CÁC KIỂU ĐỘI HÌNH CHỐT Ở TRUNG TÂM.A.Kotov ( tiếp theo)

II - TRUNG TÂM HỞ Khác với kiểu trước, trong kiểu này không có Chốt nào hoặc chỉ có một Chốt ở trung tâm, mà con Chốt này không quan trọng m...


II - TRUNG TÂM HỞ
Khác với kiểu trước, trong kiểu này không có Chốt nào hoặc chỉ có một Chốt ở trung tâm, mà con Chốt này không quan trọng mấy. Đặc tính của thế cờ này giống như là một đồng bằng, so với kiểu thế cờ trước là kiểu “địa hình” có nhiều rừng rú không qua lọt được, có nhiều chướng ngại vật và đầm lầy. Trong khi kiểu thế cờ trước đòi hỏi phải điều động quân bao vây từ các cánh sườn, thì ở đây lại là một vấn đề xung kích gan dạ của kỵ binh và những đợt toàn quân tấn công như vũ bão. Ta nhận thấy một điều lý thú trong buổi bình minh của lịch sử Cờ Vua ở dưới thời của Morphy và Anđerssen, trung tâm hở luôn luôn là mục tiêu mà người ta nhắm vào. Các đấu thủ rất khoái tấn công trực tiếp theo kiểu lưỡi lê mà không có những cuộc điều quân quỷ quyệt hay đường lối quanh co gì cả. Chỉ đến thời của Steinitz mới có nhiều người chịu đánh kiểu thế cờ đóng kín.
Ta phải đánh thế nào khi trung tâm của đối phương trở thành một trung tâm hở? Ở đây chúng ta sẽ xét vấn đề dưới hai quan điểm: của phe tấn công và của phe phòng thủ.
Phe tấn công thường tìm cách gây ra những điểm suy yếu trong thế trận đối phương bằng các quân rồi tấn công vào các điểm này - Thường thì người ta cũng không đánh bằng đợt sóng Chốt, vì một điểm Chốt suy yếu ở ngay trong thế trận của mình trở nên rất nguy hiểm một khi trung tâm bị mở ra
   Cũng phải nói thêm là chỉ nên thực hiện tấn công khi nào và ở nơi nào mà phe tấn công có ưu thế rõ rệt.
Phe phòng thủ thì nhằm chống đỡ cuộc tấn công của đối phương, đồng thời tránh càng nhiều càng tốt làm suy yếu thế Chốt của mình. Trong những trường hợp hay nhất thì chính phe phòng thủ né tránh không phản công, hoặc là khai thác lối đánh quá bạo của đối phương đế đạt được ưu thế về quân số.
Đây là một ví dụ đánh ở thế cờ trung tâm hở. Thế cờ này diễn ra trong một ván cờ nổi tiếng giữa Alekhine và Emanuel Lasker (Zurich 1934).


Trắng có những quân ớ vị trí linh hoạt để tấn công ở cánh Vua. Để bắt đầu, Alekhine tạo ra một điếm suy yếu trong cơ cấu Chốt đang bảo vệ Vua Đen.
1.£d6 ¤ed7
Dở nếu đi 1...¤g6 2.¤h6+ gxh6 3.£xf6 £d8 4.£c3khi cánh Vua Đen bị suy yếu không cứu chữa được.
2.¦fd1 ¦ad8 3.£g3 g6
Mục tiêu thứ nhất đã đạt. Điểm suy yếu tạo ra giúp cho Trắng một cơ hội tăng cường một cách đáng kể sự tấn công của các quân mình.
4.£g5! ¢h8
Nếu không thì tiếp theo là ¦d4xh4hoặc 5.¦d6
5.¤d6 ¢g7 6.e4 ¤g8 7.¦d3 f6
Sự suy yếu mới và ép buộc này đưa đến một kết cuộc rất đẹp. Cũng khá kỳ lạ: hầu như cùng một tình trạng chiếu bí xảy ra sau 7...h6 8.¤f5+ ¢h7 9.¤xh6 f6 10.¤f5! fxg5 11.¦h3+ ¤h6 12.¦xh6#bí.
8.¤f5+ ¢h8 9.£xg6!  Đen chịu thua
Không có cách nào chống đỡ nước chiếu bí ở g7. hoặc nếu bị mất Hậu, thì bí bằng ¦h3. Thế cờ lịch sử này đáng được ghi lại trong hình trên đây.
Bây giờ ta khảo sát một ví dụ khác cùng một đề tài.

Thế cờ này là của ván cờ Szabo - Vaitonis (Saltsjobaden 1952) - không có Chốt nào ở trung tâm (Chốt ở c3 không có vai trò gì trên thực tế). Các quân Trắng ỏ những vị trí linh hoạt hơn. Nhờ vậy Szabo có khả năng tổ chức ngay một cuộc tấn công vào các điểm yếu trong thê cờ của Đen.
Nhưng đâu là những điểm yếu? Bạn không dễ gì nhận rõ điểm dễ bị phá nhất trong thế cờ nhập thành của Vua Đen là f7. Cuộc điều quân cương quyết sau đây phát hiện ra điểm suy yếu này.
1.¤f5! £f8 2.¤d6 ¦ab8 3.¤g5 ¤g4
3...¥e8 có thể được những cơ hội phòng thủ hay hơn vì bây giờ Trắng đập tan tành thành lũy của Đen bằng một nước thí quân.
4.£g3 ¤h6 5.¤dxf7 ¤xf7 6.¥xe6 ¥e8
Ăn Tượng cũng sẽ không làm được gì 6...¥xe6 7.¤xe6và Đen mất Hậu.
7.¦c7 ¦d7 8.¦xd7 ¤xd7 9.¦d1 £e7
Đi 9...¦d8 là dở 10.£c7 £e7 11.¤xf7 ¥xf7 12.¦xd7 ¦xd7 13.¥xd7và Trắng thắng. Nhưng bây giờ thì khó thắng.
10.¦xd7 ¦d8 11.¦xd8 £xd8 12.h3
Và như vậy Trắng ăn 2 Chốt và có thể chuyển ưu thế này thành thắng lợi không khó khăn gì.
Bây giờ, chúng tôi nêu ra một ví dụ độc đáo cũng trong cùng vòng đấu kể trên, ơ đây, trung tầm Chốt Trắng thật sự quan trọng, nhưng điều này không có một quan hệ rõ rệt trên sự đánh giá của chúng tôi vê thế trận này.
Thế cờ này xuất hiện trong ván cờ Kotov - Matanovic. Trắng khai thác các điểm suy yếu trong thế cờ của đôì phương băng vài nước đi điêu động phức tạp.



1.¦ab1
Ép buộc Chốt b phải tiên tới. và do đó làm suv yếu ô c6 của Đen
1...b6 2.¤f3 £d8 3.£f4 ¦c8 4.e4 ¦a5 5.¤e5
Trắng bị ám ảnh bới ý kiến của mình và không nhìn thây phương pháp thủ thắng rõ ràng bằng 5.¦fd1 với 6.¤e5hoặc 6.¤g5sau đó. Nhưng đây là một luồng gió độc không làm lợi gì cho ai cả, và phần còn lại của ván cờ cũng có 1 chút gì hơn để bù trừ.
5...f6!
Đen phòng thủ rất đẹp  Sau 6.¤g4, tiếp theo có thể là 6...e5!
6.¤xd7 £xd7 7.£xf6 ¦f8 8.£h6 ¦xa4 9.¦b3 £e7
Đe dọa chiếu bằng Xe ở g3. Thắng lợi của Trắng tùy thuộc việc Trắng có thể đi được e4 - e5 hay f2 - f4 hay không.
10.¦g3+ ¢h8 11.e5 ¦h4 12.£c1!
Từ chỗ này, con Hậu có thể phối hợp các cuộc hành quân của các quân cờ còn lại. Bây giờ có thể bị đe dọa 13.f4 khi ấy Xe Đen ở h4 bị đặt ngoài vòng chiến.
12...¦hf4 13.¦c3 a5 14.¦c7 £b4 15.£e3


