Sau đây chúng ta hảy xem các đề tài mà Đại kiện tướng Suetin đề cập trong quyển sách " Phòng thí nghiệm của vận động viên Cờ vua...
Sau đây chúng ta hảy xem các đề tài mà Đại kiện tướng Suetin đề cập trong quyển sách " Phòng thí nghiệm của vận động viên Cờ vua"
CON ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN
Tư duy chiến thuật và chiến lược của vận động viên cờ vua
Trong mối tương quan với mục đích rèn luyện trước hết chúng ta dừng lại ở khái niệm về “tư duy” của vận động viên Cờ Vua như thế nào? Chúng ta bắt đầu từ thế trận và cách tính toán phương án.
Hai vận động viên Cờ Vua trẻ đạt trình độ kiện tướng là A.Karpov (nhà vô địch thế giới tương lai) và Miclaiev vừa hoãn ván đấu của mình, họ đã chơi một trận quyết định tranh giải nhất giữa đội “Burevestnhic” và đội câu lạc bộ quân đội. Giải vô địch đồng đội Liên Xô tại Riga (1968)
Đội trưởng đội câu lạc bộ quân đội Karpov về nhà trong tâm trạng phấn khởi. Hiển nhiên là thế trận của Miclaiev chơi quân Đen ở tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng.
Trắng gây áp lực với nước
43.¤g3! Tấn công các Chốt của Đen.
Chơi ván cờ này bên Trắng sử dụng kỹ thuật tuyệt vời. Quân Đen nhanh chóng rơi vào thảm họa, và sự chống cự của Đen chỉ là hình thức, mặc dù rất căng thẳng:
43...£g7 44.£xf6 £xf6 45.¦xf6 ¦a1 46.¦f1 ¦c1 47.¤e2! Đầu tiên là lợi thế di chuyển Mã, với nước đi rời khỏi ô f5.
47...¦a1 48.¤d4 ¢g8 49.¤f5 ¦a6 50.¢f2 Còn bây giờ với kết quả quyết định trong cuộc chơi bao gồm cả Vua Trắng.
50...¥g6 51.¢e3 ¥xf5 52.exf5 ¦a2 53.¢d4 ¦a1 54.¥e2! ¦a2 55.¥xh5 Bên Trắng có ưu thế quyết định. Sự di chuyển của Chốt Đen không được bảo vệ.
55...¦h2 56.¦f4 ¦d2+ 57.¢e4 ¦d3 58.f6 ¦xc3 59.¢f5! Thời điểm quyết định đã đến. Vua Trắng xâm nhập vào hậu phương của quân Đen và tham gia tích cực vào đòn tấn công quyết định.
59...¦e3 60.¦f1 ¤d7 61.¦g1+ ¢f8 62.¦a1 ¦e5+ 63.¢g6 ¦e8 64.¦a7 ¦d8 65.¦c7! phải thật thận trọng. Trắng loại bỏ mọi hy vọng phản đòn của đối phương, liên quan tới sự di chuyển của Chốt c4. 65...¢g8 66.¢g5 ¢h8 67.¥g6 ¢g8 68.h5 ¢h8 69.h6 c3 70.¦xc3 ¦f8 71.f7. Đen đầu hàng. Trắng tin tưởng thực hiện ưu thế, nhưng bây giờ chúng ta nói tới vấn đề khác. Trở lại thế trận ban đầu.
Liệu tình thế của đen không còn khả năng nào nữa chăng ? Có phải chắc chắn Đen không có lối thoát và từ từ thua trong tuyệt vọng? Xem xét lại thế cờ bên Trắng cũng không ít điểm yếu. Chốt của họ có thể bị tấn công. Bên Trắng phải tính đến khả năng phản công vào Vua của mình, hơn nữa Xe Đen đứng ở hàng ngang thứ hai rất nguy hiểm. Tóm lại bên Đen hoàn toàn có thể chơi phản đòn bằng quân Hậu.
“Tất cả điều đó đặt ra cho độc giả, nhưng bây giờ điều suy nghĩ chung là chống đỡ thế nào sau nước 43.¤g3 tiếp theo Trắng đe dọa 44.£f6?”.
Dù sao Đen có khả năng tuyệt vời khi phản công bằng nước
43...¦a3!, không chậm trễ tấn công chuỗi chốt ở ô c3. Nếu bây giờ Trắng chuyển sang bảo vệ chốt c3 bằng nước đi Hậu (44.£d2), thì Đen không chậm trễ tích cực bằng nước 44...£g7!, đe dọa giành quyền chủ động.Điểm chính là phương án phải tính sau nước 44.£xf6+ £xf6 45.¦xf6 ¥d7! Sự tinh tế của đòn chiến thuật đầu tiên. Nếu 45...¦xc3 sau đó Trắng trả lời 46.¢f2!
46.¦h6+ Trước khi bắt chốt d6, Trắng đẩy Vua đối phương vào ô g8 hoặc g7 ô sẽ bị Mã Trắng tấn công.
46...¢g8 47.¦xd6 ¦xc3 48.¤xh5 ¦c1 49.¤f6+ ¢f7! Thời điểm chiến thuật thú vị. Trong trường hợp 49...¢g7 50.¤xd7 ¦xd1+ 51.¢f2 c3 52.¤xe5 c2. Điều tự nhiên là nước không hay 53.¤d3? sau đó Đen có đòn phản công phối hợp bất ngờ 53...¦d2+! .Sau đó giải thích cho nước đi này là bên Trắng thua (54.¢e3 ¦xd3+! hoặc 54.¢e1 ¦xd3 và Trắng bị đe dọa và không bảo vệ bằng ¦d1+ và c1£) Tất cả phương án này từ nước 49...¢g7 đều không tốt. Thế vào cho nước 52.¤d3 Trắng cần chơi 52.¦c6 c1£ 53.¦xc1 ¦xc1+54.¢e3 và xuất hiện cờ tàn vô vọng cho Đen.
50.¤xd7 ¦xd1+ 51.¢f2 ¢e7! Tất cả điều này được tính toán chính xác (phân tích của E.Geller và S.Furmal)
52.¦e6+ ¢xd7 53.¢e2!!Quân Trắng cần phải suy nghĩ về sự nguy hiểm. Nước đi dở 53.¦xe5 sau đó Đen đáp lại 53...c3! Và chốt Đen phong Hậu.
53...¦d4 54.¦xe5 c3 55.d6 ..vv… đẩy mạnh tới hòa cờ.
Ở ví dụ này nhận thấy thế trận sâu sắc chỉ trong trường hợp nếu kết hợp tính toán cụ thể từng phương án với sự đánh giá thế trận (những điểm yếu, chốt yếu và quân tích cực vv…)
Thế trận của Đen không thuận lợi, được phòng thủ như vậy với một đòn khá kín điều này một vận động viên Cờ Vua bình thường khó nghĩ ra. Thế trận phòng thủ này có tiềm năng to lớn về phòng thủ và chơi phản công được giấu kín trong vị trí các quân. Như vậy trong đòn phản công chính xác của Đen, điều đầu tiên có thể giữ vai trò quan trọng là con Xe mạnh của Đen, sau đó trong cờ tàn là chốt thông c4. Cũng như trung tâm hóa vị trí quân Mã ở ô e5 phục vụ yếu tố phòng thủ. Những yếu tố thế trận khách quan này là không thể thiếu trong khi tiến hành phân tích.
Những ví dụ này trước hết chỉ ra ý nghĩa “dự đoán” chính xác, sắp đặt kết quả cẩn thận đánh giá thế trận. Từ những phân tích những ví dụ này nhận thấy rõ chỉ có lôgic hình thức thì không đủ để đánh giá thế trận. Trong bối cảnh phức tạp quan trọng cần có linh cảm khám phá thế trận tinh vi. Điều cụ thể này chưa đủ cho Đen chơi tốt. Chỉ có “linh cảm thế trận” tinh tế mới tìm ra khả năng di chuyển Xe Đen 43... ¦a3!, sau đó nghiên cứu làm sáng tỏ ở các câu lạc bộ Cờ Vua tiến hành những phương án cao siêu hơn.
Linh cảm thế trận là phạm trù không bí mật. Nó được rèn luyện trên cơ sở kinh nghiệm và nó có mức độ sắc xảo về tài năng thiên phú của vận động viên Cờ Vua. Không phải ngẫu nhiên ví dụ đưa ra trực tiếp về câu châm ngôn nổi tiếng về linh cảm thế trận của Capablanca.
Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng được tính toán đầy đủ, đưa ra nhận xét chính xác thế trận một cách máy móc và luôn luôn đảm bảo tìm được nước đi tốt nhất. Không thể nói chung được. Có trường hợp như thế này: vận động viên Cờ Vua nắm bắt được bản chất thế trận, nhưng không tính hết những “ nước đi cụ thể” trong những phương án. Hậu quả đau khổ này xảy ra trong trường hợp này nhanh hơn cả khi có sai lầm đánh giá thế trận.
Đây là một ví dụ. Đó là một trích đoạn ván đấu :
Kupreichic – Tal
(ở Sochi năm 1970).
Trắng tấn công làm thế nào bù đắp được cho việc thí quân. Điều đó Đen đã ngăn chặn nhanh chóng và đánh giá thế trận chính xác với độ tin cậy cao.
Nhiệm vụ phòng thủ trong quan hệ chiến thuật còn đơn giản hơn bản chất sự việc. Khám phá mối đe dọa của Trắng đã không được đánh giá đầy đủ. Có thể phương tiện hành động mạnh nhất lúc đó là đáp lại bằng nước thí
22...£b6!?Trong trường hợp trắng đi 23.¥xb6 ¥xb6 vị trí quân Đen tỏ ra đe dọa mạnh mẽ 24...¤g4 hoặc 24...¥xb3 và 25...¤d5, điều đó bảo đảm cho Đen tương lai tốt hơn.
Trong ván đấu Đen đi 22...£b7 23.¦g3¤c5?. Thời điểm hiện thực nhất của cuộc chiến. Thế trận tràn đầy dạng đòn phối hợp cụ thể, đánh giá vấn đề như thế nào để chuyển sang kế hoạch thứ hai. Nghĩ về nước đi thứ 23 của mình Đen có thể chuẩn bị đi 23...¥b6 , nhưng sau đó khi xem xét gần, “gỡ rối” bằng những phương pháp tuyệt diệu sau đây:
24.¦e7! ¥xb3 25.¥xg6 ¥xd4+ 26.¢h1 ¢h8 27.¥xf7! ¤e4? 28.£xh7+!! ¢xh7 29.¥g8+! ¢h6 30.¦h7#
Cụ thể trong hoàn cảnh này chọn nước đi cuối cùng, dẫn tới con đường thảm họa trực tiếp. Dù sao nước chính xác phải là 23...¥b6 chỉ ở nước thứ 27 không phải nước 27...¤e4, còn nước 27...¤g4! để nước thứ 28.¥g6 nước đáp lại của đen 28...¦f7! 29.¦xf7 ¤xh6 30.¦xh7+ ¢g8 31.¥e4+ ¢f8 32.¥xb7 ¦xc2, và quân Đen có tất cả ưu thế để chiến thắng.
Sau nước 23...¤c5? Kupreichich tiến hành tấn công hiệu quả: 24.¤xc5 dxc5 25.f5! cxd4 26.fxg6 fxg6 27.¥xg6 ¢h8 28.£xf8+ ¤g8 29.¥f5! ¦b8 30.¦e8 £f7 31.¦h3!! Đen đầu hàng.
Ví dụ này chỉ ra rằng số lượng thế trận lớn, những đánh giá quan trọng không phải chỉ cân nhắc các yếu tố lợi hại của thế trận, còn có nghệ thuật tính toán phương án sâu sắc và nhãn quan chơi phối hợp.
Như vậy tư duy của vận động viên Cờ Vua gồm hai thành phần cơ bản: Tính toán phương án và đánh giá thế trận xác định nội dung cuộc chơi là chiến lược và chiến thuật trong Cờ Vua. Bài dịch từ trung tâm huấn luyện quốc gia II
COMMENTS