XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TRONG TRUNG CUỘC Bày này nhằm cô động hai vấn đề chính yếu mà nhiều tác giả đã từng nói đến: - Phương pháp xây ...
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TRONG TRUNG CUỘC
Bày này nhằm cô động hai vấn đề chính yếu mà nhiều tác giả đã từng nói đến:
- Phương pháp xây dựng trung cuộc.
- Cách chuyển ý đồ trung cuộc sang hành động cụ thể.
Hai vấn đề nêu trên, dĩ nhiên không đưa ra các trường hợp người mới chơi cờ còn thiếu kinh nghiệm của những tay cờ lão luyện đã cấu tạo trung cuộc hoàn thiện.
Người mới chơi cờ thường xem nhẹ tâm quan trọng của việc xây dựng phương án trung cuộc, họ chỉ chú tâm đến phần khai cuộc và làm sao đi thuần thục các nước đi ban đầ mà thôi.
Bổ sung chỗ khuyết đó tôi đã viết ra chương này. Cũng có thể các nhà chơi cờ cấp cao bỏ qua giai đoạn giới thiệu về “ nghệ thuật trung cuộc” mà chỉ lo chuyên sâu nghiên cứu công trình của Keres và Kotov. Tôi xin mạn phép khuyên:”Thích làm những chuyện quan trọng mà không thông qua những bước đi bình thường thì chắc chắn sẽ phạm nguyên tắc cơ bản của việc tranh tài và sẽ tiềm tàn sự thất bại”.
Phần minh họa trong bài được trích dẫn các ván cờ của tôi đã thực hiện trong các giải thi đấu quốc tế. Sở dĩ tôi làm thế là để dẫn giải tư tưởng của tôi cho độc giả chứ không phải các ván cờ đó là những ván cờ hay.
SỰ CẦN THIẾT CÓ MỘT KẾ HOẠCH
Điều cần thiết cơ bản để có một cuộc tấn công thắng lợi và phòng thủ đúng đắn là sự thành lập một kế hoạch hiệu quả và logich mặc dù trong suốt trận đấu có những nước cờ khác quyến rũ xuất hiện.
Sự gãy đỗ một cuộc tấn công hay phòng thủ là do chủ trương ăn quân hoặc đổi quân hời hợt thiếu suy nghĩ.
Đi từng nước một cũng đáng khiển trách, nhưng đi một cách hời hợt thì thật là vô vị. Thực tế mà nói, chúng ta cần nhìn nhận là chúng ta đã vi phạmvà còn tiếp tục vi phạm những lỗi lầm trên. Một điều chắc chắn là các Đại kiện tướng không bao giờ bị lôi cuốn bởi các sai lầm trên như vậy. Đó cũng là một đặc điểm để phân biệt một Đại kiện tướng với một đấu thủ bình thường.
Các nước đi của họ khớp với lý luận hợp lý, cấu tạo bởi một kế hoạch sâu sắc, bao trùm toàn bộ ván cờ mà không có một dấu hiệu nào cho thấy họ bị hướng dẫn bởi các nước đi ( đụng đấu đi đó).
Hãy xem các ván cờ của các danh thủ thời trước như Alekhine, Capablanca, Lasker, Rubinstein, Steinitz, Morphy và Anderssen, hoặc hiện tại Botvinnik, Keres, Tahl và Fischer, ta sẽ thấy hầu hết các cuộc tấn công thắng lợi hoặc phòng thủ kiến hiệu đều đạt cơ sở trên việc lập một kế hoạch đúng đắn.
Một ván cờ hấp dẫn không phải do đấu thủ này đã giành được thắng lợi hoặc do hai danh thủ đấu với nhau, mà chính là do khi chúng ta thấy được sự đôl chọi của hai kế hoạch và một bên đã thực hiện thắng lợi kế hoạch của mình.
Sự thắng lợi chớp nhoáng trong vòng 20 nước không còn nữa. Nhìn lại các ván cờ của Anderssen và Morphy chúng ta thây sự thắng nhanh do bản chất yếu kém của đấu thủ của hai ông. Họ đánh không có kế hoạch nào cả và ngửa cổ chờ chết.
Trên bình diện quốc tế hiện nay các đấu thủ nhận thấy cần thiết phải lập một kế hoạch, nhưng có khuynh hướng rong chơi do bản chất hay thay đồi của con người, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến chỗ họ hay thay đổi kế hoạch dầu là tấn công hay phòng thủ. Họ có thể bắt đầu bằng một kế hoạch rồi chuyển sang một kế hoạch khác có vẻ hấp dẫn hơn, rồi lại thay đổi, tìm cách trở về kế hoạch ban đầu nhưng đã quá trễ.
Để minh họa vấn đề này, các bạn hãy xem một ván Cờ năm 1962 chơi tại Thế vận hội Golden Sands.
Khai cuộc Chốt - Hậu, phòng thủ Đông Ấn.
1.d4 ¤f6 2.c4 g6 3.¤c3 ¥g7 4.e4 0–0 5.f3 c5
Kế hoạch của Đen rất rõ ràng, Đen nhường khu trung tâm cho Trắng và chuẩn bị tập trung quân ở cánh Hậu. Đây là một kế hoạch hảo hạng đã chứng minh giá trị của nó rất nhiều trong các ván cờ hiện đại và đó cũng là một lý do để Đen dựa vào thiết lập kế hoạch.
6.d5 d6 7.¥d3 e6 8.¤ge2 exd5 9.cxd5
Giờ đây kế hoạch của Trắng đã rõ, có ý đồ sử dụng Chốt đa số ở trung tâm để tấn công, sau đó sẽ bắt lại bằng Chốt c hơn là Chốt e để có thế tấn công Chốt e5.
Một quy luật cơ bản cho việc lập kế hoạch ở trung cuộc nêu rằng: nếu lực lượng hai bên cân bằng, sự tấn công ở khu trung tâm sẽ có hiệu quả mạnh hơn sự tấn công ỏ cánh sườn. Độc giả nên hiểu rằng đây là một cách phát biểu dựa trên điêu kiện cân bằng, nếu sau đó một bên làm yếu cánh Vua hoặc cánh Hậu của mình bằng những nước đi sai thì sẽ bị. trừng phạt ngay bằng một cuộc tấn công ở cánh.
9...¤a6 10.0–0 ¤b4
Một sự thay đối đầu tiên trong kế hoạch. Đen bị sự hấp dẩn bởi khả năng tấn công của Tượng cánh Vua bên Trắng, đã bỏ lửng việc theo đường lối lô-gích của sự phản công ở canh Hậu. Đen cần phải đi 10...¤c7để có thể tấn công Chốt b bằng a6 và ¦b8.
11.¥c4 ¦e8 12.a3 ¤a6 13.¥g5
Trắng không suy nghĩ một cách đơn giản khi đi nước này. Nếu Đen đuổi Tượng bằng h6và g5sẽ làm yếu cánh Vua và tạo điều kiện cho Tượng trắng một vị trí thuận lợi để có thể tấn công trung tâm. Đây cũng là một nước chờ đợi, bắt buộc Đen phải thay đổi kế hoạch một lần nữa.
13...£b6
Và Đen đả làm đúng như vậy. Đen lập một kế hoạch mới nhằm gỡ thế bị ghim và đưa ¤d7 chận Chốt e của Trắng. Nhưng kế hoạch này thất bại vì mất thời gian do Đen thường thay đổi kế hoạch.
Tất cả dành cho kế hoạch tấn công khu trung tâm. Ở đây Trắng đe dọa e5 và khi ...d:e sẽ đi d6, do đó Đen quyết định rút Mã về f6 để củng cố cánh Vua.
18...¤gf6 19.¢h1 ¤h7 (hình)
Với nước đi này, Đen nghĩ rằng đã giữ được ô e5 và cản mủi tiến công của Trắng ở trung tâm. Nhưng đã đến lúc Trắng thực hiện kế hoạch của mình một cách lô-gích.
Nước tuyệt vọng, nhưng Đen có thể làm gì khác hơn nếu
20...dxe5 21.d6 đe dọa nước ¤d5 rất nguy hiểm.
Minh họa cụ thể chủ đề của Trắng tấn Chốt trung tâm chỉ cần thu hái kết quả.
Đen chịu thua. Đây là một trường hợp cho thấy có quá nhiều kế hoạch làm hỏng ván cờ.
Độc giả có thể hỏi: Vậy thì làm thế nào đế người ta lập một kế hoạch lúc đầu? Sự nguy hiểm của nhiều kế hoạch tấn công rất dễ nói, nhưng sự yếu kém do thành lập chỉ một kế hoạch thì ra sao?
Đế’ trả lời các câu hỏi đó, chúng tôi xin điếm qua các sách Cờ cung cấp cho các bạn. Theo các tài liệu này, ván cờ được chia ra làm 3 giai đoạn biệt lập: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Dĩ nhiên đó không phải là ý định lạ kỳ của các tác giả. Cờ được phân chia như vậy để dễ phân tích, phê bình, biên soạn các giai đoạn và không làm rối trí người đọc nếu phải tìm hiểu sự liên hệ các giai đoạn này với nhau. Nhưng chắc chắn sự phân chia này đã đi quá xa, cần phải nhấn mạnh rằng một trong những đặc điểm của Cờ làm cho nó có trình độ cao là sự liên hệ của 3 giai đoạn trong một ván cờ. Khi chơi khai cuộc người ta thường nghĩ nó mở ra đường nào trong trung cuộc và khi tiến hành trung cuộc cũng nghĩ sẽ dẫn tới tàn cuộc như thế nào.
Nhiều sách nói về khai cuộc ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của đấu thủ trẻ và người mới chơi Cờ, vì họ không hiếu được các yếu tố quan trọng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một đấu thủ trẻ đầy triển vọng cố ghi nhớ các ván cờ ưu thế cho Trắng và hy vọng tới đó diễn tiến ván cờ sẽ tự động kết thúc theo chiều hướng đã nêu. Họ sẽ thất vọng biết bao và ngạc nhiên khi thấy ưu thế của họ được cân bằng rồi kém thế và thua cuộc.
Điều này không cho rằng sự hiểu biết về khai cuộc là vô ích, mà đó lại là điều rất cần thiết nhưng chỉ muốn nhấn mạnh ở đây nó dính líu tới trung cuộc và sự lựa chọn khai cuộc có ảnh hưởng rất lớn trong kế hoạch của một đấu thủ ở giai đoạn sau của trận đấu.
Đây là bằng cớ của phương pháp mà người ta thường dùng đế lập một kế hoạch và phương hướng để có thể triển khai kế hoạch.
Tôi đã đề cập đến ảnh hưởng của khai cuộc đốì với trung cuộc, tùy thuộc vào bản chất của khai cuộc mà ta chọn và sự tôn trọng cấu trúc của Chốt ở khai cuộc có ý nghĩa rất to lớn. Từ cấu trúc đó, ta có thế suy ra quân nào sẽ phát triển, sẽ xảy ra sự tấn công, phản công và kiểu hệ thống phòng thủ nào được xây dựng.
Hãy xem các phòng thủ nửa thoáng của loại ra quân e4. Những nước đi đầu tiên của chúng ấn định kiểu cấu trúc Chốt cho tàn cuộc, và điều này lại giúp chúng ta rất nhiều trong sự tìm hiểu loại trung cuộc nào sẽ được dẫn đến bởi khai cuộc. Thí dụ phòng thủ Pháp: 1. e4 e6 2. d4 d5 , những nước đi đầu tiên báo hiệu một sự giành giật khu trung tâm mà Đen sẽ tạo nên một cuộc phản công dữ dội. Kế hoạch của nó là căn cứ vào đám Chốt tiến xa, có thế là d4 hay c3 tùy trường hợp. Bên Trắng mặt khác sẽ sử dụng Chốt trung tâm làm đầu cầu cho sự tấn công bên cánh Vua và nó được giúp đỡ bởi yếu tố phụ: Tượng cánh Hậu bị Chốt chận. Hãy so sánh nó với phòng thủ Caro-Kann. ở đây Tượng cánh Hậu của Đen không bị chận, đó cũng là một ưu thế so với phòng thủ Pháp, nhưng do tấn Chốt c6, Mã cánh Hậu mất điểm tấn công và khai cuộc có tính cách phòng thủ thụ động cho Đen hơn là phòng thủ Pháp.
Không nói quá, khi kế hoạch ở trung cuộc của Đen đã rõ ràng từ nước đi đầu tiên. Như phòng thủ Sicilia 1. e4 c5, đòn phản công ở cánh Vua đã minh họa cho tư tưỏng tấn công ngay từ sớm khi Trắng tấn công Chốt d, điều này thường xảy ra, để kiểm soát khu trung tâm thì Đen sẽ tạo ra sự trao đổi và cố gắng gây áp lực trên cột c.
Chuyển sang khai cuộc cánh Hậu, chúng ta sẽ thấy ngay những loại phòng thủ hay nhất, với kế hoạch ngắn gọn và ngoài sự tưởng tượng ở phần trung cuộc. Phổ thông nhất là phòng thủ Đông Ấn ( Ấn Độ Cổ): 1. d4 ¤f6 2.c4 g6 3.¤c3 ¥g7.Ở đây, toàn bộ tư tưởng của Đen đặt vào sự cố gắng đạt được áp lực trên ô đen để làm tăng giá trị và tầm hoạt động của Tượng cánh Vua. Chốt d6giải quyết vấn đề khai triển của Tượng cánh Hậu và sau đó sẽ tấn e5 hay c5 để tăng áp lực đã nêu.
Ở một số lớn phòng thủ Chốt cột Hậu, kế hoạch của Đen liên hệ đến trung cuộc là sự chiếm lây ô e4. Ba loại phòng thủ chính thuộc kiểu này là: Phòng thủ Nimzovitch 1. d4 ¤f6 2.c4 e6 3. ¤c3 ¥b4... Phòng thủ Tây Ấn ( Ấn Độ mới) 1. d4 ¤f6 2.c4 e6 3. ¤f3 b6để lên ¥b7...Phòng thủ Hà Lan 1. d4 f5. Phòng thủ Hà Lan này có kế hoạch chính là dùng sự kiểm soát điểm “e4” để mở một cuộc tấn công nguy hiểm bên cánh Vua trắng. Tuy nhiên, việc đẩy Chốt “f” lên ngay ô trắng cho thấy Đen phải gặp khó khăn rất nhiều trong việc phát triển Tượng cánh Hậu, và đồng thời sự phát triển cánh Hậu cũng gặp khó khăn.
Do đó, kế hoạch của Trắng để chống lại các vị trí phòng thủ Hà Lan được đặt trên sự khai thác nhược điểm của Tượng xấu bên Đen và mở cuộc tấn công hiệu quả bên cánh Hậu,
Để minh họa điều này, chúng tôi xin nêu một ván cờ trong giải 1962:
GOLOMBEK - F. PARR
Khai cuộc Chốt Hậu, phòng thủ Hà Lan [A99]
1.d4 f5 2.g3
Ngay tức khắc, kế hoạch của Trắng đã rõ. Trắng đặt Tượng cánh Vua lên đường chéo lớn đế gây khó khăn thêm cho Đen trong việc Đen khai triền Tượng cánh Hậu.
2...¤f6 3.¥g2 e6 4.¤f3 ¥e7 5.0–0 0–0 6.c4 £e8 7.¤c3 d6 8.b3 £h5
Đây là trường hợp mà kế hoạch của Đen không kiến hiệu. Đen tính tấn công cánh Vua dựa trên cấu trúc Chốt của mình bên cánh này. Nhưng Đen đã không dùng đến quân cánh Hậu trợ lực, nên Trắng đẩy lui cuộc tấn công không mấy khó khăn. Tốt hơn Đen nên đi 8...a5 để đi ... ¤a6 và ¤b4.
9.e3 g5 10.¥a3 a5 11.¤e5 £e8
Một sự rút lui nhục nhã, nhưng sau 11...£xd1 12.¦axd1 ¤bd7 13.¤d3, Đen sẽ bị khó khăn trong việc phát triển quân cánh Hậu, trong khi Trắng sẵn sàng mở cuộc tấn công ở cánh này bằng ¤b5 và c5.
12.¤d3 ¤bd7 13.f4 ¤g4 14.£e2 ¥f6 15.¤b5 £d8 16.h3 ¤h6 17.fxg5
Trắng cần phải chuyển hướng tấn công của Tượng ô đen trên ô d4 để có thể tấn chốt e, nước đi này sẽ dở nếu không để ý đến 17...c6.
17...¥xg5 18.e4
Toàn bộ kế hoạch của Trắng nhằm khai thác sự bất lực của Đen trong việc triển khai quân ở cánh Hậu. Xe cánh Vua bị trao đổi và Trắng sẽ mang Xe còn lại sang cánh này.
18...fxe4 19.¦xf8+ £xf8 20.£xe4 ¤f6 21.£e2 ¤f5 (xem hình).
Trắng đe dọa ăn Tượng đen bằng h4, g4, g5 nên 21...¤e8là cần thiết, mặc dầu kế hoạch của Trắng là 22.¦f1 sẽ làm cho vị trí của Đen thêm rốì rắm.
22.g4 ¤h4
Nếu 22...¥e3+ 23.¢h2 ¥xd4 24.¦f1 c6 25.¤xd4 ¤xd4 26.£f2. lời quân.
23.¤xc7 ¦b8 24.¤xe6 £e7 25.¦e1 ¥xe6.
Chú ý là Đen chỉ tìm cách phát triển Tượng cánh Hậu khi đã quá trễ và kết cuộc ván cờ đã rõ. Không hy vọng gì ở nước 25...¤xg2 26.¢xg2 ¥h6 27.g5 ¥xg5 28.¤xg5 £g7 29.¢h2 và Trắng lại thắng 1 quân.
26.£xe6+ £xe6 27.¦xe6 ¦e8 28.¦xe8+ ¤xe8 29.¥xb7 ¥e3+ 30.¢f1 thắng, vì các Chốt của Đen sẽ mất sau 30...¥xd4 31.¥c6.
Khó mà có một khai cuộc nào cho một ấn tượng rõ và gọn về diễn tiến sau đó của trận đấu, hoặc chủ trương của đấu thủ sẽ theo đuổi ở trung cuộc như phòng thủ Sicilia. Điêu này áp dụng cho cả hai trường hợp là ¥e2và ¥g7. Với khai cuộc này cần để ý đến các ô Đen ở khu trung tâm và toàn bộ sự vững mạnh hay yếu kém đều nằm trong đó. Điều này có vẻ tương phản hiện rõ trong biến: 1. e4 c5 2. ¤f3 e6, kế hoạch của Đen là phản công nhanh, do cấu trúc của Chốt nó làm yếu ô d6 và e5 và phải bảo đảm rằng Trắng không chiếm được một trong hai ô này. Với tư tương chủ yếu này, Đen sẽ tập trung quân chống đỡ áp lực của Trắng trên điểm đó, và để phản công Đen sẽ mở cột “c” khi đã có sẵn một lực lượng hùng hậu dưới bóng Chốt c5.
Trắng cũng có những vấn đề ở khu trung tâm. Nếu nó dùng Chốt f4 để tấn công cánh Vua đối phương, thì nó cũng sẽ yếu. Nếu nó tấn Chốt e5, cần phải giữ chắc đường chéo a8-h1.Thường Đen đưa Tượng cánh Hậu lên chiếm đường chéo này và một khi quân này tấn công ở hậu phương của Trắng thì đó là một đe dọa nghiêm trọng.
Một kế hoạch thông thường và mạnh mẽ của Trắng trong việc tấn công cánh Vua của biến này là dựa trên sự tấn công Chốt cánh Vua nhất là Chốt “g”. Ở đây sự tấn công cần phán đoán chính xác và đúng thời điếm. Nếu Trắng không cẩn thận sẽ chợt thấy mình mở cánh Vua là có lợi cho đối phương.
Hai kế hoạch đối chọi này, tấn công cánh Vua và mở cột “c” được minh họa bằng ván cờ sau đây trong giải Northern Open tại Whitby 1963.
W.R. MORRY - H. GOLOMBEK
Phòng thủ Sicilia [B80]
1.e4 c5 2.¤f3 e6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 d6 6.g3
Các nước đi này cho thấy ý đồ tạo áp lực trên ô trắng ở trung tàm. Tuy nhiên nước ¥g2 cũng tạo cho Đen khả năng đưa quân lên c4.
6...a6 7.¥g2 £c7 8.0–0 ¥e7 9.h3 0–0 10.¥e3 ¥d7 11.£d2 ¤c6 12.f4 ¦ac8
Giờ đây 2 kế hoạch đá rõ ràng, Trắng tấn Chốt và hy vọng tấn công thắng lợi ở cánh Vua.
13.£f2
Sau nước này, một trong nhứng yếu tố bất lợi khi tấn Chốt f đã làm yếu Chốt e. Tốt hơn là nên đi ¤b3 tránh Đen thành công trong việc điều động quân ở nước 14 và 15.
13...b5
Đen muốn đi 13...¤a5, tiếp là ¤c4 nhưng không đi ngay do sợ 14.¤xe6 fxe6 15.¥b6
14.a3 ¤xd4 15.¥xd4 ¥c6 16.¦ad1
Dễ hiểu nhưng không phải là nước đi tốt nhất, ở đâyy nên đi 16.¦ae1 vì Xe trắng đứng ở vị trí tốt nhất f1 và e1cho tấn công và phòng thủ.