Trắng không để mình bị nhử vào cái bẫy xinh xắn củạ 15.¦d1 ¦xf2 16.£h6 ¦f1+ 17.¦xf1 £d4+ với thế thắng cho Đen.
15...a4 16.g3 ¦4f7 17.¦c6 ¦b7 18.¦xe6 a3
Một con Chốt nguy hiểm, nhưng Trắng cũng có một Chốt thông ở e5, và nước tiến của Chốt có thể được phối hợp với một đợt tấn công ở cánh Vua.
19.¦f6 ¦a8 20.e6 £b2

Đen bị đe dọa với nước đi khó chịu 21. £e5
21.£f3 ¦g8 22.¦f8! ¦a7
Đen không chọn nước phòng thủ hay nhất, và như vậy làm Trắng mất cơ hội chứng minh được một cách đánh thắng lý thú. Sau nước đi đúng đắn [22...¦bg7  có thế đạt được thắng lợi một cách kỳ quặc bằng 23.¦d1 a2 24.e7 a1£ 25.e8£ £aa2 26.¦d8 £ab3 27.£a8 £2a2 Trong thế cờ này có thể xem là duy nhất trong lịch sử cờ vua, Trắng thắng bằng cách đổi hết tám (!) quân cờ ở g8 và cũng bằng 28.¦xg8+ £xg8 29.£xa2hoặc 28...¦xg8 29.£e5#thắng.
23.¦xg8+ ¢xg8 24.£d5!
Kết luận, trong các thế cờ với trung tâm mở thì ta đánh bằng các quân khác (khác Chốt); mặt khác không được tấn công bằng Chốt, điều này được xem như là một quy tắc, vì tấn Chốt lên thì Vua bị trống trải. Phe tấn công tìm cách tạo những điểm suy yếu trong thế trận địch và khai thác các điểm yếu này đế tấn công chiếu bí hoặc đạt được lợi thế về quân số. Phe phòng thủ tìm cách chống đỡ đợt tấn công của địch và kế đó là chuyển qua phản công. Đôi khi ta có thế lợi dụng sự hung hăng hoặc liều lĩnh của phe tấn công để đạt ưu thế về quân số. Trước khi sang qua kiểu đội hình Chốt kế tiếp, chúng ta bàn qua vấn đề chuyến từ kiểu đội hình Chốt này sang kiểu đội hình Chốt khác. Hầu như rõ ràng là không thế chuyển một thế cờ với trung tâm Chốt hở sang qua thế cờ với Trung tâm Chốt kín – Chốt từ đâu tới? Nhưng chuyển ngược lại thì có thể được, chuyện này có thể xảy ra nhưng rất ít. Đôi khi cả hai đấu thủ đều đổi hết các Chốt ở trung tâm và trung tâm kín bị bể. Bằng cách này, thì trên lý thuyết có thể chuyển từ kiểu trung tâm kín sang kiểu trung tâm hở.
 Hồ Văn Huỳnh, hiệu chỉnh và trích trong trong quyển"Nghệ thuật trung cuộc" do thầy Quách Anh Tú, biên dịch 

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: CÁC KIỂU ĐỘI HÌNH CHỐT Ở TRUNG TÂM.A.Kotov ( tiếp theo)
CÁC KIỂU ĐỘI HÌNH CHỐT Ở TRUNG TÂM.A.Kotov ( tiếp theo)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsRbQ1t2-ip_iquE3HCdM3kpdyMKYgRIT230QSLnNV3vXwAD1ba-bGAS8-xacYQ2pimIFHw9_gmSmrh3bVHxoDRPafx47pmh0Z71Pr8y421sV_S-dpgbEEjLkf9iYRIa0glxOmLWcpr2U/s1600/tth1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsRbQ1t2-ip_iquE3HCdM3kpdyMKYgRIT230QSLnNV3vXwAD1ba-bGAS8-xacYQ2pimIFHw9_gmSmrh3bVHxoDRPafx47pmh0Z71Pr8y421sV_S-dpgbEEjLkf9iYRIa0glxOmLWcpr2U/s72-c/tth1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2015/08/cac-kieu-oi-hinh-chot-o-trung-tamakotov.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2015/08/cac-kieu-oi-hinh-chot-o-trung-tamakotov.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy