3. Tấn công vào cánh Vua khi nhập thành cùng một phía. Theo kế hoạch này, bên Trắng có hai phương án. Phương án đầu tiên gắn liền với việ...
3. Tấn công vào cánh Vua khi nhập thành cùng một phía.
Theo kế hoạch này, bên Trắng có hai phương án. Phương án đầu tiên gắn liền với việc di chuyển f2-f4, còn phương án thứ hai với áp lực tiến công khi dâng các Chốt “g” và “h”.
Ván cờ sau đây cho ta một thí dụ về phương án đầu tiên trong kế hoạch tấn công của bên Trắng. Những đặc điểm của kế hoạch này đã từng được thể hiện trong ván cờ xưa kia giữa Pilsbury và Shovalter.
Gambit-Hậu
RIUMIN - KAN [D35]
(Moskva, 1936)
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¤f3 ¤bd7 5.cxd5 exd5 6.¥f4
Riumin chọn khai triển con Tượng và chuyển về cấu trúc với Chốt cô lập d4.
6...c6 7.e3 ¥e7 8.¥d3 0–0 9.£c2 ¦e8 10.h3 ¤f8 11.¤e5
Nhìn chung, bên Trắng từ chối tiến hành cuộc tấn công bằng thiểu số Chốt.
11...¤6d7 12.0–0 ¤xe5 13.¥xe5 ¥d6
Nước cờ chính xác hơn là 13...f6sau đó là 14.¥d6
14.f4!
“Thực ra, bên Đen không đánh giá hết sức mạnh của nước đi này với nhiều cơ hội tốt để tấn công. Rời bỏ Chốt e3 tất nhiên cũng tạo một điểm yếu trong thế trận của Trắng nhưng yếu điểm này không dể gì bị Đen khai thác. Đồng thời, cuộc tấn công ào ạt của Trắng vào cánh Vua của Đen lại trở nên một mối đe dọa thực sự” (N.Riumin)
14...f6 15.¥xd6 £xd6 16.¦f3 ¥e6 17.¢h1 ¦e7?
Khởi đầu của một kế hoạch tai hại. Chồng Xe lên cột “e” trong thế cờ này không mang lại điều gì cho Đen cả. Đáng lưu ý là nước 17...¦ac8 và tiếp tục c6-c5.
18.¦g1 ¦ae8 19.g4 ¥f7 20.£f2 ¢h8 21.h4 a6 22.f5 c5.
Quá trễ, bây giờ Trắng hoàn toan có thể bỏ qua mọi nỗ lực phản công của đối phương.
23.¤e2 cxd4 24.exd4 £b4 25.¤f4 ¦e1 26.¦fg3 ¦xg1+ 27.¦xg1 £e7
Một đòn đổi quân mới nhằm đơn giản hóa thế cờ.
28.g5 fxg5 29.hxg5 £e3
Dường như bên Đen thực hiên đựợc mục tiêu của mình, thế nhưng...
30.£xe3!
Đòn quyết định. Trong tàn cuộc xuất hiện sau đó, bên Đen khó lòng phản công được. Ván cờ tiếp diễn:
30...¦xe3 31.¢g2 ¥e8 32.¢f2 ¦e7 33.¦c1 ¥c6 34.¢f3
Với thế cờ mất hết triển vọng của :bên Đen, bên Trắng không tội gì phải đi những nước cờ không rõ ràng kiểu 34.¥xa6 ¦e4 35.¤e2 ¦g4 v.v...
34...¦f7 35.¢g4 ¦c7 36.¤e6 ¤xe6 37.fxe6 ¢g8 38.¢f5 ¢f8 39.¢e5 g6 40.¢d6 ¦e7 41.¥xa6 ¢e8 42.¥d3
Đen đầu hàng.
Trong ván cờ sau đây, Trắng dùng kế hoạch có nước f2-f4 gắn liền với e3-e4.
Gambit-Hậu
PETROSSIAN - BELIAVSKY [D36]
(Moskva, 1983)
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.cxd5 exd5 5.¥g5 ¥e7 6.e3 0–0 7.¥d3 ¤bd7 8.¤f3 ¦e8 9.0–0 c6
Bên Đen có sự lựa chọn nước đi ở chỗ con Chốt “c” sẵn sàng đi c7-c5 nếu như bên Trắng nhập thành xa.
10.£c2 ¤f8 11.a3
Ít khi nào gặp được nước đi mà Đen có thể đáp lại 11...¤g6, thí dụ sau: 12.b4 a6 13.£b2 ¥d6 14.a4 h6 15.¥xf6 £xf6 16.b5 (nếu 16.e4? thì 16...¤f4) 16...axb5 17.axb5 ¦xa1 18.¦xa1 ¥g4 và Đen có đòn phản công tốt. Sau nước cờ trên, bên Đen xuất hiện sơ đồ chiến lược quen thuộc.
11...¤e4 12.¥f4 ¤g5 13.¤xg5 ¥xg5 14.¥xg5 £xg5 15.¦ae1 ¥d7
Xuất hiện thế cờ gần giống với thế cờ xuất hiện sau 14 nước đi trong ván Pilsbury-Shovalter. Thay vì nước cờ vừa rồi, bên Đen có thể chơi 15...f5, hãm sự di chuyển của Chốt Trắng. Bây giờ thì áp lực của Trắng sẽ triển khai càng lúc càng mãnh liệt
16.f4! £h6 17.£f2 ¦e7?!
Tốt hơn cả phải chơi 17...£d6, dù sau đó bên Trắng vẫn chủ động nguy hiểm với tiếp diễn 18.f5 f6 19.e4 dxe4 20.¥c4+ ¢h8 21.¤xe4 £c7
18.f5 g6
Nếu như đi 18...f6thì 19.e4 dxe4 20.¤xe4 ¦ae8 21.¥c4+ ¢h8 22.¤d6 và Trắng thắng.
19.e4!
Với đòn tiến công vào trung tâm, bên Trắng cũng cố thế đánh, buộc bên Đen phải thí chất.
19...dxe4 20.¤xe4 gxf5 21.£g3+ ¢h8 22.¤d6 f4 23.¦xe7! £xd6
Đến đây, nước cờ 24.£h4 sẽ không rõ ràng vì Đen chơi 24...£xd4+ 25.¢h1 ¥e6 (nước 25...£xd3 kém vì 26.£f6+ ¢g8 27.£xf7+ ¢h8 28.£g7#) 26.¥b1 £xb2
Petrossian vẫn duy trì việc hơn chất mà tiếp tục chủ động.
24.¦xd7 £xd7 25.£xf4 ¦d8 26.£f6+ ¢g8 27.¢h1 £xd4 28.£xf7+ ¢h8 29.£e7 ¤g6 30.¥xg6 hxg6 31.h3.
Xuất hiện thế tàn cuộc với quân nặng với ưu thế thuộc, về Trắng khi Vua Đen quá trống trơn.
31...b5 32.¦f6 ¦g8 33.¦xc6 ¦g7 34.£g5 ¢h7 35.¢h2 b4 36.¦f6 bxa3 37.bxa3 £c4 38.¦f4 £c7 39.£h4+ ¢g8 40.£g3 a5 41.a4 £b6
Đen đầu hàng.
Phương án thứ hai trong kế hoạch tấh công của Trắng tiếp theo biến trận căn bản
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¥e7 4.cxd5 exd5 5.¥f4 c6 6.e3 ¥f5 7.g4!? đã diễn ra trong trận thi đấu giữa Botvinnik và Petrossian (Moskva, 1963) sau khi có nước 3...¥e7 khởi đầu cho một thế trận được ưa chuộng ngày nay.
Đây là một thí dụ điển hình hình thành dựa vào lý thuyết.
Gambit-Hậu
BELIAVSKY - GELLER [D31]
(Moskva, 1983)
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¥e7 4.cxd5 exd5 5.¥f4 c6 6.e3 ¥f5 7.g4 ¥e6
Nước cờ 7...¥g6 ít triển vọng hơn vì 8.h4! ¥xh4 9.£b3 b6 10.¤f3 ¥e7 11.¥xb8 ¦xb8 12.¤e5 và bên Trắng ưu thế rõ với đòn đe dọa 13.¤xc6
8.h4! ¤d7
Trong ván Weisser-Geller (Sochi,1982), bên Đen mạo hiểm bắt Chốt và sau 8...¥xh4 9.£b3 g5!? 10.¥e5 f6 11.¥h2 ¥xg4 12.£xb7 £e7! 13.£xa8 £xe3+ 14.¥e2 ¥xf2+ 15.¢f1 ¥h4 16.£xb8+ ¢f7 17.¤d1 ¥xe2+ 18.¤xe2 £f3+ ván cờ nhanh chóng hòa.
9.h5 £b6 10.¦b1 ¤gf6 11.f3 0–0 12.¥d3 c5 13.¤ge2 ¦ac8 14.¢f1
Vị trí hung hãn của Chốt “g” và “h” tạo nên việc nhập thành giả tạo với Xe ở hl. Đến đây, nước cờ đáng chú ý của Đen là 14...h6sau đó là 15...¤h7
14...cxd4 15.exd4 ¥d6 16.£d2 ¤e8 17.¢g2 £d8 18.¦be1 ¤b6 19.¥b1 ¤c4 20.£d3 f5 21.¥c1 ¤f6. Xem hỉnh.
Các quân bên Trắng tạo nên một thế tấn công mà với nước cờ tiếp theo, khởi đầu ngay cơn bão sẽ cuốn bay cánh Vua của Đen.
22.¤g3! ¥xg3 23.¦xe6 fxg4 24.¢xg3 ¤e4+
Mưu toan phản công của Đen đã bị Trắng lạnh lùng cắt đứt.
25.¤xe4! ¦xf3+ 26.£xf3 gxf3 27.¤g5 ¤d6 28.¥xh7+ ¢f8 29.¦f1
Đen đầu hàng.
4. Tấn công vào cánh Vua sau khi hai bên nhập thành khác phía.
Phương pháp tấn công vào cánh Vua đã được mục kích trong ván cờ Taimanov-Persitz. Tính cách điển hình của kế hoạch đó theo đường hướng hiện đại được nêu rõ trong ván cờ sau.
Gambit-Hậu
TIMMAN - KARPOV [D35]
(Bugoyno, 1978)
1.c4 e6 2.¤c3 d5 3.d4 ¥e7 4.cxd5 exd5 5.¥f4 ¤f6 6.e3 0–0 7.£c2 c6
So sánh với thế cờ có Tượng Trắng ở g5, ở đây Đen cần chặn nước đi này lại để ngăn ngừa hướng tấn công của Mã Trắng vào b5.
8.¥d3 ¦e8 9.¤f3 ¤bd7 10.0–0–0 ¤f8 11.h3 ¥e6
Nước cờ đáng chú ý là 11...a5, thí dụ sau 12.g4 a4 13.¤xa4 £a5, bên Đen vẫn có thế cờ tốt sau khi bỏ Chốt.
12.¢b1 ¦c8 13.¤g5!
Nước tiến Mã độc đáo này buộc bên Đen tự làm yếu vị trí nhập thành của mình. Trong ván Petrossian-Ilivitzky (Moskva, 1964) ván cờ đã tiếp diễn với 13.g4 c5 14.¥b5 ¥d7 15.¥xd7 £xd7 16.dxc5 ¦xc5 17.£d3, bên Trắng thay đổi kế hoạch từ việc tẩn công cánh chuyển sang chơi ở trung tâm. Tuy nhiên khi bên Đen chuẩn bị c6-c5 và 13...£a5 thì thế cờ lại hay (14.g5? ¤e4!)
13...b5?!
Nước cờ 13...¥d7 14.¥e5 h6 15.¤f3 c5tốt hơn, mặc dù ở đây, Trắng vẫn có nhiều cơ hội hơn.
14.¥e5 h6 15.¤xe6 ¤xe6 16.g4 ¤d7 17.h4!
Bên Trắng tăng cường áp lực mãnh liệt, ở đây, có thể gặp khó khăn lớn nếu như đi 17...¥xh4 vì 18.f4 ¥f6!?(Trắng ưu thế rõ sau 18...¥e7 19.¥h7+ ¢f8 20.¥f5) 19.¥h7+(nước cờ 19.gỗ kém vì 19.g5 ¥xg5 20.fxg5 ¤xg5) 19...¢f8 20.¥d6+ ¥e7 21.¥xe7+ £xe7, bên Đen có cơ hội phản công. Trong ván cờ trên, bên Đen lại
chơi một nước lưng chừng thuận lợi với mục tiêu của Trắng.
17...b4?! 18.¤e2 ¥xh4 19.f4 c5
Ngay cả sau 19...¥f6 (19...¥e7) thì bên Trắng cũng đáp lại như sau.
20.¥a6 ¥e7 21.¥xc8 £xc8 22.¤g3 f6 23.¦xh6!
Một nước cờ hiệu quả mặc dù không lấy gì làm phức tạp, đưa tình thế trên bàn cờ nghiêng rõ về ưu thế cho Trắng. Đen cũng thua sau 23...gxh6 24.£g6+ ¢f8 25.¤f5.
23...¤ef8 24.¦h3 c4 25.¤f5 fxe5 26.fxe5 £c6 27.¦dh1 ¤g6 28.¤d6?!
Ván cờ được quyết định ngay sau 28.¤xg7! ¢xg7 29.¦h7+ ¢g8 30.¦h8+! ¤xh8 31.£h7+ ¢f8 32.£xh8+ ¢f7 33.¦h7+
28...¤df8 29.¤xe8 £xe8 30.¦h5 £c6 31.£f5 a5 32.e6 £xe6 33.£xd5 a4 34.¦c1 c3 35.bxc3 bxc3 36.¦xc3 £xd5 37.¦xd5 ¤e6 38.¢c2 ¢f7 39.¦a5 ¤g5 40.¦c6 ¤e4 41.¦xa4 ¤f6 42.¦a7 ¤d5 43.¦xg6 ¢xg6 44.e4 ¤b4+ 45.¢b3 ¥f8 46.¦b7
Đen đầu hàng.
Như thực tiễn thi đấu những năm gần đây cho thấy, bên Đen trong thế cờ nhập thành khác phía cần phản ứng quyết liệt, thậm chí không ngại thí quân để mở tung cánh Hậu.
Gambit-Hậu
KHULAK - SPASSKY [D36]
(Toluka, 1982)
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¥e7 5.cxd5 exd5 6.e3 0–0 7.¥d3 ¤bd7 8.£c2 ¦e8 9.¤ge2 c6 10.h3 ¤f8 11.0–0–0 a5!?
Một kế hoạch đầy triển vọng, hơp lý khi Mã Trắng ở f3.
12.¢b1 b5
Ở đây thì việc thí Chốt sau 12...a4 13.¤xa4 £a5 14.¤ac3 b5 sẽ ít triển vọng hơn vì Mã ở f3 có nước 15.¤c1
13.g4 a4 14.¤g3 a3 15.b3 £a5 16.¦hg1 ¢h8 17.¤ce2 ¥d7
Bên Đen tập trung vào cánh Hậu khá yếu của Trắng với những cơ may không đến nỗi tồi.
18.¤f5 ¥xf5 19.gxf5?
Sai lầm. Hay hơn phải là 19.¥xf5, tạo khó khăn cho nước c6-c5, Thí dụ sau:
20...¦a6 20.¥xf6 ¥xf6 21.g5 ¥e7 22.h4 có ý đồ ¤e2-f4-d3
19...¦ac8 20.¤f4 ¤8d7 21.£e2 c5! 22.dxc5
Lẽ tất nhiên, không thể chơi 22.¥xb5 vì 22...¤e4
22...¤xc5 23.¥xf6
Bên Trắng cần phải bắt con Chốt này. Thế cờ sẽ kém đi nếu chơi 23.£e1 ¤xb3! 24.axb3 a2+ 25.¢a1 ¥b4 và 26...¥c3+
23...¥xf6 24.¤xd5 ¤a4!
Một nước cờ xuất sắc, rõ ràng bên Trắng không ngờ tới. Bắt con Mã thí này không hữu ích nữa vì sau 25. bxa bxa, Vua Trắng không còn bảo vệ được.
25.¦c1 ¤c3+ 26.¤xc3
Bên Trắng bỏ lỡ cơ hội cuối cùng. Sau 26.¦xc3 ¥xc3 27.f6, vẫn còn khả năng phản công.
26...¦xc3 27.¦gd1 £b4 28.¥c2 ¦cxe3! 29.£d2
Nước 29.fxe3 dẫn đến thua sau 29...£c3
29...¦c3 30.¦e1 ¦xe1 31.£xe1 h6 32.¦d1 ¢h7 33.£e2 ¦xh3 34.£e1 £c5 35.¢c1 ¦xb3! 36.axb3 a2
Trắng đầu hàng.
Hồ Văn Huỳnh
COMMENTS