CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG VUA Đấu thủ đang chiếm lợi thế thì dù muốn dù không cũng phải tấn công. Nguyên tắc này do danh thủ Stein...
CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG VUA
Đấu thủ đang chiếm lợi thế thì dù muốn dù không cũng phải tấn công. Nguyên tắc này do danh thủ Steinitz đề xướng, hàm chứa một số điều xác thực quan trọng. Trước hết là chỉ có đấu thủ đang có lợi thế mới có thể tấn công. Không có lợi thế trong trận thế thì không nên nghĩ đến tấn công, vì ta biết trước là sẽ thất bại. Trong những trường hợp này, ta phải điều quân chờ đợi khi nào đạt được ưu thế rõ rệt thì mới tấn công. Steinitz còn đi xa hơn nữa: khi nào bạn được ưu thế, bạn phải tấn công. Cần thiết phải tấn công. Trì hoãn là bất lợi và đôi khi nguy hiểm nữa. Nếu tấn công muộn quá thì đối phương có thể tập hợp lại được lực lượng để chống trả lại lực lượng tấn công, và điều này có nghĩa là lợi thế của phe địch ngày càng giảm đi cho đến khi không còn nữa.
Bởi vậy, nguyên tắc của Steinitz phải được hiểu như là một mệnh lệnh mà đấu thủ phải điêu chỉnh lối đánh của mình cho phù hợp. Đây không phải là một vấn đề đấu thủ ước hay muốn - tấn công hay hành quân chờ đợi - mà là bắt buộc phải làm nếu muốn xây dựng từ thế trận của mình một cơ sở chiến lược.
Trên thực tế, một khi đối thủ đã biết chắc là mình có một ưu thế, thì phải xác định xem sẽ tấn công vào chỗ nào. Cách xác định vấn đề này đương nhiên là phải tìm trong các đặc điếm của trận đồ và các yếu tố quan trọng nhất của thế cờ. Phải đánh vào nơi nào yếu nhất của đối phương; nơi mà đối phương có những điếm dễ phá vỡ. Dĩ nhiên, việc đưa các quân cờ ra tấn công cũng đóng một vai trò quvết định. Khi tất cả quân cờ đóng ở cánh Vua thì khó mà đưa chúng nhanh chóng qua cánh Hậu.
Thường thường là sự tấn công nhằm vào Vua đối phương. Tấn công Vua, không những tự nó đã là một chuyện hấp dẩn rồi, mà còn là một việc rất có lợi. Vua là quân cờ quan trọng nhất và ván cờ kết thúc khi Vua bị chiếu bí. Bởi vậy tấn công Vua là cách hữu hiệu và quyết định nhất đế đạt mục đích. Khi mới bắt đầu chơi cờ thì ai cũng đã học cách tấn công Vua của đối phương rồị, và tìm cách nắm vững các phương pháp tấn công.
Tấn công Vua vẫn còn một điểm chưa dứt khoát. Trong khi tấn công cánh Hậu, ta phải tiết kiệm và bảo toàn lực lượng, đến khi tấn công Vua thì không nên tiết kiệm gì cả. Mục đích tấn công bên cánh Hậu là đạt ưu thế về số quân, còn mục đích tấn công Vua là để chiếu bí. Ta có thể hy sinh hết các quân cờ và vẫn chiếu bí được với một con chốt đơn độc. Chính mục đích cụ thể này của sự tấn công ở cánh Vua tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt của nó, và tạo ra nhiều dịp thí quần đột ngột nhất và nhiều kiểu phối hợp ngoạn mục nhất.
Ai cũng biết là những ván cờ đẹp nhất có cái khác với những ván cờ thường là sự tấn công gây nín thở bên cánh Vua. Tấn công Vua có thể chia làm 3 loại sau đây:
1/ Các đấu thủ nhập thành ở hai cánh khác nhau: tấn công bên cánh kia.
2/ Các đấu thủ đều nhập thành ở cùng một cánh: tấn công cùng một bên cánh.
3/ Tấn công Vua không nhập thành.
Cách phân chia trên đây chỉ là hình thức thôi, nhưng cả 3 trường hợp đều có những yêu cầu riêng về phương pháp tấn công. Chúng ta sẽ xét về chiến lược và chiến thuật cua 3 loại này và minh họa cho các nhận xét lý thuyết bằng những ví dụ cụ thể trích trong các ván cờ của các danh thủ.
TẤN CÔNG TRONG THẾ CỜ NHẬP THÀNH Ở HAI CÁNH KHÁC NHAU
Hồi còn nhỏ, khi mới bắt đầu chơi cờ, tôi nhận thấy là tôi phải nắm vững thực tiễn và lý thuyết của các thế cờ nhập thành ở hai cánh khác nhau. Sau những giờ học ở trường, các bạn tôi và tôi có khi đánh đến trăm ván cờ trong một buổi chiều; chiến lược khá đơn giản: tôi nhập thành vào cánh đốì diện vào giữa đợt tấn công Vua. Người nào tấn công được trước thì người ây thắng. Kết quả là tôi đã nắm vững được các thế cờ với Vua nhập thành ở 2 cánh khác nhau, và từ đó về sau, tôi đã biết cách tìm đường tấn công. Về sau này, tôi đã thảo ra được những quy tắc cơ bản về chiến lược và chiến thuật cho nhứng thế cờ như vậy. Và bây giờ tôi muốn làm sáng tỏ những điểm quan trọng nhất của các quy tắc này.
Như ta sẽ thấy sau này, tấn công ở các thế cờ mà các Vua nhập thành ở cùng một cánh thì cần phải có sự trợ giúp của các quân cờ khác hơn chốt. Còn khi các Vua nhập thành ở khác cánh với nhau, thì thể thức tấn công gần như khác hẳn. ở đây đấu thủ tấn công không những có thể mà còn phải tấn công bằng chốt. Ví dụ như khi Vua nhập thành ở cánh Vua, thì ta có thể yên tâm tấn chốt ở cánh Hậu mà không lo Vua bị trống mặt. Như thế, một yếu tố quan trọng thế tấn công đã được sử dụng.
Trước hết, chốt là quân rẻ nhất, cho nên tấn công đối phương với sự trợ giúp của chốt là một điều lợi. Thứ hai, thí chốt có thể mở đường cho các quân cờ khác, nhất là cho Xe. Phải đi từ 5 đến 7 nước thì các chốt của ta mới chạm trán với chốt đối phương. Trong khi đó thì diễn biến bên cánh kia cũng xảy ra y như vậy: chốt của đối phương cũng tràn qua để tấn công Vua ta, Bây giờ vấn đề sinh tử là: ai hành quân nhanh nhất? Đấu thủ nào hoàn tất được trước phương thức tấn công thì sẽ nắm được thế chủ động. Anh ta bắt buộc đối thủ của mình ngưng tấn công ở cánh bên kia và đưa quân ra. phòng thủ một cách thụ động. Như vậy, tốc độ đóng một vai trò có ý nghĩa nhất, trong thế tấn công bằng làn sóng chốt. Cho nên một đợt tấn công bằng chốt phải được tính toán cẩn thận y như tính toán và đánh giá một sự phối hợp.
Khi muốn tổ chức một đợt tấn công bằng chốt, hoặc trước khi tấn công và còn đang dự định nhập thành ở phía đối nghịch với đối phương của mình, bạn phải tuân theo các phương pháp sau đây:
1/ Thắng lợi trong một đợt tấn công bằng chốt thuộc về người nào nắm được thế chủ động trước tiên, hoặc thuộc về người nào trước tiên ép buộc được đối thủ của mình ở trong thế phòng thủ.
2/ Khi đặt kế hoạch tấn công bằng làn sóng chốt, ta phải suy nghĩ kỹ và xác định một cách chính xác là đối thủ mình có thể dự liệu trước mình không và có ép buộc mình phải chịu ở thế phòng thủ lâu dài không.
3/ Trong khi tấn chốt ở cánh này ta phải canh chừng các cơ hội tạo khó khăn cho đối phương trong đợt tấn công bằng làn sóng chốt của họ phía bên kia, nếu cần thì ta có thể đi vài nước phòng thủ có lợi.
4/ Ta phải nhớ luôn là trong các trường hợp nhập thành ở hai cánh khác nhau ta đã đốt thuyền bè của ta rồi và hậu quả là đánh trong thế cờ như vậy đòi hỏi một sự đánh giá cụ thể về vị trí các quân cò và một sự tính toán chính xác.
Làm sao ta biết được lúc nào ta có thể khởi sự tấn công đối phương mình trước? Yếu tố nào quyết định thắng lợi trong một đợt tấn công bằng làn sóng chốt? Ở đây, chúng ta thừ làm sáng tỏ các vấn đề quan trọng này có liên quan tới chiến lược trong các thế cờ với các Vua nhập thành ở hai cánh đối nhau.
1/ Vị trí của các chốt tấn công:
Chúng ta chạm trán ngay với vài vấn đề rất quan trọng: Lúc nào ta có thể khởi sự đi nước đầu tiên để tấn công? Các chốt có thể bị chồng hay bị cô lập không? Chốt có thể xuất phát mà không bị tổn thất lớn không? Chốt tấn lên có làm cho vị trí các quân khác bị suy yếu không?
Ta phải đánh giá được một cách khách quan các yếu tố này. Đôi khi các chốt lẻ loi, cô lập có thể hoàn thành được nhiệm vụ tấn công còn hay hơn những con chốt được xem là “mạnh”. Sau đây là một ví dụ:
Thế cờ trong hình 5 rút ra từ một ván cờ giữa Konstantinopolsky và Frank ở Leningrat 1935. Thoạt nhìn thì có vẻ như Đen sẽ tấn công bằng chốt trước dựa trên cơ sở là các chốt Trắng đã tiến đến c4 và b3 và cũng vì Đen có những chốt “mạnh”. Nhưng thay vì vậy, chính các chốt cô lập của Trắng phân tán ở cánh Vua lại nắm lấy vai trò công phá thế trận địch.
1...a4! 2.f4 axb3 3.axb3 b5 4.cxb5 ¥e6 5.h5!
Điều rất quan trọng đối với đợt tấn công của Trắng là ăn chốt Mã Vua đen (g đen) đã tiến lên rồi, do đó giúp cho các chốt trắng đạt được mục tiêu đổi quân ở g6 và mở các cột dọc ở cánh Vua.
5...¥xb3 6.¦dg1 ¦a7 7.f5
Đen không đạt được gi cụ thể, con chốt ở f5 vẫn còn sống và nó được bảo vệ kỹ lưỡng, trong lúc đó vị trí của Vua đen bị sụp đổ hoàn toàn.
7...£a8 8.¥d3 c5
Bây giờ Trắng có cơ hội gieo rắc sự phá rối bên trận địa địch. Các cách đi khác cũng không giúp ích gì nhiều cho Đen.
9.b6! ¦b7 10.¤e4 ¤xe4 11.¥xe4 £a4 12.¥xb7
Trắng đã ăn được một chốt rồi còn cuộc tấn công của Đen vẫn chưa nhúc nhích. Đáng lưu ý là Trắng hoãn lại khá lâu nước đi ăn qụân ở g6, nghĩa là nước đe dọa đổi quân. Đen mất một quân. Đây là sự minh họa đẹp mắt của phương châm “sự đe dọa còn nặng nề hơn là thực hiện sự đe dọa ấy”
12...£c4+ 13.¢b1 ¦b8 14.hxg6 hxg6 15.¥xg7
Và Trắng thắng ngay
* Ví dụ sau đây rút ra từ ván cờ thứ 17 của giải vô địch thế giới lần đầu tiên giứa Alekhine và Bogolyubov năm 1929.
Alekhine bắt đầu tấn công bằng chốt biên vào cánh Hậu. Nước tấn chốt có mục đích vây các quân cờ đốì phương, nhưng đằng sau mục đích vẫn còn có một ý đồ sâu xa hơn.
Với óc tường tượng trực giác của mình, Alekhine nhận định là Đen sắp phải nhập thành ở cánh Hậu, và như thế một chốt tiến xa đến a6 sẽ rất hữu ích cho các quân trắng trong một đợt tấn công Vua đen. Khi một nước đi mà có hai mục đích như thế, điều đó chứng tỏ là nước đi đúng đắn, hơn nữa 1 nước đi như vậy góp phần vào việc giải quyết trước mắt vấn đề chiến lược. Các bước tiến của chốt đến a4 - a5 - a6 làm nghẹt các quân đen và chuẩn bị cho một đợt tấn công Vua
trong trường hợp Vua đen nhập thành bên cánh Hậu.
1.a4 e5 2.dxe6 ¥xe6 3.a5 ¤d7 4.a6 b6
Nếu Đen ăn quân ở a6 thì con chốt đen trở thành chốt yếu và Trắng được một cột Xe mở quan trọng
5.¥b5 £e7 6.¤ge2 c5 7.¥f2 0–0–0 [7...0–0]
Nước đi liều lĩnh này tuyệt đối cần thiết. Nếu Đen nhập thành bên cánh Vua thì sau: 8.¤d5 ¥xd5 9.£xd5 ¦ad8 10.0–0–0 ¤f8 11.£b7thế cờ của Đen sẽ suy yếu nhiều.
Bây giờ, Alekhine khởi sự đợt tấn công trên vị trí Vua đen, ở đó con chốt trắng đã tiến nhanh đến a6 đóng vai trò quan trọng. Nó giúp cho Trắng tấn công mạnh đến nỗi không thể đánh lui được.
8.£a4 f5 9.e5 g5 10.¥c4
Bây giờ Alekhine dọa chiếu hết ở c6. Nhưng Bogolyubov vốn không .muốn chết khi chưa tố chức chiến đấu gì cả. tìm ra một mưu mô thí quân.
10...¤dxe5! 11.¥xe6+ £xe6 12.fxe5 ¤xe5 13.0–0 £c4
Đen hy vọng đổi Hậu và như vậy ăn thêm một chốt thứ ba đổi với quân mình. Alekhine không lo ngại gì về nước đi tầm thường này - ý định của ông ta là đánh vào Vua đen.
14.b4!
Nếu bây giờ 14...cxb4 thì theo đó là 15.¤b5! £xe2 16.¦fe1 £d2 17.¤xa7+ ¢b8 18.¤c6+và Trắng thắng.
14...£xb4 15.£c2!
Alekhine đã mở cột b và đưa ra 2 nước đe dọa nguy hiểm: 16.¦a4 và 16.£xf5+Đen chỉ có 1 cách để tránh né các nước đe dọa này.
15...¤d3 16.¦fb1 £c4 17.¦a4 £e6
Đi cách khác cũng thua.
Sau 17...£f7 Trắng quyết định kết quả bằng 18.¥d4! cxd4 19.¤d5+ ¤c5 20.¤xb6+ axb6 21.¦xb6tiếp theo là 22.a7.
18.¤b5 ¢b8
Nếu đi 18...¤xf2 thì khá hơn 1 chút, nhưng dù có như thế đi nữa thì 19.¢xf2 ¢b8 20.¤g3 ¦hf8 21.¦a3. Trắng vẫn duy trì sức mạnh tấn công của mình.
19.¤ed4 £e4 20.¤c3 £e8 21.£xd3 cxd4 22.¥xd4 £e6 23.£f3 £f7 24.¥xb6
Chịu thua . Sau 24...axb6 25.¦xb6+ ¢c8 26.£c6+ £c7 27.¦b8+ ¢xb8 28.a7+
Trắng chiếu bí trong 2 nước đi.
Một thí dụ khác nứa cũng đã trở thành kinh điển. Hình là 1 thế cờ trong ván cờ giửa Riumin và Euwe ở vòng đấu Leningrad năm 1934.
Các quân trắng đã triển khai đẹp mắt trong khi quân đen ở cánh Hậu bị tê cứng. Tình hình này tạo cho Trắng một ưu thế quyết định trong đợt tấn công bằng chốt vào cánh Vua.
1.h4 £h6 2.g4!
Để ý cách chuẩn bị tấn công bằng đợt sóng chốt. vẫn chưa nhập thành, Riumin đi chốt một vài nước ở cánh mà ông định tấn công. Hậu quả là bộ binh trắng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để tung đợt tấn công vào thành lũy của Đen.
2...¤c5 3.£d2 b6
Euwe vẫn chưa có thể dự đoán được đối phương mình định nhập thành ở cánh nào. Hậu quả là các chốt đen ở cánh Hậu vẫn còn đóng đinh ở vị trí khởi hành, trong khi đó thì các chốt trắng đã xuất hiện ở ngay trước cổng thành địch.
4.0–0–0 ¥b7 5.g5 £e6
Đáng lưu ý là cách mà Trắng lợi được thời gian cho đợt tấn công qua việc uy hiếp con Hậu bị đặt ở một vị trí vô phúc.
6.£d4 £f7 7.h5 ¤e6 8.£d3 ¤c5 9.£d2 f3
Một mưu toan tạo rắc rối thêm cho trận đấu. Sau 10.¥xf3 ¥f4 11.e3 ¥xe3; Đen không đến nỗi tệ lắm. Nhưng nước đáp lại của Riumin đã tỏ ra hữu hiệu và quyết định cho ván cờ.
10.g6!!
Trong đoạn phê bình ván cờ này, Euwe có viết: “Nếu Đen bây giờ ăn quân ở g6 thì sẽ thua 10...hg 11.hg £xg6 12. ¥xf3với nước đe dọa 12. ¦dg1.
10...£f4 11.¤xf4 ¥xf4 12.e3 fxg2 13.¦h4! ¥g5 14.gxh7+ ¢xh7 15.£c2+ ¢g8 16.¦g4
Trắng thắng thế về quân số và đang ở thế tấn công. Đen không thể chống cự lâu hơn nữa.
16...¤e6 17.f4 ¥f3 18.¦xg2 chịu thua.
Sau khi xem xét các ví dụ đã trích dẫn, ta thấy rõ là Trắng đã thành công lớn với đợt tấn công bằng chốt nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để tấn công, hoặc nhờ vị trí chốt ưu thế hơn. Đấu thủ nào muôn tổ chức tấn công bằng chốt trong các thế cờ có các Vua nhập thành ở 2 cánh đối nhau, thì phải chú trọng tới chính vị trí chốt của mình, và chuẩn bị đúng mức các con chốt của mình cho cuộc tấn công sắp tới. Một sự đánh giá đúng đắn vấn đề này giúp ích rất nhiêu cho sự thủ thắng trong trận đấu.
2/ Vị trí của chốt đối phương
Vấn đề này thì rất là hiển nhiên, nên không cần minh họa bằng ví dụ. Ta có lợi thế khi mà các chốt phòng thủ của đối phương giúp ta có cơ hội nhanh chóng mở các cột dọc. Chính vì vậy mà một chốt đen ở a6 có lợi cho ta hơn là ở a7 khi ta tấn công trên cánh Hậu. Nêu chốt ở a6 thì ta có thể dễ dàng mở một đường tấn công bằng cách đẩy một chốt tới b5, còn nếu chốt đen ở a7 thì ta phải tấn chốt của ta lên đến b6.
3/ Có quân cờ đối phương nằm trên đường tiến quân.
Khi có quân cờ của đối phương nằm trên đường tiến quân của chốt ta thì đó là điều có lợi của ta. Bằng cách cho chốt tấn công các quân này, phe tấn công ép buộc các quân cờ ấy rút lui và lợi được thời gian cho đợt tấn công. Ta có thê’ luôn luôn đánh giá khả năng này như là một phương tiện thuận lợi để gia tốc bước tiến của làn sóng chốt. Ta có thể trích dẫn hai ví dụ về đề tài này.
Trước hết là thế cờ trích trong ván giữa Alekhine và Marshall ở Baden-Baden 1925.
Alekhine dự định nhập thành ở cánh Hậu. Sau khi cân nhắc chính xác tất cả các khả năng của một đợt tấn công bằng chốt, ông khám phá ra các quân cờ đối phương hiện đang nằm trên đường tiến của các chốt trắng, lại ở trong thế trợ giúp cho chốt trắng tấn công.
1.£d2 ¥d7 2.£e3!
Một nước với nhiều mục đích. Trước hết là nó ngăn ngừa Đen nhập thành ở cánh Hậu, thứ hai là nó chuẩn bị cho Trắng nhập thành ở cánh Hậu. Thêm nữa, Hậu đóng ở e3 làm cho làn sóng chốt trắng tràn lên nhanh bên cánh Vua. Đáng chú ý là cánh mà Alekhine ngụy trang các ý đồ của mình, ông ta đang ờ trong thế sẽ nhập thành ở cánh Hậu nhưng nhịn tiết lộ bí mật này cho tới khi nào mọi việc đã được chuẩn bị xong để túng ra đợt tấn công Vua Đen với sức mạnh tối đa.
2...¥c6
Ở đây, Đen không đi 2...£a5là mất cơ hội cuôì cùng để nhập thành bên cánh Hậu. Bây giờ Đen phải nhập thành bên cánh Vua và ở đây Vua đen tìm thế an toàn tạm thời.
3.0–0–0 0–0 4.f4
Lợi được thời gian, đợt tấn công của Trắng tiếp diễn với tốc độ nhanh.
4...£e6 5.e5 ¦fe8 6.¦he1 ¦ad8 7.f5
Lại lợi được thời gian nữa. Alekhine đã thực hiện xong đợt tấn công với độ chính xác cao nhất.