16...£b7 17.¦fe1 a5 18.e5
Bắt buộc vì Đen dọa đi b4.
18...dxe5 19.fxe5
Sau nước 19.¥xe5 ¥xg2 20.£xg2 £xg2+ 21.¢xg2 b4, kế hoạch của Đen tấn công cột Vua sẽ tuyệt đối thành công.
19...¤d7 20.¤e4 f5 21.exf6 ¤xf6 22.£e2
Hậu phải tránh cuộc tấn công trực diện với Xe đen. Nếu đi 22.¤c5 ¥xc5 23.¥xc5 ¤e4 Trắng thua.
22...¤xe4 23.¥xe4 ¥xe4 24.£xe4 £xe4 25.¦xe4 ¦xc2
Kế hoạch của Đen đã chiến thắng, nó đã chiếm được cột c và đưa Xe xuống hàng thứ 2. Trắng hiện thời còn cân bằng lực lượng nhưng xem như đã thua cuộc vì Đen có rất nhiều đe dọa trên vị trí của Trắng
Chỉ tốt bề ngoài nhưng không có một nước nào hay hơn. Nếu đi 27.¥c3 ¦f3, Đen thắng (xem hình).
27...¥f6 28.¦d5
Không nên đi 28.¦xb5 vì Xe đen sẽ đi ¦d8 thắng.
Thành quả đầu tiên của Xe chiếm hàng thứ 2.
Ngừa nước di của Trắng Xg4+, đồng thời mở cửa sổ cho Vua, có lối thoát khi cần thiết. Vị trí Trắng giờ đây không có hy vọng cứu gở.
35.g4 h4 36.g5 ¦f3 37.¦xh4 ¦g3+ 38.¢h1 ¦xa3 39.¦h8 ¢xg5 40.¦g1+ ¢f6 41.¦f8+ ¢e5 42.¦e1+ ¢d6 43.¦g1 a4 44.¦h5 ¦e3thắng.
Một số chủ đề thông thường chủ yếu của kế hoạch ở trung cuộc có liên hệ khắng khít với khai cuộc là chiếm khu trung tâm. Với tất cả khai cuộc được lý thuyết Cờ Vua công nhận là vẹn toàn và chắc chắn là chúng xây dựng một cuộc chiến tranh ở các ô trung tâm quan trọng và ở trung cuộc, đường lối kết thúc trận đấu do tự nó quyết định kế hoạch tập trung chiếm một ô trung tâm quan trọng, được sử dụng cho cả khai cuộc lẫn trung cuộc. Đó là một đấu thủ không nên xem nặng phần khai cuộc hơn trung cuộc.
Tùy theo đấu thủ ra quân e4 hay d4, việc chiếm giữ và kiểm soát ô trung tâm d4, d5, e4, e5 là mục tiêu chính. Như vậy trong khai cuộc Tây Ban Nha và Gambit Vua, Trắng tấn công e5 bằng e4 và gián tiếp bằng ¤f3và ¥b5 (cuộc Tây Ban Nha) hoặc f4 (cuộc Gambit Vua). Tương tự Gambit Hậu cấu tạo thoạt tiên bởi một cuộc tấn công d5 bằng c4. Và trong hệ thống Catalan, nó được gia tăng bằng áp lực của ¥g2. Cuộc tấn công này còn trực tiếp hơn đối với khai cuộc Anh bằng nước c4. Trắng báo ý định kiểm soát ô d5 với bất cứ giá nào. Trong những trường hợp đó, cuộc tấn công chỉ gồm sự tấn công trên ô trắng của khu trung tâm. Đó là đặc điểm của cuộc chiến đấu giành các ô sinh tử khu trung tâm ở các phòng thủ thông dụng (rất có ý nghĩa cho kế hoạch trung cuộc). Thí dụ, trong phòng thủ Pháp, Trắng chiếm ô e5 và Đen phản công ở ô d4; phòng thủ Caro-Kann cũng tương tự, trong khi phòng thủ Sicilia chú trọng kiểm soát ô d5 trước nhất và sau đó là ô d4. Về thời gian, kiểm soát ô d5 là kế hoạch khai cuộc còn ô d4 là kế hoạch trung cuộc.
Ở các loại khai cuộc d4, chúng ta thấy phòng thủ Nimzovitch là kết quả của sự tập trung cố gắng của 2 bên để chiếm ô e4. Điều ghi nhận là bên nào chiếm được ô này sẽ có nhiều khả nàng thắng trận.
Cuộc chiến đấu giành khu trung tâm được chứng minh rõ nhất cho các trung cuộc dẫn xuất từ khai cuộc Tượng nách của Đen (hay nói đúng hơn là phòng thủ) như phòng thủ Đông Ấn. Grunfeld. Robatsch. Ở các khai cuộc này Đen cố gắng làm yếu ô d4 của Trắng, trái lại Trắng củng cố d4 tối đa và cố kiểm soát ô d5. Một khi mục tiêu này đạt được, Trắng xem như thắng thế về chiến lược và con đường thắng trận không xa. Sau đây là một thí dụ minh họa.
Khai cuộc Chốt - Hậu, phòng thủ Grunfeld.
Cuộc tấn công đầu tiên của Trắng trên ô d5, Đen đã để lộ ý định khi đưa Tượng lên g7 và mở cột d để tạo áp lực lên ô d4
Tại sao lại đi ¤a6? Vì Đen muôn theo đuổi kế hoạch ban đầu để tấn công d4bằng c5.
Một nước mạnh, liên hệ gián tiếp đến việc kiểm soát ô d5 và là nước cải thiện của một biến cũ 10.h3 cxd4 11.exd4 ¤c7 12.¦e1 ¥e6, cho phép Đen kiểm soát toàn ô d5 (Simonson - Evans, New York, 1951). Ở đây Trắng luôn luôn giữ nước bật a5không cho Đen kiểm soát khu trung tâm.
Không nên 12.hxg4 dxc3, khi đó Đen lợi thế do tầm hoạt động của Tượng cánh Vua gia tăng.
Trắng chấp nhận hy sinh Chốt nhưng cuộc tấn công của Trắng trở nên rất mạnh sau nước này, do áp lực tạo nên trên d5và Đen nên đi nước bắt quân kín 12...¥f5.
Thế trận Đen đã rất xấu sau nước 13...¥xd4 14.¦d1, trong khi Trắng đe dọa ¥e3và Mã lên b5, và Đen cũng không thể đi 14…e5 vì 15.¥h6.
14.a5 £b4 15.¥a2
Không nên 15.axb6 £xb3 16.£xb7 ¤c5 17.£xe7 axb6, khi đó Đen ưu thế hơn. Độc giả giờ đây đã thấy sự quan trọng của kế hoạch kiểm soát ô d5 như thế nào.
15...¤c4 16.¤d5
Giờ đây Trắng giứ chặt ô d5, mục tiêu chiến lược đã hoàn tất và chỉ tùy thuộc vào chiến thuật khai thác tình hình.
16...¤e5 17.£g3 £xa5
Hoặc 17...£d6 18.¥f4 và nước ghim quân thường trực với sự đe dọa ¦e1sẽ quyết định trận chiến. Trắng cũng có thể thắng Chốt bằng 18.¤xe7+ nhưng nó có nước mạnh hơn bằng cách sử dụng vị trí ưu thế của hai Tượng. Xem hình dưới.
18.¥g5 e6 19.¤f6+ ¥xf6
Sau nước 19...¢h8, Trắng tấn công thắng lợi bằng 20.£h4 h5 21.¥xe6 £b6 22.¥g4dọa ¥xh6. Nếu 22...¤xg4 23.hxg4 £b4 24.f4 £c5+ 25.¢h1 ¥xf6 26.¥xf6+ ¢g8 27.f5(hoặc ¥e7 ) và Trắng thắng.
20.¥xf6 ¤d7 21.¥c3 £h5 22.¦ad1 ¤ac5 23.¦d4 a5
Chận nước d4 là nước đe dọa của Trắng, nhưng ở đây Trắng có một nước đe dọa khác nguy hiểm hơn mà Đen không thể chông đỡ.
24.¦h4
Đen đầu hàng.
Nếu 24...£f5 25.¥b1 £d5 26.¦xh7 ¢xh7 27.£h4+ thắng vì Đen không thể đỡ bằng Hậu bởii Chốt g6 đã bị ghim.
Trich trong " Nghệ thuật trung cuộc" Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS