian suy nghĩ cũng là một yếu tố ngoại lai quan trọng cũng như tâm tính cá nhân lúc bây giờ và môi trường xung quanh lúc ván cờ xảy ra. Cũng như ta không thể bỏ qua sức khỏe của tay cờ vào lúc đó. Mỗi tay cờ điều biết qua kinh nghiệm cá nhân của mình ảnh hưởng một trận cảm cúm đã làm sai lệch kết quả như thế nào. Ta có thể rút ra kết luận quan trọng ở đây về việc sửa soạn thể lực quan trọng như thế nào nhất là việc hổ trợ cho thần kinh thật tốt. Nhưng những điều đó lại không phải nhiệm vụ một cuốn sách về chiến lược cờ vua.
Ta có thể đặc một câu hỏi quan trọng, chỗ nào khi nào có sự liên hệ giữa việc chọn lựa một kế hoạch chiến lược với phong cách chơi từng tay cờ và các yếu tố ngoại lai khác. Tay cựu vô địch thế giới E.Lasker đã đặt căn bản cho nguyên tắc sâu sắc rằng trong nhiều thế cờ, rất khó nói tới “nước đi hay nhất”. Thường có nhiều khả năng và từ đó, chỉ có một là hay nhất đối với riêng một tay cờ nào đó trong những điều kiện nào đó .
Hình
cho thấy thế cờ trong trận tranh vô địch thế giới giữa Tarrasch và Lasker năm 1908. Bên Đen có thế cờ gò bó đang phải chú ý tới thế công bổ vào Vua họ. Một cách chống đỡ thụ động sẽ là 1…£e6 2. ¤f5 c5 rồi ¥f8 Tuy nhiên trong ván cờ, Lasker đã chọn một kiểu khác dù yếu hơn nhiều. Lý do nào đã chi phối ? Ai cũng biết là Tarrasch có thể chuyển một ưu thế không gian với một sự bảo đảm lớn ( chắc chắn và tài ba ) không để cho đối phương một cơ hội phản kích nào, như vậy Lasker không muốn thủ thụ động chống lại Tarrasch trong một thế cờ gò bó nên ông quyết định chọn một đường hướng rất mạo hiểm cho ông nước phản kích với giá một con chốt. Nhưng ván cờ về sau cho thấy, Lasker đã đánh giá đối phương rất đúng. Ván cờ đã tiếp tục 1... ¤g4?! 2. ¥xg7! ¤xf2! tới đây Trắng có hai khả năng: ăn hơn chốt với 3. ¢xf2 3... ¢xg7 4. £d4+ rồi hoặc chơi tấn công với 3. £d4. Phân tích sau. ván cờ cho thấy áp lực bên Trắng sau 3…¤g4 4. ¤f5 không thể đỡ được. Như vậy có nghĩa là nước đi 1…¤g4 sai lầm chăng ? Không phải vậy. Lasker chỉ đánh giá thế cờ theo căn bản tâm lý mà thôi. Ông ta biết (Lasker) rằng Tarrasch chỉ thích những đường hướng rõ ràng không chịu những đường hướng phức tạp khó có thể tính toán chính xác. Cho nên Tarrasch vẫn theo lối cũ và tiếp tục
3. ¢xf2 3... ¢xg74.¤f5+ ¢h8 5. £d4+ f6 6. £xa7¥f8 7. £d4 ¦e5!để cho Đen vài đường phản kích dưới hình thức áp lực lên chốt cô lập. Sau đó Lasker chơi rất quyết liệt và còn có thể thắng luôn ván cờ nhờ lợi dụng được vài sai sót nhỏ của đối phương.
Trong nhiều thế cờ, ta thường hay phải chọn lựa giữa nhiều kế hoạch ngang nhau nhưng lại dẫn tới những loại thế cờ hoàn toàn khác hẳn nhau.
Từ hình
trong Gambit Hậu xảy tới sau
1.d4 d5 2.c4 e6 3. ¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6. ¤f3 ¤bd7 7. £c2 c5 Trắng có hai khả năng. Trước hết với 8.cxd5 ¤xd5 9. ¥xe7 £xe7 10. ¤xd5 exd5 11. ¥d3 g6 12.dxc5 cô lập chốt Hậu địch và sau khi đơn giản , khai thác điểm yếu nầy. Sau nữa Trắng còn có thể chơi . 8.0–0–0 h6 (8... £a5 9. ¢b1) 9.h4! £a5 10.g4 dẫn tới thế cờ sắc bén trong đó hai bên đều tấn công vua đối phương. Các lý thuyết gia chưa đồng ý với nhau đường hướng nào hay hơn, việc lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc tâm lý đối thủ .
Còn một điều quan trọng về tâm lý là cách thức chọn lựa khai cuộc. Phải chọn khai cuộc nào hợp với ta nhất và kỵ cho đối thủ nhất ( cùng lúc ). Có khi đáng cho ta chọn một hệ thống kém hơn với chủ ý cho đối phương phải giải quyết nhiều ván đề khó chịu. Một trường hợp điển hình là kiểu chọn lựa khai cuộc của Lasker chống lại Capablanca tại St. Petersbourg năm 1914. Ba vòng ( trước khi hết giải) cuối, hai tay cờ có cùng số điểm, tuy nhiên Lasker đã chơi hơn một ván nên Lasker phải thắng mới đoạt giải nhất được. Chơi Trắng, Lasker đã chọn thế biến đổi quân trong ván cờ Tây Ban nha ( 1.e4 e 5 2.¤f3 ¤c6 3. ¥b5 a6 4. ¥xc6 ) ngay từ hồi đó đã được xem là hoàn toàn vô hại, không có ai thời đó nhận thấy thâm sâu trong suy tính của Lasker như những chú thích của Tarrasch trong sách về giải cờ cho thấy : Tại sao anh lại chọn thế biến đổi quân ? Tôi hỏi Lasker trong buổi ăn trưa “anh phải chơi quyết liệt để thắng cờ mà?” “ tôi không có cách nào khác” Lasker đáp lại “ Vì đối lại thế phòng thủ anh đã dùng chống lại Bernstein và tôi, không còn gì để tìm tòi nữa”. Quan niệm về tấn công và phòng thủ trong ván cờ Tây Ban Nha đã có thời gây sợ hãi nay đã thay đổi hẳn hoi.
Tuy nhiên Tarrasch không thấy điểm mai mỉa trong câu trả lời của Lasker. Không phải sợ kiểu phòng thủ của Tarrasch (4.¥a4 ¤f6 7.00 ¤xe4) nhưng Lasker có ý sâu hơn khi chọn thế biến dễ hòa trong ván cờ quyết định nầy. Để có thể hiểu rõ ràng, ta hãy xem xét thế cờ hình thành sau .
1.e4 e5 2. ¤f3 ¤c6 3. ¥b5 a6 4. ¥xc6 [4. ¥a4 ¤f6 5.0–0 ¤xe4] 4...dxc6 5.d4 exd4 6. £xd4 £xd4 7. ¤xd4 ¥d6
Đồ hình cho thấy Trắng có đa số chốt bên cánh Vua trong khi đa số chốt Đen bên cánh Hậu bị gò ép vì chốt chồng. Như thế Trắng sẽ tìm kiếm chuyển về tàn cuộc để có thể khai thác ưu thế tại đó. Bù đắp lại Đen có hai tượng và nếu khách quan có vẻ hay hơn: nhưng để có thể sử dụng cặp tượng Đen phải chơi thật tích cực và sẵn sàng tấn công. Tuy nhiên Lasker được biết đối phương khi ngồi vào bàn cờ chỉ có ý định thủ hòa bảo đảm giải nhất. Điều nầy nghịch lại với tính cách thế cờ xảy đến từ thế biến đổi quân trong ván cờ Tây ban Nha. Việc tính toán tâm lý nầy của Lasker trong ván cờ đã hoàn toàn chứng minh là chính xác: Capablanca chơi một cách thụ động và cuối cùng thua ván cờ và mất giải nhất.
Khi nghiên cứu những ván cờ các tay chơi bình thường, ta có thể nhận thấy một sự ưa thích một loại thế cờ riêng biệt nào đó. Có tay muốn đạt tới một ván cờ thế trận bình thản, tay khác sẽ chịu những thế cờ phức tạp, tay thứ ba lại tấn công ngay khi có cơ hội và tay thứ tư lại nghiên về phòng thủ. Mỗi kiểu chơi phản ảnh một loại ưa thích một lối xây dựng chiến lược riêng biệt. Phong cách chơi cho thấy nhiều biến dị và không có một bậc sư nào mà phong cách chơi không bị ảnh hưởng bởi những ưa thích cá nhân.
Thông thường, cờ Vua chia lối chơi ra làm hai loại hoàn toàn khác nhau về căn bản: Đó là lối chơi phối hợp và lối chơi thế trận. Tay cờ phối hợp ưa thích giải những vấn đề chiến thuật rắc rối, anh ta vui thích khi ván cờ đưa về thế con dao hai lưỡi và mừng có thế cờ có thể cho phép chơi đòn phối hợp bất ngờ. Tay cờ thế trận lại rất vừa lòng với những ưu thế nhỏ để từ đó anh ta sẽ từ từ cố gắng nới rộng ưu thế đó. Anh ta sẽ tránh những phối hợp không rõ ràng, những lối chơi phức tạp mà kết quả không thể tính toán chính xác. Nhưng thật ra, tay cờ thực sự bậc sư không bao giờ cũng chỉ một mặt như vậy. Anh ta có thể tấn công rất sắc bén theo kiểu cách phối hợp dù lại ưa thích một ván cờ thế trận bình thản và ngược lại. Ưa thích của họ chỉ hiển hiện trong những thế cờ mà đặc tính cho phép lựa chọn kế hoạch chiến lược khác nhau. Chẳng hạn theo hình, Smyslov và Petrossian sẽ chọn tiếp nối 8.cd trong khi Bernstein và Geller sẽ chịu 8.000.
Một hiểu biết sâu xa lối chơi của đối thủ có tầm quan trọng cao trong việc sửa soạn tổng quát cho một giải cờ hay một trận đánh tay đôi. Trường hợp tiêu biểu cho tầm quan trọng trong việc sửa soạn tâm lý đó xảy đến trong trận đấu nổi tiếng giữa Alekhine và Capablanca năm 1927. Alekhine đã xem xét sâu sắc ( điều nghiên kỹ lưỡng ) lối chơi của đối phương và đã đi tới một vài kết luận được mô tả trong sách viết về giải cờ tại New-york năm 1927. Trong trận đấu Alekhine đã chơi theo đường hướng đã được khám phá. Trong khi Capablanca, quá mù quáng trong chiến thắng ở giải cờ Newyork đã xét thấy không cần thiết nghiên cứu lối chơi của đối thủ. Điều bỏ sót nầy cho thấy đó là một trong những nguyên nhân chính yếu đã gây thất bại trong cuộc đọ sức giữa hai tay “khổng lồ” trong làng cờ Vua.
Còn có những thành tố tâm lý không trực tiếp liên hệ với lối chơi của đối phương hay là trong việc đánh gíá một thế cờ. Trong loại nầy bao gồm những bẫy được lập ra với ý định lừa một đối phương “quá tự tin” theo một đường hướng định sẵn bằng cách cho anh ta triển vọng ăn hơn quân hay đoạt một ưu thế thế trận nào đó. Trong ván cờ giữa Nimzovitch và Leonard ở St.Setastian năm 1911, thế cờ trong hình được hình thành sau 26 nước đi
Với những nước đi cuối Đen liên tiếp cố dụ đối phương chơi Hậu để có thể cho Hậu nhập d4. Nimzovitch thấy rõ ý định Đen mới cố ý đặt bẫy, Ván cờ đã tiếp tục
27. ¦1g2! £d6 28. £c1! tới lúc nầy Đen vẫn chưa hay bẫy đã đặt xong nên vẫn tiếp tục ý định cũ 28…£d4? 29. ¤d5! quân Hậu Đen bị giam cứng không thể đỡ đòn (30.c3 ) Đen còn cố gắng 29… ¦xd5 30.c3 £xd3 31.exd5 £xc4 32.dxe6 £xe6 33. £c2 và thắng sau vài nước nữa.
Thí dụ vừa rồi là một một bẫy chiến thuật. Bẫy chiến lược cũng có thể xảy ra . Sau đây là trường hợp che dấu một kế hoạch chiến lược thực sự để cho đối phương áp dụng biện pháp phòng vệ có lợi cho kế hoạch đó.
Ta hãy xem xét thế cờ hình
Xảy ra trong ván cờ giữa Thelen và Trebal năm 1927. Kế hoạch thực sự của Trắng là chiếm lĩnh cột “c” mà không cho đối phương cơ hội đổi quân toàn diện. Biết rõ đối phương sợ thế công lên cánh Vua, bên Trắng xây dựng bố trí lực lượng như có ý định tấn công cánh Vua thực sự. Tính toán của Trắng rất đúng. Đen rút xe trên cột “c” về 28…¦cf7 như biện pháp phòng ngừa chống lại một thế công tưởng tượng. Sau đó Trắng lại có thể chơi 29.¦c1 và hoàn thành kế hoạch vạch sẵn cho Trắng thắng lợi trong 20 nước.
Bây giờ ta hãy xem xét vấn đề tâm lý liên hệ tới vấn đề kẹt thời gian ( thiếu thời gian ) thi đấu. Đường hướng đúng đắn cần phải được áp dụng khi ta còn đủ thời gian suy nghĩ và đối thủ của ta lại gần hết như thế nào ? Một sai lầm thường xảy ra đối với tay cờ thiếu kinh nghiệm là chơi thật nhanh, làm như vậy anh ta sẽ vứt bỏ hoàn toàn ưu thế sẵn có của anh. Kiểu cách đúng là tìm tòi đòn chiến thuật rắc rối, đặt nhiều vấn đề chiến lược khó khăn. Không bao giờ được đi những nước thiếu kế hoạch, mỗi nước đi phải theo chiều hướng gia tăng sức mạnh thế cờ có sẵn: một kế hoạch dứt khoát và sâu rộng sẽ gây áp lực tâm lý kinh khủng đối với tay cờ kẹt thời gian. Trong những thế cờ đang có ưu thế rõ rệt ( về lực lượng hay thế trận ) ta không được đẩy tới việc đối phương kẹt giờ mà chỉ bình thản chuyển ưu thế của ta sang thắng lợi. Chơi dựa trên việc thiếu thời gian suy nghĩ cũa đối phương sai lầm như thế nào có thể lấy thí dụ của chính Pachman. Việc nầy đã làm cho Pachman mất chỗ trong giải các “ ứng cử” dự tranh vô địch thế giới năm 1956.
Trong ván cờ được chơi vào hồi cuối giải liên vùng tại Goteborg thế cờ hình được hình thành.
Pachman thấy rõ ưu thế quân Mã trên quân Tượng cho Đen ưu thế quyết định. Đường lối đúng để chuyển ưu thế nầy sang thắng lợi là :
1. Chặn cánh Vua với g4
2. Lui Hậu về d6 và di chuyển Vua sang b8.
3. Chiếm lĩnh cột “c” mở với Xe và ép buộc đổi một hay cả hai quân nặng.
Theo đúng kế hoạch nầy, Pachman sẽ đạt được thế cờ tàn thắng lợi. Khốn thay, Pachman lại nhìn sang đồng hồ đối phương và nhận thấy anh ta chỉ còn vài giây cho 3 nước đi mà thôi. Kết quả là Pachman quyết định cho đối phương vài bất ngờ để làm rã rời đường hướng suy nghĩ của anh ta. Ván cờ đã tiếp tục 37…a5 38.¥c4 a4? 39.a3 £b1?? 40. £c3! và bây giờ đối phương của Pachman đã thoát khỏi thế kẹt rồi ( về thời gian suy nghĩ ) Pachman nhận thấy quân Hậu Đen bị giam vì 40…¤b3 41. ¥xb3 ab 42. ¦b2 vô hy vọng, Pachman đã cố thử 40…£d1 41. ¦c1£d4 42. £xd4 ed 43. ¦d1 và Đen lẳng lặng buông cờ.
Ta có thể rút ra kết luận nào từ ván cờ kinh hoàng đó ? Đó là không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc thiếu thời gian suy nghĩ. Hay hơn hết nên bám giữ lấy kế hoạch chiến lược đúng đắn: nhất là trong những thế cờ ưu thế, thật là vô lý khi cố thừa nước đục thả câu trên việc đối phương thiếu thời gian suy nghĩ.
Tài liệu từ thầy : Quách Anh Tú
COMMENTS