7...£e7 8.£g5 ¤d5 9.f6 £f8 10.¥c4!
Các chốt trắng đã chạm trán với các chốt đen đang bảo vệ Vua, trong khi Đen vẫn chưa bắt đầu tấn công ở cánh bên kia. Một tình huống quyết định thắng lợi cho đợt tấn công của Trắng, đó là Trắng đang hoàn toàn nắm thế chủ động, bây giờ vấn đề của Trắng là các quân cờ khác bổ sung cho những gì mà các chốt trắng đã bắt đầu
10...¤xc3 11.¦xd8 ¦xd8 12.fxg7! ¤xa2+
Hoặc 12...£e8 13.¥xf7+ ¢xf7 14.¦f1+ ¢e6 15.¦f6+ ¢d5 16.¦f8Trắng thắng dễ dàng.
13.¢b1!
Tấn công theo kiểu Alekhine: Sau 13.¥xa2 £c5+ Đen có thể chiếu một nước cứu nguy ở c5.
13...£e8 14.e6!
Thêm một chốt trắng nữa tham gia chiến đấu.
14...¥e4+ 15.¢a1 f5
Hoặc 15...fxe6 16.¥xe6+ £xe6 17.£xd8+ ¢xg7 18.£d4+tiếp theo là 19.¦xe4.
16.e7+ ¦d5 17.£f6 £f7 18.e8£+
Và chiếu bí trong hai nước đi.
Hình sau đây trích ra từ ván cờ giữa Kan và Stepanov
(Giải vô địch. Liên Xô 1931).
Thế cờ của Trắng có thể linh động hơn, nhưng nhận định như thế là chưa lưu ý đến một khía cạnh quan trọng. Các đấu thù đã nhập thành ở hai cánh đối nhau. Ai sê tổ chức được trước một đợt tấn công bằng chốt? Ai sẽ giành được thế chủ động trước tiên? Câu trả lời duy nhất là: Đen; chính Đen mới có khả năng tấn chốt và tấn công các quân trắng với lợi thế về thời gian. Tình thế này có tính cách quyết định khiến cho Đen có thế thành công trong đợt tấn công.
1...¥e6 2.b3
Càng thuận tiện cho kế hoạch của Đen. Nếu đi 2.a3, Trắng có thể chống cự lâu dài hơn.
2...c5
Lợi được một nước đi để tấn công.
3.¦d6 a5 4.¦d1 a4 5.¢b2 b5
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy đợt tấn công của Đen đang diễn ra thành công. Tất cả chốt Đen đều chuyến động trong khi các chốt trắng ở cánh Vua chưa bước tới một bước nào.
6.£e3 b4 7.¤e5 bxc3+ 8.¢xc3 axb3 9.axb3 c4
Đen cương quyết tấn công mạnh, đập bể bức tường phòng thủ của Trắng ra từng mảnh. Như thế không lạ gì mà thấy các quân Đen nhanh chóng hạ Vua Trắng.
10.£d4 cxb3 11.¤c6 £g5 12.g3 ¦fc8 13.f4 £a5+ 14.¢d3 ¦xc6!
Cách đơn giản nhất để chiến thắng.
15.¦xc6 £b5+ 16.¦c4 ¥xc4+ 17.£xc4 ¦d8+ 18.¢e3 £e8+
Chịu thua.
Khi các quân cờ của ta làm cản trở sự điều động chốt của ta, thì dĩ nhiên là ta sẽ mất thời giờ để tấn chốt. Do đó ta phải chuẩn bị sớm hơn đợt tấn công bằng làn sóng chốt, có thể là trước khi nhập thành nữa, để cho các con chốt bọc trước các quân cờ trong khi tiến quân.
Mục đích này quá rõ ràng không cần phải làm sáng tỏ bằng nhiều ván cờ của các danh thủ. Ta sẽ minh họa trong một dịp khác.
Trong một ví dụ trước đây. ( Hình, Konstantinopolsky - Frank) chính Đen đã đánh trước bằng chốt, một đợt tấn công mà Đen có thế không theo nổi. lý do là các chốt đen ở vị trí dở và không thế nâng đỡ kịp lúc cho đợt tấn công này. Do đó điều quan trọng là khi bắt đầu chuyến động để đánh bằng làn sóng chốt, thì ngoài những đợt chuẩn bị bằng các yếu tố khác, ta còn phải lưu ý tới sức mạnh của các quân cờ của ta để hỗ trợ cho chốt.
Thế cờ dưới đây trích ra từ ván cờ Kotov - Poliak ở vòng đấu Moscou - Ukraine năm 1937. Rõ ràng là cả hai bên đều đang nghĩ tới việc bắt đầu tấn công Vua. Mới nhìn thì có vẻ như mọi việc đều thuận lợi cho Đen tấn công thành công, Đen đã có cơ hội cầm chân chốt trắng ở a3 và mở cột b một khi chốt b6 đến được b4. Đó là tình huống đang diễn ra, Đen đang thưởng thức bước đầu của sự thành công trong đợt tấn công này, nhưng các nước đi kế tiếp cho thấy là Trắng đã thấy xa hơn. Rõ ràng là các quân đen không thể hỗ trợ cho đợt sóng chốt cho đến khi thành công.
Ngược lại, chính phe Trắng mới là phe đã sắp đặt một cách chính xác đợt tấn công bằng chốt của mình như là một đợt đánh phối hợp và là phe trước tiên thành công trong việc giành lấy thế chủ động. Các quân cờ Trắng đều cộng tác vào hành động này và đến chiến trường kịp lúc để hoàn thành đợt tấn công mà bộ binh chốt đã chuẩn bị.
1.g4 £b7 2.h4 b5 3.£d3!
Một nước đi đã được sắp đặt trước. Trắng nhằm tiến quân nhanh với chốt h đến h6, sau đó Đen không thế ngăn cản việc mở các cột dọc vì khi ấy đáp lại thì tiếp theo là thí Mã ở g6. Đồng thời Trắng ngăn cản nước b5 - b4 vì có a3 - a4 tiếp theo, sau đó thì b3 không thể được. Một nước đi như vậy, kết hợp tấn công ở một cánh với phòng thủ ở cánh kia, rất là hữu hiệu trong các ván cờ mà cả hai bên đều có tổ chức tấn công ở các cánh.
3...¤e8
Đen phòng thủ không hay lắm. Bằng cách kéo con Mã đi khỏi ô f4 với nước ¥d6, Poliak có thể bảo vệ được thế trận của mình chống với đợt tấn công của Trắng. Nhưng bây giờ, Đen gập khó khăn trầm trọng.
4.h5 ¦f6 5.g5 ¦d6 6.£f5 b4 7.axb4 a5
Thật ra, Đen có thể mở các cột dọc với bất cứ giá nào cũng được. Nhưng các quân trắng đang gây áp lực quyết định.
8.g6 ¤f6 9.h6!
Một thế trận ngoạn mục. Các chốt trắng phóng mình vào mũi lưỡi lê địch. Cố gắng của các chốt trắng gặp được sự hỗ trợ cương quyết của các quân trắng còn lại.
9...hxg6 10.£xg6 ¥f8
Hoặc 10...¤e8 11.h7+ ¢h8 12.£xd6 ¥xd6 13.¤g6# chiếu bí.
11.h7+ ¤xh7
và 11...¢h8. Cũng thua vì: 12.£f7 ¤xh7 13.¦xh7+ ¢xh7 14.¦h1+ ¦h6 15.¦xh6+ ¢xh6 16.£g6#chiếu bí.
12.£xh7+ ¢f7 13.£f5+ ¢g8 14.¤g6 ¦f6 15.¦h8+ ¢f7 16.¤e5+ ¢e8 17.£xd7#
Chiếu bí.
Chúng ta vừa nghiên cứu qua một số ví dụ tấn công bằng làn sóng chốt khi 2 bên nhập thành ở 2 bên cánh đối nhau. Trong tất cả trường hợp, cả 2 bên Trắng và Đen đã tổ chức đợt tấn công bằng chốt ở cánh không có Vua của mình. Nhờ vậy mà các chốt có thể ngang nhiên tiến tới mà không sợ Vua bị trống mặt. Nhưng cũng có một trường hợp ngoại lệ. Trong một số ván cờ, các đấu thủ đột nhiên bắt đầu hành động ngược lại các nhận định hợp lý đã được chấp nhận. Họ tấn chốt không phải ở cánh đối diện với cánh Vua của họ nhập thành, mà tấn chốt ở ngay trước mặt Vua: Tuy nhiên, chiến lược này có thể đúng trong một vài trường hợp và nó được áp dụng khi trung tâm bị đóng kín. Việc này thường xảy ra trong biến thế Samisch của phép phòng ngự Đông Ấn (King’s Indian). Bây giờ ta xét một trường hợp như thế.
Thế cờ trong ( hình) được trích từ ván cờ Kotov - Szabo (Vòng đấu Zurich 1953) Các đấu thủ đã nhập thành ở 2 cánh khác nhau. Kế hoạch hành quân của họ có vẻ rõ ràng: Trắng tấn công ở cánh Vua, Đen tấn công ở cánh Hậu.
Nhưng nhận xét như thế là phiến diện. Đen có một thế cờ thật mạnh ở cánh Vua, và Trắng cũng có nhiều khả năng phòng thủ ở cánh Hậu. Và như vậy các đấu thủ sẽ đổi vị trí; Trắng bắt đầu tấn công bên trái và Đen xua chốt tràn qua bên phải là nơi mà ta không thể bắt gặp dù là một tia lóe nhỏ của Vua trắng.
18.£xd7]
18...£xb2+ 19.¦xb2 ¦xb2+ 20.¢a1 ¦b7+ 21.¢a2 ¦xd7 0–1
1...g5!
Một đợt tấn công bằng chốt theo kiểu này có thể thực hiện được khi nào trung tâm hoàn toàn bị phong tỏa.
2.h3 ¤f6 3.¤b5 h5 4.¦h1!
Tấn công ở một bên cần phải được phối hợp với phòng thủ ỏ bên kia. ơ vị trí hl, con Xe làm nhiệm vụ phòng thủ quan trọng.
4...¦h7 5.¦c3 g4 6.hxg4 hxg4 7.¦a3 ¥g3 8.¦xh7 £xh7 9.¤c1!
Với ý định ăn quân ở a5, là một nước đi sớm có thể xem là dở vì Đen có thể ăn lại ô a5 và đem Hậu chiếu ở hl
9...£h1!
Một cuộc phản công gan dạ. Bây giờ đến giai đoạn đánh phối hợp lý thú, đạt tới mức căng thẳng tột độ.
10.¤xc7 gxf3 11.gxf3 ¦a7 12.¤e6
Từ vị trí đe dọa này, con Mã có thế đánh thẳng vào Vua đối phương.
12...¥e1 13.£d1 ¦h7 14.¦d3 ¦h2 15.a3 ¤d7 16.£a4 £g2 17.¦b3 ¥c3!
Một cú đánh trả rất đẹp. Sau 18.£xd7, Đen thắng bằng một kiểu phối hợp đã được biết đến rất nhiều: 18...£xb2+ 19.¦xb2 ¦xb2+ 20.¢a1 ¦b7+ và 21. ¦xd7. Nhưng bây giờ, một đòn phản chiến thuật tiếp diễn.
18.¤e2!
Một cú đánh đẹp kết thúc. Nếu Hậu ăn Mã thì Trắng thắng bằng: 18...£xe2 19.¦b8+ ¤xb8 20.£e8+ tiếp theo là chiếu bí. Do đó Szabo chịu thua ngay.
Để kết luận, ta có vài điểm nên lưu ý: Chúng ta đã nghiên cứu kiểu tấn công bằng đợt sóng chốt như là phương pháp chính yếu được áp dụng trong các thế cờ mà 2 bên nhập thành ở 2 cánh đối nhau. Nhưng có khi, và củng rất thường gặp ở các ván cờ của các danh thủ. các đấu thủ tấn công không phải nhờ vào chốt, mà nhờ các quân cờ khác. Cách tấn công này thường gặp ở các ván cờ mà các đấu thủ nhập thành cùng một phía.
Trong các thế cờ nhập thành ở 2 cách đối nhau, mặc dù tấn công bằng quân cờ khác có vẻ như là một đường lối được thừa nhận, nhưng tấn công bằng chốt vẫn là hay hơn. Muốn học đánh cờ cho giỏi thì phải tập dượt thuần thục các thế cờ nhập thành ở các cánh đối nhau. Muốn như vậy, bạn nên chơi một loạt ván cờ mà bạn và đối thủ của bạn hội ý với nhau là nhập thành ở 2 cánh đối diện. Tập dượt như thế sẽ giúp cho ngưòi mới học nắm vững các nguyên tắc và quen với các tình huống khó khăn xảy ra khi cả 2 bên đều tấn công bằng chốt. ( còn tiếp)
Trích trong " Nghệ thuật trung cuộc" Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS