1. XA LUÂN CHIẾN (TACKING) Quan niệm nầy áp dụng cho chiến lược cờ vua được hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau, vài tác giả hiểu the...
1. XA LUÂN CHIẾN (TACKING)
Quan niệm nầy áp dụng cho chiến lược cờ vua được hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau, vài tác giả hiểu theo đó ý nghĩa là mọi cách điều quân kéo dài chủ yếu nhằm gia tăng sức mạnh thế cờ hoặc lừa đối phương vi phạm những sai lầm chiến thuật hay chiến lược nào đó. Vài tác giả khác còn đi xa hơn nữa khi áp dụng quan niệm nầy cho những nước đi không kế hoạch nào cả những nước đi tới lui không mục đích.Trong cuốn “Hệ thống của tôi” Nimzovich đã cố gắng định nghĩa rõ hơn. Ông xem đó như là một kiểu cách chơi trong đó một yếu kém đối phương ( thí dụ : chốt yếu )bị luân phiên tấn công ít nhất bằng hai cách ( thí dụ tấn công cột dọc và hàng ngang ) cho đến khi các quân bảo vệ bị ép về những vị trí không thuận lợi, sau đó điểm yếu sẽ bị lấy mất và đối phương bị ép buộc chấp nhận vài bất lợi (thất thế ) dưới hình thức nào đó.
Theo ý kiến của Pachman, ý nghĩa chữ “Tacking” có thể được nới rộng ra: có nghĩa là bao gồm mọi hành quân ( điều quân ) thế trận trong đó vị trí đối phương luân phiên bị các mối đe dọa. Trong thí dụ sau đây, Trắng đã sử dụng chiến lược “xa luân chiến”. Trước hết Trắng tấn công cánh Vua ép buộc quân Đen, nhất là quân Hậu vào những vị trí bất lợi rối kết thúc ván cờ qua nước đột phá giản dị ở trung tâm.
Steinitz – Showalter
Ưu thế chính của Trắng là vị trí mạnh của quân Mã ở d4. Bây giờ vấn đề làm sau mở cờ cho Trắng có thể sử dụng ưu thế sức mạnh các quân của mình. Khả năng hay nhất là mở cờ với nước tấn chốt c4 nhưng bây giờ nếu trắng chơi ngay nước đó, Đen có thể bảo vệ mọi điểm trung tâm có tầm quan trọng với các quân ( đúng lúc , rồi ). Vì vậy Steinitz chọn kiểu cách đánh “Xa luân” qua việc đe dọa bên cánh Vua trước khi đột phá bên cánh Hậu.
19.£f2 £d8 20.¦e3! g6 21.¦h3 ¦f7 22.¢h1 ¢g7? Cho Trắng dễ dàng công việc hơn Hay hơn nên 22…¦g7 rồi ¦f8 23.¤f3 h6 24.¦g1! Đe dọa 25. g4 như vậy Đen bị ép buộc phải suy yếu thêm cánh Vua. 24...h5 25.£g3! £h8 26.¤g5 ¦ff8 27.£h4! Đe dọa 28. ¤xe6+! sau nước hay nhất của Đen 27…¦ae8 Trắng có thể sửa soạn đột phá c4 với 28. ¦d1! nhưng Đen đi Mã nên Trắng không cần phải sửa soạn thêm.
27...¤g8 28.c4!
Cuộc điều quân của Trắng đã phá tan thế hiệp đồng quân Đen nên việc mở cờ qua c4 bất thình lình bung ra những mối đe dọa không thể đở được .
28...dxc4 29.¥xc4 ¦fe8 30.¦d3 ¦a7 31.¦d6 ¦b7 32.¦gd1 ¥c8 33.¤xe6+ ¥xe6 34.¥xe6 £h7 35.¦d7+ ¦e7 36.¦xe7+ ¤xe7 37.£f6+ ¢h6 38.¦d8 ¦c7 39.h3 1–0 Buông cờ.
2. KỸ THUẬT CHUYỂN ƯU THẾ SANG THẮNG LỢI.
Khi ta chơi cờ thường gặp phần ghi chú “phần còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật”. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng không cần phải chơi chính xác và quyết tâm trong những trường hợp như thế nữa. Thật ra hay xảy ra việc một ưu thế rất lớn đã không thể chuyển thành thắng lợi được vì bên ưu thế chơi không chú tâm, không kế hoạch hoặc đánh giá thấp thế phản kích của đối phương. Suốt cuốn sách nầy, đôc giả đều được căn dặn, mọi thế cờ đều đòi hỏi một kế hoạch thông suốt, rõ ràng, áp dụng rõ rệt. Điều nầy cũng áp dụng cho cả những thế cờ mà việc thắng lợi chỉ là một vấn đề kỹ thuật.
Ta hãy xem xét hai loại ưu thế : lực lượng và thế trận . Việc chuyển đổi một ưu thế lực lượng sang thắng lợi nêu lên nhiều vấn đề nhất là khi đối phương có bù trừ nào đó dưới hình thức thế trận, chẳng hạn quân bố trí tích cực hơn… Dĩ nhiên kế hoạch chiến lược được áp dụng sẽ tùy thuộc mỗi thế cờ riêng rẽ, nhưng đa số trường hợp bên ưu thế phải cố gắng đơn giản và chuyển về tàn cuộc. Làm sao có thể thực hiện được ta đã xem xét trong chương nói về “trao đổi quân”.
Khi ưu thế chỉ hoàn toàn thế trận, ta phải xem xét nó thuộc loại lâu dài hay ngắn hạn. Nếu đối phương có chốt rời rạc, tượng dở hoặc quân bị giam hay bị cho ra rìa luôn, lúc đó không thành vấn đề khi bên tích cực mất một nước hay không. Khi đó đủ củng cố thế cờ và không cho đối phương phản kích hữu hiệu. Điều đó sẽ khác hẵn nếu ưu thế chỉ là một ưu thế sức mạnh tấn công và hiệp đồng các quân hoặc việc tập trung các quân trên một vùng nào đó. Phải chơi thật chính xác ở đây, mỗi nước đi cần phải cân nhắc kỹ càng và việc sửa soạn cho một đòn phối hợp quyết định kết thúc không thể bỏ qua được .
Hình sau đây và tiếp theo minh họa hai loại khác nhau về ưu thế thế trận.
Trong trường hợp thứ nhất Đen có chốt yếu nghiêm trọng: chốt cô lập ở d5 và chốt cánh Vua rời rạc, chồng . Điều nầy cho đối phương một ưu thế quyết định có thể chuyển thành thắng lợi theo nhiều cách, chẳng hạn, Trắng có thể phối hợp tấn công cánh Vua ở trung cuộc với đe dọa lên chốt cô lập hoặc Trắng có thể chờ đợi và khai thác suy yếu Đen ở tàn cuộc . Ưu thế Trắng có tính cách lâu dài nên không cần thứ tự nước đi thật chính xác ( thí dụ nước tấn chốt d5 , f5,f4 ). Trắng chỉ cần ngăn ngừa Đen loại trừ chốt và áp dụng một kế hoạch nhằm thúc ép các điểm yếu của Đen ( như ) Thế cờ hoàn toàn khác hẳn trong hình
Ở đây Đen có ưu thế quyết định về thế trận nhờ trung tâm vững mạnh, cặp tượng, cột và đường chéo mở và còn thêm thế hiệp đồng các quân rất cao. Nhưng ngược lại đối phương lại hơn 1 chốt. Việc chuyển đổi ưu thế của Đen đòi hỏi lối chơi chiến thuật rất chính xác, Đen không thể để cho Trắng đơn giản cờ vì Trắng sẽ có triển vọng rất hay ở tàn cuộc. Con đường dẫn tới chiến thắng nằm ở thế công chính xác, quyết liệt lên cánh Vua và ở trung tâm.
Tài liệu từ Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS