NGHIÊN CỨU VÁN ĐẤU CỦA CÁC KIỆN TƯỚNG

NGHIÊN CỨU VÁN ĐẤU CỦA CÁC KIỆN TƯỚNG. Vận động viên cờ vua để hoàn thiện mình cần làm việc với tài liệu cờ vua. Đó là một định lý. Những t...



NGHIÊN CỨU VÁN ĐẤU CỦA CÁC KIỆN TƯỚNG.

Vận động viên cờ vua để hoàn thiện mình cần làm việc với tài liệu cờ vua. Đó là một định lý. Những từ điển khai cuộc hay tuyển tập những ván đấu của kiện tướng rất cần thiết giúp ích cho vận động viên cờ vua, cũng như cần cho vận động viên khác.
Cần phải có những tài liệu mức độ khác nhau cho công việc nghiên cứu. Ở đây là sách giáo khoa về lý thuyết cờ ở những giai đoạn khác nhau của ván đấu, từ điển khai cuộc, tuyển tập những ván đấu của các giải, những ván cờ hay nhất của kiện tương hàng đầu vv… Điểm đặc biệt là nghiên cứu những ván cờ của các tên tuổi lớn trong làng cờ vua. Sự hài hòa giữa đánh giá và tính toán những ván cờ của mình chỉ có thể đạt được khi thường xuyên làm bài tập và phân tích.
Bởi vậy nhất định phải phân tích những cán cờ của các cao thủ, phải biết và hiểu chính xác những ý tưởng này trong bình luận của mình, cũng như đánh giá chất lượng lời bình. Phương pháp bình luận từ lâu đã được viết trong tài liệu cờ vua, nhưng chúng vẫn tiếp tục phát triển. Có hai hướng chủ yếu.
Hướng thứ nhất:đưa ra đánh giá tính chất chung. Các phương án cụ thể minh họa và khẳng định những lý giải chung cơ bản.
Đại kiện tướng Z. Tarrash đã bình luận như vậy. Những nhận định của ông ta đã dạy dỗ nhiều thế hệ vận động viên cờ vua. Nhưng bất cứ hoàn cảnh nào khi phân tích cũng phải cẩn thận và nghiêm túc, mới có thể tìm ra trong ván đấu  nhiều điều bổ ích và có lợi.
Thế hệ vận động viên cờ vua. Đây là một đoạn mẫu mực lời bình của ông ta.
Slecter - E.Lasker
Trận đấu năm 1910.

39.a4.
Theo nước đi quan trọng này Tarrash viết: “không né tránh áp lực của đối thủ lên thế trận của mình bắt đầu dọa dẫm trắng, nhưng họ đã lật tất cả bài tẩy, thí chốt để giành cơ hội tấn công. Trong hành động này khi trắng đẩy chốt lên có thể thua ván cờ, nếu như hành động này tạo cho họ vài cơ hội. Không có cơ sở nào của sự thất vọng: tất cả những ô yếu của trắng (a3, e4, h3) được xe bảo vệ với mức độ đầy đủ, nếu họ đổi Hậu thì có thể chơi thoải mái tự do”.
Rõ ràng như vậy, tác giả không đưa ra bất kỳ phương án nào, nhưng đã đưa ra đánh giá thế trận thượng hạng. Đánh giá này xây dựng trên cơ sở logic chính xác.
Điều đạt được là lời lẽ trong sáng, phương pháp bình luận bao gồm sự dễ hiểu của lời bình, sự tuyệt đỉnh về sự gần gũi của ngôn ngữ đời thường.
Nhưng sau những nước đi là ý tưởng của lời bình luận.
39...£xb4 40.axb5 £xb5 41.¦b3 £a6 42.£d4 “Ở thời điểm này bên đen chẳng có sự đe dọa gì đặc biệt. Nếu như quân xe của họ chiếm được vị trí tốt thì có thể cắt đứt đợt tấn công của đối thủ, còn sau đó ván đấu sẽ thắng”.
42...¦e8 43.¦b1 ¦e5 Đẩy lui sự đe dọa bằng nước đi 44.¦a1
44.£b4 £b5 .“Nước đi dở nếu đi 44...¦b5 trả lời bằng nước 45.£c4. Đen cần phải đột nhập vào lãnh thổ của đối thủ bằng con Hậu trên đường a2 – g8”.
Có thật đúng là phương pháp tiếp cận lý thú không? Mỗi lời nhận xét của tác giả trước hết soi sáng sự phát triển của điểm chính yếu của ván cờ. Không một giây phút nào Tarras quên đi sự logic, tính thế hoạch một ván đấu.
  45.£e1 £d3 46.¦b4.Thời điểm này tác giả đưa ra nhận định có ý nghĩa to lớn: “Trong tình thế quân đen mang xe đến ô a5 để chiếm một trong những cột mở, đến lượt mình đe dọa đối thủ bằng nước tấn công 46...¦a3. Trong trường hợp này trắng chẳng có điều gì tốt đẹp, chỉ có đổi xe và tiếp tục chơi 47.¦b3 £xb3 48.£xa5+.Trong tàn cuộc hậu bên đen có ưu thế chiến thắng nhờ con chốt thông của mình. Ví dụ 48... ¢b7 49.£d8 £e6 50.f3 d5 51.exd5 cxd5. Hiện giờ (có thể sau nước ¢c6£d7) đen có thể cho vua của mình vào vị trí an toàn ở h7 hoặc đi theo chốt thông của mình, sử dụng vua để bảo vệ chốt thông, trong trường hợp Vua trắng chia cắt cản trở con chốt này. Kết quả bằng nước đi đã chọn của đen, con chốt “c” rất mạnh, họ đã ăn được chốt “e” tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa quyết định; ngược lại bằng nước đi này họ đã đánh mất chiến thắng trong tay”.              
 Điều đáng chú ý là Tarrash biết cách tô đậm xác định thời điểm phá vỡ căng thẳng của cuộc chiến, phải công nhận là những nhận xét của Tarrash có thể đọc không cần bàn cờ !.
46...c5 47.¦a4 c4 48.£a1 £xe4+ 49.¢h2 ¦b5. Bây giờ Vua đen nằm dưới hỏa lực tấn công nguy hiểm.
50.£a2 £e5+ 51.¢g1 £e1+ 52.¢h2 d5 53.¦a8 £b4 54.¢g2
Với mục đích đạt được có thể chơi £a6, bây giờ có thể sai lầm nếu trả lời bằng nước £d6. Cho nên ngay ở nước thứ 52 trắng cần lui vua về g2.
54...£c5? Điều mới cuối cùng trong cuộc hành trình gian khổ ở thời điểm căng thẳng phá vỡ. Tarrash và lời bình của ông đã tiến tới giới hạn của sự chính xác: “Lasker không nhận thấy mối đe dọa nguy hiểm nên đã thua ván cờ này. Nhưng ông ta có thể thắng ván cờ này không ? Nước đi 54...¦b8 tiếp theo là 55.¦a7+ ¦b7 56.¦a8 quân đen có thể tăng cường thế trận của mình hay không ? Điều dẫn đến là một con én chẳng làm nên mùa xuân, một con chốt không thể tiến lên phía trước mà không hy sinh ngay lập tức. Điều này bao gồm sai lầm khi chuyển chốt ở nước 46 và nước thứ 47.”
55.£a6!  Bây giờ vua đen đã không còn bảo vệ được tốt, chốt sẽ bị quân nặng của trắng tiêu diệt.
55...¦b8 Sau nước 55...¦b7 trắng thắng bằng nước 56.£e6.
56.¦a7+ ¢d8 57.¦xg7 £b6 58.£a3 ¢c8  và đen đầu hàng.
Tarrash trong lời bình của mình đã đi từ nhận định tổng quát đến phần chi tiết.
Phương pháp thứ hai: Ngược lại được đại kiện tướng hàng đầu của Nga M.I.Chigorin sử dụng. Từ các phương án cụ thể ông đưa ra đánh giá thế trận, có ý nghĩa là đi từ phần chi tiết đến nhận định tổng quát. Chigorin đã so sánh và khái quát hóa rộng rãi sự việc phân tích chi tiết, khảo sát tiềm năng ẩn giấu chơi đòn phối hợp. Và đây là ví dụ nhận định của ông ta.
Chigorin – Tarrash
Trận đấu năm 1893.


Tarrash sau khi suy nghĩ rất lâu đi nước
 20...gxh6, tiếp đến phương án khác thí chốt thứ 2 bằng nước 20...¦xg4+.
M.I.Chigorin viết: “Sự mạo hiểm được diễn giải bằng dự đoán, tại sao tiến sĩ Tarrash không bắt chốt g4, “vội vã Xây-Nốt” tiến hành nước thứ 20 của đen, Chigorin nhận xét như sau: “Thật không thể hiểu nổi. Nước thứ 20...¦xg4+  đen có thể lời chốt thứ 2. Cùng lúc đó tiến sĩ Tarrash có thể thắng lợi trong cuộc chiến vĩ đại”. Sai lầm do vội vã thời gian “Xây-Nốt”.Chính tiến sĩ Tarrash khi kết thúc ván đấu chỉ ra cho khán giả là nếu bắt chốt sẽ nguy hiểm cho ông ta. Đầu tiên tôi cảm thấy Tarrash đã nhận định đúng, độc giả cũng đã thấy phương án tiến hành… Thật nguy hiểm và thế trận đa dạng khi đen tấn công liệu trắng có thu được kết quả khi quân đen phòng thủ tích cực giữ được lợi thế 2 chốt. Những phương án sau sẽ chỉ ra điều đó.
20...¦xg4+ 21.¢h1 gxh6 22.¥c4! ¥d7 23.b4 ¦f8 24.a4 .
A.   24...¤xb4 25.¤e5 ¦g7 26.¤xd7 ¤xd7 27.¥xe6+ ¢h8 28.d5 a6 29.¤e4 (trong1 đe dọa ¤c5) b6 30.¤g3 ¦xf1+ 31.¦xf1 ¦e7 32.¤h5, và đe dọa ¥d7, trắng thắng.
B.   24...¦g7 25.d5 exd5 26.¤xd5 ¤xd5 27.¥xd5+ ¢h8 28.¤e5 ¦xf1+ 29.¦xf1 ¦e7 30.¦g1 và trắng lợi quân.
C.   24...¦g7 25.d5 ¤d8 26.¤e5 ¥c8 27.dxe6 ¤xe6 (27...¥xe6 28.¦xd8..vv…) 28.¦xf6 ¦xf6 29.¦d8+ ¦f8 30.¦xc8 ¦xc8 31.¥xe6+..vv…”.
Tiếp theo M.I.Chigorin viết: “Trong phương án A sau nước đi của trắng 25.d5 đen có tìm được phương án phòng thủ tốt nhất bằng cách biếu không tốt c7 và chơi tiếp
28...¤c2 29.¤b5 ¤e3 30.¦xf8+ ¤xf8 31.¦d3.
Nhưng điều đó xảy ra trong ván đấu có thể so sánh được không, và kết quả ván đấu có vấn đề gì không”.
Chỉ sau khi tất cả phân tích chi tiết này, Chigorin mới đưa ra những nhận định nhỏ được khái quát hóa: “Những phương án lý thú này tôi chỉ nhằm mục đích là: bên đen lợi hai tốt trong bối cảnh cụ thể này không chứng tỏ được ưu thế rõ ràng, những ưu thế này liệu có đảm bảo đưa ván đấu tới thắng lợi hay không “.
Như vậy, hai phương pháp bình luận thì cả hai phương pháp đều hoàn toàn đúng. Mỗi phương pháp phản ánh hiện thực cờ vua khác nhau: phương pháp diễn dịch (từ tổng quát đến từng bộ phận) là những ván đấu có nội dung chiến lược, còn phương pháp quy nạp (từ bộ phận đến tổng quát hóa) là những ván đấu có nội dung chiến thuật.
Nào chúng ta cùng xem xét nhận định những gì được viết trong thời đại chúng ta. Nội dung phương pháp đó nằm trong lời bình luận của đại kiện tướng M.Tal (“trận đấu Botvinnik – Tal, năm 1960”)
Tal - Botvinnik
Trận đấu năm 1961.


Trong thế trận này, bên trắng dư 3 chốt bù lại một quân nhẹ đã mất, điều này bảo đảm cho sự cân bằng của đôi bên. Hơn nữa thế trận còn đầy ắp sự sống và chứa đựng không ít sự tinh xảo chiến lược va chiến thuật.
Nhận xét sau đây của M.Tal rất thú vị. Trong lời bình luận phản ánh hai phong cách đối lập nhau của thế trận: nước đi chiến lược của Botvinnik và nước đi chiến thuật của Tal.
“Xe đen đã trung hòa áp lực của trắng theo cột “e” có thể nói rằng những khó khăn của đen đã ở phía sau. Cảm tưởng về điều này M.Botvinnik cũng đồng ý với tôi. Ở thời điểm này tôi muốn đánh lạc hướng một chút. Trong nước đi của cuộc chiến cờ vua các đấu thủ tư duy khá đa dạng. Nhiều vận động viên cờ vua (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong khoảng thời gian kéo dài 5 giờ họ dùng thời gian chủ yếu để tính toán, công việc tính toán của họ có thể dẫn ra như sau: nếu tôi đi về hướng này thì anh ta cũng đi về hướng đó vv… khi anh ta còn đủ sức. Đối với vận động viên kinh nghiệm hơn họ nghiên cứu sau những bí mật của nghệ thuật này. Phần dự phòng này không khó khăn cho họ trong thời gian dài, chỉ đạo bằng phần lớn (nhưng không phải mọi trường hợp) những nguyên lý, kế hoạch chơi tiếp theo của mình.
Để minh họa tôi muốn dẫn ra những đối thoại, những đối thoại ngay sau trận đấu thứ 9 giữa Botvinnik và tôi.
Khi tôi tính toán phương án với tốc độ của viên đạn, những tính toán trong thời gian ván đấu, những ván đấu này có thế trận thuận lợi cho đen, M.Botvinnik đã nói: “tôi cảm tưởng lúc đầu thế trận này thuận lợi cho trắng, nhưng sau đó tôi tìm ra kế hoạch đúng: cần phải đổi xe còn hậu giữ lại.
Khi bắt đầu đánh giá thế trận này tôi cảm thấy rất trừu tượng, nhưng khi tôi bắt đầu thâu tóm những phương án có nhiều nước nhất, tôi đi đến kết luận là Botvinnik đã đúng tuyệt đối: Trong tàn cuộc có Hậu chuỗi chốt bền vững của trắng khi con tượng khống chế tích cực, đảm bảo cho trắng xác định được ưu thế. Khi sự có mặt của Hậu quân đen trên bàn cờ có thể tính đến tấn công mạnh vào ô yếu g4.
Nước tiếp theo của trắng tiến hành chính xác đó là họ đã kết hợp ý tưởng cuộc chiến giành cột “e”, nhưng thời điểm quyết định tôi đã không kiểm soát được bản thân”.
Tất cả những điều này đều thú vị và có lý lẽ xác đáng và tôi đưa ra kết luận khi tiến hành bằng con đường khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau cho ra một kết quả!
Trở lại và tiếp ván đấu nhận thấy sau nước đi
20.£d3 ¢g7 21.£g3? (nước chính xác 21.f4 ¦ae8 22.¦e5!,thế trận cân bằng)
21...¦xe1+ 22.¦xe1 £xg3 23.fxg3 ¦f8! 24.c4 ¤g4 25.d5 cxd5 26.cxd5 ¤df6 27.d6 ¦f7 28.¦c1 ¦d7 29.¦c7 ¢f7 30.¥xf6 ¤xf6 31.¢f2 ¢e6 32.¦xd7 ¢xd7 33.¢f3 ¢xd6 34.¢f4 ¢e6 35.g4 ¤d5+ 36.¢e4 ¤f6+ 37.¢f4 ¤d5+ 38.¢e4 ¤b4 39.a3? (tốt hơn 39.a4) 39...¤c6 40.h5 g5 41.h6 ¢f6 42.¢d5 ¢g6 43.¢e6 ¤a5 44.a4 ¤b3!  Quân đen đạt được thế thắng và tin tưởng điều chỉnh ưu thế ở nước 58.
Phương pháp hiện đại bình luận ván đấu tiến tới làm thế nào kết hợp tổng hợp 2 phương pháp, sự kết hợp tổng hòa trong lời bình là phân tích cụ thể và đánh giá tổng quát.
Một trong những bình luận rõ ràng là hướng “tổng hợp” trong đó có A.Alekhine.
Nhận định lời bình trong cuốn sách “Những ván đấu hay nhất của tôi”, “Giải đấu ở New York năm 1924”, “Giải đấu cờ vua quốc tế ở New York năm 1927” cho đến nay , những lời bình này vẫn còn là mẫu mực.
Đây là một trong những ví dụ đó.
Capablanca - Em.Lasker.
Ở New York năm 1924.


Ở đây đen chơi
23...¤e4+? Alekhine đã nói gì về điều này, nào chúng ta cùng đánh giá chung về cuộc chiến, ông ta viết: “Đen đã đạt được vị trí quân vững chắc, chúng ta đã thấy từ những nhận định trước đây như thế nào, đen không sợ gì kể cả trong trường hợp nếu bây giờ đến lượt trắng đi. Tuy nhiên đen cần nhớ rằng nước ¤e4 có thể thực hiện sau khi trắng đi g4, còn để thực hiện chuyển động này hoàn toàn đạt được bằng nước 23...£d7 hoặc 23...¦c7, như vậy trắng có thể đi nước chuẩn bị tích cực được không?
Sau nước đi này kết quả trận đấu rất không rõ. Nước đi quá sớm này tạo cơ hội cho trắng thí quân, sau đó trắng có quyền chủ động lâu dài và bảo đảm hòa cờ”.
Như vậy trước mặt bạn là ví dụ đánh giá tổng quát với sự chính xác đáng ngạc nhiên về sự phân chia tồn tại những đặc điểm của thế trận.
Đến thời điểm này cuộc chiến mang đặc tính thế trận rõ rệt. Bây giờ sẽ tấn công bắn phá. Trắng bắt đầu đòn tấn công bắn phá. Trắng bắt đầu đón tấn công Vua quyết định:
24.¥xe4 fxe4 25.£g4! f5 26.¤xf5 exf5 27.£xf5 h5 28.g4 ¦c6 29.g5 (hình).



 Ở đây Alekhine nhận định khác, đưa ra kế hoạch cụ thể, phân tích đòn phối hợp phía trước. “Ưu thế lớn khi không chậm chễ bằng nước   
29.¤xd5 khi đó Vua ở ô h4 đối với trắng không hề hấn gì, ví dụ 29...¥h4+ 30.g3 (nhưng không đi 30.¢g1 30...¥g3)30...¦c2+
(hoặc phương án A)
31.¢g1 ¦c1+ 32.¢g2 ¦c2+ 33.¢h3 hxg4+ 34.¢xg4! (nếu 35...¢g8 thì 36.¤f6+ nước đi tiếp sau £xd7 còn nếu đi 35...¢g7 thì 36.¦h7+..v.v..) 36.gxh4 ¥xf5+ 37.¢xf5 ¦xb2 38.¢e6! ¢g7 39.f5 ¢f8 40.h5 ¦a2 (hoc 40...¦h2 41.¤f4) 41.f6 ¦xa3 42.h6 ¦a6+ 43.¢f5 ¢g8 44.¤e7+..vv…
A.   30...¥g6 31.£e5+ ¥f6 32.¤xf6 £xf6 33.£xf6+ ¦xf6 34.gxh5 ¥f5 35.¦h4 tiếp theo đó là nước g2-g4
Cần chú ý chọn thời điểm ra sao để phân tích chi tiết.
29...¢g8 (chính xác hơn 29...¦d6!) 30.¤xd5 ¥f7! 31.¤xe7+ £xe7 32.g4 hxg4
Chúng ta nghiên cứu một ví dụ nữa của Alekhine về việc kết hợp phân tích cụ thể và đánh giá tổng hợp.



 “Ở đây Lasker lựa chọn một vài phương án phức tạp. Thật đúng sau nước  32...¥g6 33.£d5+ ¥f7 34.£e5 £xe5 35.dxe5 hxg4 36.f5 ¦c5 37.¢g3! ¦xe5 38.¢xg4..vv…
Không chắc chắn đen có thể dễ dàng đạt được cờ hòa, hơn phương án đã chọn. Dù cho trắng còn hai tốt thế cho một quân nhưng còn yếu điểm của tốt “e” và sự đe dọa xâm nhập của xe trắng trên hàng ngang thứ 7 đặt cho đen nhiều công việc phòng thủ. Nhưng cách đơn giản nhất đạt tới cờ hòa bằng phương án 32...¦c2+ 33.¢g3 (sau nước 33.¢f1 £c7! Đen thậm chí có nước tấn công chiếu hết)33...¦e2 34.g6 h4+ 35.¦xh4 ¦xe3+ 36.¢g2 ¦e2+ 37.¢f1 ¦e1+, và trắng không thể thoát khỏi nước chiếu vĩnh viễn”.
Ví dụ tuyệt vời về sự kết hợp yếu tố cụ thể và trìu tượng khi nghiên cứu thế trận!
Tiếp theo ván đấu diễn ra trong cuộc chiến thuật căng thẳng, trong đó đen dùng tất cả tiềm năng để phòng thủ.
33.£h7+ ¢f8 34.¦h6 ¥g8 35.£f5+ ¢g7 36.¦xc6 bxc6 37.¢g3 £e6? Sai lầm quyết định. Tiếp theo đen đi 37...¥f7! đen giữ được ưu thế hòa cờ.
38.¢xg4 £xf5+ 39.¢xf5 ¥d5 40.b4 a6 41.¢g4! ¥c4 42.f5 ¥b3 43.¢f4 ¥c2 44.¢e5 ¢f7 45.a4 ¢g7 46.d5 ¥xa4 47.d6 c5 48.bxc5 ¥c6 49.¢e6 a5 50.f6+ Đen đầu hàng.
Đến đây chúng ta đã nói về các phương pháp bình luận chính xác ván đấu. Dù cho các phương án đã biết từ lâu, những lời bình luận không phải bao giờ cũng tốt, chính xác. Khi bắt gặp mâu thuẫn trong đánh giá thời điểm căng thẳng phá vỡ của ván cờ và những sai lầm khi phân tích cụ thể. Thông thường lời bình “vượt quá” kết quả ván đấu theo nguyên lý “không tranh luận với người chiến thắng”.
      Trong mọi trường hợp cần biết cách chỉ trích đánh giá lời bình nghiên cứu, khả năng tự tư duy là chất lượng cần thiết cho nhà phân tích. Không được tin tưởng mù quáng thậm chí cả lời bình uy tín.
Trong nhiều trường hợp cảm nhận nội dung sâu sắc của ván đấu không dễ dàng. Những có thể, cụ thể ở đây kiểm tra được sự điêu luyện chân chính?
Nhiệm vụ của chúng ta không phải là thống kê những sai lầm chuẩn mực trong lời bình ván đấu. Điều đặc biệt, vấn đề thời sự nhưng không giành cho quyển sách này. Chúng ta chỉ dẫn ra làm thế nào mở ra bản chất cuộc chiến trong ván đấu phức tạp dưới tác động phân tích khảo sát và công việc tranh luận sách vở, những điều này tạo ra tài liệu tuyệt vời cho nghiên cứu.
Petrosian – Spassky
Giải đấu năm 1969.



Petrosian chơi nước :
32.b4? và sau nước 32...¦ac8  rơi vào tình trạng bị tấn công đa dạng. Nhiều lời chỉ trích trong giai đoạn truyền thông quyết định sự say mê bàn luận về sự sụp đổ của Trắng, tuy nhiên họ cũng đưa ra phân tích cụ thể về sự sụp đổ như thế nào. Đa số các nhà bình luận đều khuyến cáo trắng hiện tại dùng đòn chiến thuật.
Nhưng ở đây đại kiện tướng O’Kell khẳng định thế trận bằng phân tích cụ thể hơn. Trên cơ sở phương án 32.f3 ¤g3 33.b3  ông đã đưa ra nguyên lý đánh giá thế trận hoàn toàn thỏa đáng cho trắng. Ví dụ: 33...¦xd4 34.exd4 £xd4+ 35.¢h2 nếu 33...¤e2+ 34.¢h1 ¤c3 35.¦c1..vv… Ưu thế nghiêm túc cứu được trắng trong trường hợp 32...¤d6 33.¤f2 h5 34.¤e2.
Sau đây là lời bình của E.Geller. Ông ta tỏ ra nghi ngờ cách đánh giá của O’Kell đưa ra.
Đây là phân tích của ông ta: 32.f3 ¤g3! 33.b3 ¦c3! 34.£b2 ¦ac8! 35.bxa4
Trắng không thể phòng thủ trong trường hợp 35.¤b5 ¦xd3 36.£xf6 ¦xd1+ 37.¢f2 ¤f5!
35...h5! 36.¤f4 £e5 37.£f2? ¦c1 nếu 36.£f2 ¦xd3 37.¦xd3 ¦c1+ 38.¢h2 h4 Đen thắng. Tình trạng thảm bại của trắng sau nước 36.a5 £g5! Hay trong trường hợp 36.£b7 ¢g7 37.a5 ¦xd3!..vv…
Bản chất chỉ trích thế trận này là gì khi ta tận dụng những phân tích này? Chính Geller chỉ nhấn mạnh là ông đã khẳng định đầy đủ đánh giá thế trận quân đen thắng bằng cách nào. Cũng trong thời gian đó đại kiện tướng tính rằng thế trận sau nước 35...h5! Đòi hỏi nghiên cứu nhiều phương án. Nhưng điều cuối cùng giành cho độc giả phân tích. Tôi nghĩ rằng bản chất thế trận đã rõ ràng. Áp dụng phương pháp nhận định hay phân tích tính toán phụ tuộc trước tiên vào tính chất thế trận. Khi chơi thế trận phải đánh giá chung một cách đầy đủ trên cơ sở một vài khảo sát cá nhân về tính chất tình thế đặc biệt. Trong thế trận có nhiều khả năng chơi đòn phối hợp, những kế hoạch trước đó cần phải đưa ra phân tích cụ thể.
Cần luôn luôn nhớ về độ mềm dẻo và mối liên hệ chặt chẽ các phương pháp này, chúng phản ánh hai hướng chủ đạo của tư duy cờ vua.
Trong phần kết luận tôi có vài lời khuyên về phương pháp có thể có lợi cho các bạn khi lựa chọn tài liệu để phân tích. Đó là vấn đề nghiêm túc được nghiên cứu bởi nhà nghiên cứu Xô viết nổi tiếng P.Romanovsky trong cuốn sách “Con đường sáng tạo cờ vua”. Trong thời đại ngày nay vẫn không mất đi tính thời sự dù tình thế đã tiến bộ rất nhiều, tác giả đã chỉ ra cho độc giả vấn đề đó.
Những ván đấu được chọn ra để phân tích cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
1. Các đấu thủ phải là vận động viên cờ vua có đẳng cấp cao.
2. Những ván đấu chất lượng cao, có lời bình chất lượng tốt.
3. Những ván đấu có chứa chủ đề, những chủ đề này trong thời điểm hiện tại cần quan tâm nghiên cứu.
Romanovxki đã chỉ dẫn chính xác cách khai thác mỗi ván đấu không chỉ một, hai, ba ván thậm chí nhiều lần, nếu điều này còn tồn tại nhiều điều chưa rõ. Sự ôn luyện có lợi như vậy loại bỏ những rác rưởi, phát triển tư duy.

Trích từ Phòng thí nghiệm cờ vua (Suetine)
Hồ Văn Huỳnh, hiệu chỉnh từ bài dịch của Trung tâm huấn luyện quốc gia TP. Hồ Chí Minh.                 


COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: NGHIÊN CỨU VÁN ĐẤU CỦA CÁC KIỆN TƯỚNG
NGHIÊN CỨU VÁN ĐẤU CỦA CÁC KIỆN TƯỚNG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjCjR7Ic2FdkyFurzBMDa51yzZC0mZ2ohGIY6fvCF1TZaFU1VZzrsGbraRCl_cZQBcCeuzA9c6gASGneuZfAdGDqvrlUkFJ-dVz3M8DJYzt7qnvMaYkFbe0O8oejjhkYF8uETQDxubuSNc/s1600/kt1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjCjR7Ic2FdkyFurzBMDa51yzZC0mZ2ohGIY6fvCF1TZaFU1VZzrsGbraRCl_cZQBcCeuzA9c6gASGneuZfAdGDqvrlUkFJ-dVz3M8DJYzt7qnvMaYkFbe0O8oejjhkYF8uETQDxubuSNc/s72-c/kt1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2015/06/nghien-cuu-van-au-cua-cac-kien-tuong.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2015/06/nghien-cuu-van-au-cua-cac-kien-tuong.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy