CÁCH LÀM VIỆC VỚI VÁN CỜ CỦA MÌNH

CÁCH LÀM VIỆC VỚI VÁN CỜ CỦA MÌNH Phân tích nghiêm túc những ván cờ của mình là phương pháp quan trọng để hoàn thiện mình. Mỗi ván cờ các b...



CÁCH LÀM VIỆC VỚI VÁN CỜ CỦA MÌNH

Phân tích nghiêm túc những ván cờ của mình là phương pháp quan trọng để hoàn thiện mình. Mỗi ván cờ các bạn đều có cảm xúc hồi hộp. Bởi vậy nội dung bên trong những cảm xúc đó bạn đặc biệt gần gủi thân quen và cần hiểu rõ nó. Không phải ngẫu nhiên nhà vô địch cờ vua thế giới Bôtvinnik khi giảng bài thường hỏi các vận động viên cờ vua trẻ: “Các bạn làm việc như thế nào khi nghiên cứu các ván đấu của mình?” vận động viên cờ vua trẻ thường mau chóng quên đi những thất bại và thèm muốn nhớ lại toàn bộ những ván thắng hơn là nhớ tới ván thua. Điều đó chỉ ra rằng họ không hiểu hết ý nghĩa công việc nghiên cứu ván đấu.
Để hoàn thiện mình cần xem xét tóm lược những điểm chính những sai lầm của mình. Thật vô lý khi không xem xét những ván thua, cần phải nhớ: những ván thua đó không phải ngẫu nhiên. Thậm chí những sai lầm nghiêm trọng thường xuất hiện khi tư duy cờ vua chưa đầy đủ, để khắc phục những sai lầm này cần dự đoán đúng đắn, xem xét và phân tích chúng. Chúng ta thử xem xét vấn đề này qua ví dụ sau:
Suetin-Kuzmin
Sochi, 1970
1.e4 c5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 e6 5.¤b5 d6 6.c4 ¤f6 7.¤1c3 a6 8.¤a3 ¥e7 9.¥e2 0–0 10.0–0 b6 11.¥e3 ¥b7 12.f3 ¤e5 13.£b3 ¤ed7 14.¦fd1 £b8 15.¦d2 ¦e8 16.¢h1 ¥d8 17.¦ad1 ¥c7 18.¥g1 ¦e7 19.¥f1 £a7 20.¤c2 ¦ae8 21.¦xd6 ¥xd6 22.¦xd6 £b8 23.£b4 ¦c8 24.¥xb6 ¤xb6 25.¦xb6 ¦d7 26.e5 £xe5 27.¦xb7 ¦d2  28.£b3 h5 29.¤e4 ¤xe4 30.fxe4 £f4 31.¤e3 ¦cd8 32.£c3 £f2 33.h3 h4 34.¢h2 £f4+ 35.¢g1 ¦8d3 36.¦b8+ ¢h7 37.£a5 f5
Trắng thua.
Trong ván cờ này sau khai cuộc yên tĩnh, ván cờ trở nên bất ngờ căng thẳng. Chúng ta thử xem xét thời điểm cuộc chiến bị phá vỡ và tất nhiên phải có sai lầm quyết định của bên cầm quân trắng.
Tóm lại đánh giá khai cuộc trắng giành được ưu thế như thế nào. Bên Đen chọn được nước từ vài kế hoạch cầu kỳ bằng cách chuyển Mã c6 tới d7.
Dù Mã này hy vọng bảo vệ ô b6, tuy nhiên khả năng chơi phản công ở trung tâm giảm bớt, và bên Đen dẫn tới phòng thủ thụ động. Bên Trắng không nhanh chóng chiếm ô b6 sau nước đi: 14.¤a4 ¦b8 15.¥xb6 ¤xb6 16.£xb6 £xb6+  17.¤xb6 ¥xe4 hoặc 16...£d7
Rõ ràng ưu thế đã chuyển về bên đen. Nước thứ 21 tôi đã đi đúng và đạt được ưu thế về chất ở trung tâm và ưu thế không gian. Điều này chỉ ra ở nước 16.¢h118.¥g1, thời điểm đó đe dọa bằng nước d6-d5 (có thể phủ định về vị trí con Tượng treo ở e3).
Khi quyết định thí chất ở nước thứ 21 gây tranh cãi. Đơn giản hơn đi 21.a4 £b8 22.£a3 tiếp theo b2-b4 tạo cho bên trắng củng cố thế trận đặt nền tảng giải quyết điều chủ yếu cho bên đen thời điểm này. Nhưng ván đấu này được chơi trong giải tập huấn.
Cần phải biết rõ ràng rằng các tính toán cụ thể không chỉ rõ điều gì đó hiện thực. Điều rõ nhất là bên Trắng lời hai tốt, còn quân đen yếu hơn. Tất nhiên là bên trắng không việc gì phải mạo hiểm. Nước 25 Trắng đi 25.£xb6 và giữ được ưu thế nhưng cần từ chối nước đơn giản quân sau nước 25...¦d7 26.¦xd7 ¤xd7.
Đánh giá lại thế trận trắng thấy rõ sai lầm nước đi 26: 26.e5? Ở thời điểm này ván cờ thuộc về Kuzmin (hình)


Nghĩ xa hơn ở nước 21, trắng hy vọng ở đòn đánh này.
Hầu hết mỗi lỗi Cờ Vua đều có liên quan đến sắc thái tình cảm. Tại sao tôi ít tính đến phương án quan trọng là nước đi e5: 26...£xe5 27.¦xb7 ¦xb7  (nước đi 27...¦d2 khẳng định đầy đủ 28.¤d5 ¦xc2 29.¤e7+ ¢h8 30.¤xc8 đe da 31.£f8+ ) 28.£xb7 ¦b8 29.£xa6 ¤h5 30.£a7 ¦xb2 31.£e3! và bên Trắng giữ được ưu thế về chất.
Vị trí quân đen có 2 điểm đi của Mã là nước e8h5. Sau nước 26...¤e8 27.f4 quân của họ trở nên chật hẹp rất khó di chuyển còn trong trường hợp 26...¤h5 27.¦d6 £c7 28.c5! Trắng ưu thế không cần bàn cãi.
Sau khi tính toán tất cả phương án này tôi không chậm trễ dao động quyết định đẩy chốt tiến lên. Cần biết rằng đối thủ suy nghĩ nhiều hơn tôi về nước đi e5 (hiện tại tôi còn quyền chủ động).
Sau nước đi giành “tempo” 27...¦d2, tôi hoảng sợ nhận ra phương án 28.¤d5 ¦xc2 29.¤e7+ ¢h8 30.¤xc8 nước đi không phù hợp 30...¦c1 31.£f8+ ¤g8! và trắng bị chiếu bí. Trận chiến gần như “kết thúc” và trắng chỉ còn tìm cách cứu vãn và phòng thủ bị động. Điều đó thường xảy ra như thế khi tính toán chiến thuật sai lầm không thể sửa chữa.
Tôi nhận ra khi chơi 26.¤e2! (thế vào nước đi sai lầm 26.e5?) tiếp theo nước đi 27.¤e3,  trắng giữ được ưu thế nhỏ, nước đi tồi ví dụ 26...¦d1 sau đó 27.¤e3  và tượng bị trao đổi ở b7.
Quân nặng của đen tiến tới thắng lợi huy hoàng kết thúc ván đấu bằng nước đi sau trắng đi 32.b3 đen đi 32...¦f2 33.¢g1 ¦dd2!, và không thể ngăn được. Đen khó bảo đảm cho mình bằng nước đi 33...h4! đen tiến hành nước đi khống chế ô g3 làm tê liệt tất cả khả năng của trắng.
Kết luận chung: Sự thất bại của ván đấu này là hậu quả sự hiểu biết không đầy đủ về bản chất thế trận. Chúng ta cùng xem xét một ví dụ nữa. Ván cờ này minh họa bằng những đòn phối hợp phức tạp hơn.
Kupreichik – Suetin
Sochi, 1970
1.e4 c5 2.¤f3 e6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤c6 5.¤c3 a6 6.¥e2 £c7 7.f4 b5 8.¤xc6 £xc6 9.¥f3 ¥b7 10.e5 £c7 11.0–0 ¦d8 12.f5 ¤e7 13.f6 ¤g6 14.¥xb7 £xb7 15.¥g5 ¦c8 16.£e2 h6 17.fxg7 ¥xg7 18.¤e4 ¥xe5 19.¥f6 ¦c4 20.¦ae1 d5 21.¤d2 ¥xf6 22.¤xc4 ¥d4+ 23.¤e3 h5 24.¢h1 ¥e5 25.£f3 £e7 26.¦f2 ¢f8 27.c3 ¦h7 28.¤c2 £h4 29.g3 £g4 30.¤b4 ¢g8 31.¤xa6 £c4 32.¤b4 h4 33.g4 ¥g3 34.¤xd5 exd5 35.¦e8+ ¤f8 36.¦d2 ¥c7 37.¦c8 d4 38.¦e2 f6 39.g5 £xa2 40.£f5 ¥d6 41.¦f2 dxc3 42.bxc3 £a1+ 43.¦f1 £a2 44.¦f2 £a1+ 45.¦f1 £a2 Hòa.
Sự trở ngại bắt đầu từ nước thứ 12, khi trắng lợi dụng sự di chuyển không chính xác của đấu thủ (nước đi đúng 11...¤h6 hay 11...¦c8) bắt đầu tấn công mạnh ở trung tâm và cánh vua.
Trong vòng 10 nước (từ nước 12 đến nước 22) sự kiện phát triển hầu như bó buộc. Đến nước 16.£e2 đen tìm được nước duy nhất đúng 16...h6!, chống lại sự đe dọa nguy hiểm 17.¤e4, có thể chơi bằng nước 17...hxg5 18.fxg7 £a7+! 19.¢h1 ¥xg7 20.¤d6+ ¢d8 21.¤xf7+ ¢e7, và ưu thế mau chóng chuyển sang quân đen. Trong tình thế tương tự như vậy nhất thiết phải tính toán các khả năng thực hiện đòn phối hợp. Thế trận chung ở đây lĩnh hội được và chuyển sang kế hoạch 2. Thậm chí trong ván đấu căng thẳng cần nhận thấy không chỉ những đòn chiến thuật. Ở nước đi thứ 22 trắng thắng chất cụ thể bằng phương án mạnh 22.¦xf6,  tạo mối đe dọa ở ô g6e6. Sau nước 22...¦c6 23.¤f3 trắng giành quyền chủ động đủ bù đắp một chốt. Trong khi đó, nước thứ 23 đen vô ích khi từ chối bắt chốt 23...¥xb2 24.c4 bxc4 25.¤xd5 ¥d4+ 26.¤e3 c3 hoặc 26...£e4 thế cờ cân bằng.
Sau tình thế này quân Trắng có ưu thế thuận lợi. Tuy nhiên tiềm năng của đen vẫn còn tương đối. Nước 33 trắng đi 33.gxh4 đen đáp lại 33...g4? Nếu thay bằng nước phản công chiến thuật thì ván cờ sẽ diễn ra sao bằng nước 33... ¥g3! Và dẫn đến trắng phải chơi sáng tạo tối đa để giữ thế cân bằng.


36.¤xd5 37.¦c8! 38.¦e2!
Sau 40 nước đi hình thành thế trận năng động cân bắng. Nước đi dở 41.g6? đen đáp lại 41...¦e7! 42.¦xf8+ ¢xf8 43.£xf6+ ¢e8 và khả năng chỉ dành cho đen. Trong trường hợp 41.£e6+ £xe6 42.¦xe6 ¦d7 43.cxd4 fxg5 44.¦g6+ ¢f7 45.¦xg5 xuất hiện tàn cuộc hòa.
Đó là phần phân tích Cờ vua thuần. Nhưng vận động viên cờ vua, những người muốn hoàn thiện mình, ít khi bình tâm xem xét lại sai lầm. Nhiệm vụ bao gồm phải đồng thời tìm ra nguyên nhân tâm lý của sai lầm này. Không được tự ái, cố chấp, hảy cố gắng trả lời những câu hỏi như:
1)    Phương án cụ thể của bạn như thế nào? bạn đã tính, suy nghĩ tiếp theo nước đi nào? đặc biệt trong thời điểm căng thẳng, phá vỡ của ván đấu? Điều rất quan trọng là bạn đã bỏ qua những tính toán và đối thủ đã chỉ bạn khi cùng nhau phân tích ván đấu sau khi đã chơi xong. Xin nói thật là tôi đã bỏ qua phương án 23...¥xb2 24.c4 bxc4! Tượng ở b2 được bảo vệ.
2)   Bạn đã chọn và hiểu rõ kế hoạch chơi nào?
3)    Đánh giá thế trận sai lầm của mình, cố gắng hiểu rõ nguyên nhân sai lầm đó.
Họ có thể hiểu biết sâu không đầy đủ về thế trận hay những tính toán chiến thuật? Có thể thường xuyên tính toán dẫn đến thế trận trong hoàn cảnh không có lợi. Cần phải khách quan, có tinh thần tự phê bình và không tô vẽ ý tưởng của mình, phải biết công bằng xem xét những yếu điểm của mình và tính toán, thậm chí cả khi đối thủ không phát hiện ra. Khi đưa ra câu hỏi đã thấu hiểu những kiến nghị suy ra sẽ rộng hơn. Bình luận ván đấu không phụ thuộc tính chất ván đấu cần phải:
1. Chỉ ra thời điểm phá vỡ căng thẳng trong cuộc chiến.
2. Diễn giải ý tưởng nước đi của các đấu thủ, trước hết chỉ ra những phương án cụ thể.
3. Nghiên cứu chiến lược của ván đấu.
4. Diễn tả cảm xúc của đối thủ.
Nghệ thuật phân tích và bình luận không thể ngay lập tức tiến nhanh được. Nghệ thuật đó đòi hỏi sự kiên trì nghiên cứu, làm chủ phương pháp chuyên môn, về vấn đề này còn nói dài. Bây giờ là vài điều đơn giản, nhưng là những qui luật cần thiết.
Không được phân tích một chiều, chỉ nhìn thấy phương án “của minh”. Cố gắng đọc được ý tưởng của đối thủ. Bất cứ lúc nào, chỉ trích sai lầm cũng chỉ ra phương án đúng đắn.
Đừng quên rằng phân tích là ván đấu không thực tế. Những phân tích đòi hỏi phải chứng minh cụ thể hơn bài tập linh cảm.
Trong ván đấu có những giai đoạn hấp dẫn lôi cuốn và ngược lại cũng có thời điểm “buồn tẻ”. Nhưng bất cứ hoàn cảnh nào khi phân tích cũng phải cẩn thận và nghiêm túc, mới có thể tìm ra trong ván đấu không hay nhiều điều bổ ích và có lợi.
Trích từ Phòng thí nghiệm cờ vua ( Suetine)
Hồ Văn Huỳnh, hiệu chỉnh bài dịch của Trung tâm huấn luyện quốc gia TP. Hồ Chí Minh.                 

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: CÁCH LÀM VIỆC VỚI VÁN CỜ CỦA MÌNH
CÁCH LÀM VIỆC VỚI VÁN CỜ CỦA MÌNH
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiR-5nh3XtpWIqWGSxLuFkqnkDOuNZie0D7VnDIKQifwrW5-bmKB9YrlkH3RrfTXPI5vSgdVXDiE8rOu98YkFeL-JTAGGgAGwftes4IEgvYry99xXAhXRiW44uG3UBMXqi5CXA6eHYjslE/s1600/pt1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiR-5nh3XtpWIqWGSxLuFkqnkDOuNZie0D7VnDIKQifwrW5-bmKB9YrlkH3RrfTXPI5vSgdVXDiE8rOu98YkFeL-JTAGGgAGwftes4IEgvYry99xXAhXRiW44uG3UBMXqi5CXA6eHYjslE/s72-c/pt1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2014/11/cach-lam-viec-voi-van-co-cua-minh.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2014/11/cach-lam-viec-voi-van-co-cua-minh.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy