SAI LẦM ( Tâm lý Cờ Vua) Bạn có muốn không sơ suất, sai lầm không? Khi đó chúng tôi sẽ đi cùng các bạn! Vấn đề sơ suất – đây là đ...
SAI LẦM ( Tâm lý Cờ Vua)
Bạn có muốn không sơ suất, sai lầm không?
Khi đó chúng tôi sẽ đi cùng các bạn!
Vấn đề sơ suất – đây là điều tồi tệ, tất cả mọi người đều biết. Hơn thế nữa sơ suất vẫn cứ tiếp diễn – từ người mới bắt đầu chơi cờ vua đến nhà vô địch thế giới Garri Kasparov. Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về suy nghĩ của mình về vấn đề làm thế nào chống lại tai ương này. Những kết luận như vậy buộc tôi phải đưa ra những kinh nghiệm của mình. Chúng có thể được sửa chữa điều chỉnh trong thực tiễn thi đấu. Trong kết quả phân tích không phải lúc nào cũng thỏa mãn các sự kiện trong các diễn biến ván cờ của tôi, tôi đã chú ý tới vấn đề sơ suất. Những hiện tượng khác biệt ở chỗ chúng được phân bố phù hợp với các sơ suất có mặt khắp mọi nơi trên trái đất. Nếu VĐV Cờ vua bị sơ suất tôi cho rằng anh ta đã “không gặp may”, còn những phẩm chất chống chọi với các sơ suất thì được cho là “đơn giản là chú ý” và “không sơ suất”.
Theo quan điểm của tôi, sơ suất trong cờ vua cũng như bất kỳ hiện tượng nào khác trên thế gian này, đều có nguyên nhân của nó. Từ quan điểm về hiện tượng “xác suất”, “không thể giải thích”, “lãng mạn”, thường áp dụng cho sơ suất khi quan sát hoàn toàn không có cơ sở. Sơ suất là hiện tượng tự nhiên và hoàn toàn có qui luật có tính chất của tư duy loài người. Điều này nói lên không có lý do căn nguyên cho những người bi quan. Nếu đã được biết nguyên nhân của hiện tượng vô ý này thì sẽ có cơ hội sửa chữa chúng (cùng với việc này là hiểu chính bản thân hiện tượng). Và chính nguyên nhân xuất hiện sự sơ suất và các phương pháp đấu tranh với nó mà chúng ta cần phải soi sáng trong bài này
Để khởi đầu tôi muốn đưa ra định nghĩa sơ suất trong Cờ vua.
Ngay lập tức nhận thấy rằng tôi nhận thức việc lợi dụng điều này đây là lời nói không cần có ngoặc kép. Đối với bất kỳ VĐV Cờ vua đẳng cấp nào từ rất lâu đã thấy bóng dáng nó và sử dụng thuật ngữ chuyên ngành này mà không có khả năng mô tả định nghĩa sự kiện trên bàn cờ.
Khái niệm về sơ suất có thể được hiểu rất rộng (tạo ra ấn tượng là VĐV Cờ vua tính toán cho rằng sơ suất xảy ra trong bất kỳ nước đi nào trong ván cờ đã thua). Việc phân loại sơ suất đối với tôi là một vấn đề phức tạp. Bây giờ cần phải giới hạn đối tượng bàn luận. Tôi đề xuất lộ trình làm việc sau đây cho bài báo. Sơ suất Cờ vua là việc bỏ sót đơn giản những đòn phối hợp của đối phương (có hai, ba nước đi). Về điều này theo Botvinnhic được hiểu như vậy (xem những phân tích và phê bình của Botvinnhic năm 1928-1986: Những bài báo hồi tưởng – M.1987 tr65-67) đó là phương án bó buộc có thí quân.
Chúng tôi lưu ý một ví dụ cụ thể sau:
Đen đi trước
Ở đây đã chơi 13...£b6?? Đó là sơ suất. Đen (điều này đã xảy ra với tôi) đã bỏ sót mối đe dọa với 2 nước là – 14.¤xg6! fxg6 15.¦xe6. Và đã thua cờ.
Sơ suất còn được hiểu là sai lầm khủng khiếp – có một nước đi sơ suất (đó là dạng: anh ta tấn công – tôi không nhận ra”). Nhưng ở VĐV Cờ vua đẳng cấp cao rất hiếm thấy. Phương pháp đấu tranh chống lại nó ở đây chúng ta không xem xét.
Tại sao chúng ta sơ suất? Theo quan điểm của tôi, có 3 nguyên nhân. Nếu hai nguyên nhân đầu tiên còn chấp nhận được, thì khi nói tới nguyên nhân thứ 3 ít khi nói tới và rất ít người biết tới.
Nguyên nhân thứ nhất – là tính chất tâm lý tiết kiệm của chúng ta có trong tiềm năng. Điều này nói ngắn gọn là tiết kiệm tư duy. Phải hiểu điều này như thế nào, khi chơi 5 ván cờ tưởng cùng một lúc. Điều này sẽ xác định rõ thao tác trí nhớ – đó không phải là cao su và có mâu thuẫn về lượng vận động như thế.
Phòng chống sơ suất liên hệ tới đối tượng lớn là công việc tính toán, có mâu thuẫn với nguyên tắc tiết kiệm tư duy. Khi làm công việc này cần phải hoàn thành trong thời gian giới hạn, có nghĩa là nó có ý nghĩa lớn việc đảm bảo tốc độ hoàn thành tính toán. Từ đó có kết luận – là phải nâng cao kỹ thuật tính toán. Hỡi các bạn! Phương pháp cụ thể đã biết – là giải các bài tập chuyên biệt, chơi cờ tưởng và vv …
Chúng ta thường xuyên làm điều này (hoặc không làm, đưa ra các khả năng nảy sinh và sự phát triển của chúng trong thực tiễn Cờ vua đó là những phương pháp hiệu quả công việc của chính nó). Còn việc phê phán sai lầm không được thực hiện. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta đến với yếu tố thứ hai trong công việc phòng chống sơ suất. Đó là yếu tố tự tin vào lực lượng. Điểm riêng đây là yếu tố có tính tổng hợp, đề phòng khi tìm đòn phối hợp (cho bản thân và cả đối phương). Phản đề này của nhãn quan phối hợp.
Ở đây tất cả đều rất đơn giản. Chúng ta ngay từ tuổi thơ ấu đã đượng giảng dạy về tương quan lực lượng tính theo thang điểm đã biết (3 Tốt bằng 1 quân nhẹ và vv …). Cán cân lực lượng là yếu tố quan trọng, nó xác định việc đánh giá thế trận. Nó chiếm tới 80% thời gian chơi cờ (Có nghĩa là thời gian sẽ thay đổi trong mỗi nước đi mà không phải trong mỗi phút) mà không tính bằng thống kê trung bình của ván cờ khi có lực lượng cân bằng. Khi phá vỡ vi phạm điều này (thậm chí trong việc tính toán) – luôn luôn xác định được stress đối với tư duy của VĐV Cờ vua. Điều này không bình thường và không là thói quen. Đây là điều bất thường tổng quát của bất kỳ việc thí quân nào được thực hiện gây ra sự bất ngờ đối với chúng ta dẫn đến những sơ suất.
Nào các bạn hãy nâng cao nhãn quan phối hợp! Khả năng này giúp ta tránh được sơ suất?
Liệu có chắc chắn không. Bởi vì có nguyên nhân thứ 3 rất quan trọng, nảy sinh ra sơ suất. Tôi cảm tưởng rằng nguyên nhân thứ 3 bị quên lãng (hoặc là chưa biết tới). Trong thời gian tiến hành ván đấu công việc phòng chống sơ suất không chỉ khó khăn mà còn có một vài điểm khó chịu. Nó không đem lại cho ta sự thỏa mãn, do đó chúng ta không tiến tới việc nhận thức nó. Kết quả là chúng ta bị sơ suất. Ở đây chúng ta bắt đầu làm rõ cụ thể chúng là gì. Khi phê phán tật xấu của người khác dễ chịu hơn là người khác phê phán mình.
Hơn nữa đối với chúng ta công việc dự phòng sơ suất rất khó chịu phải không? Sự việc là ở chỗ việc tìm kiếm tính toán đòn phối hợp cho đối phương. Cần phải tìm kiếm động cơ đòn phối hợp cho đối phương, mở ra những yếu tố kém trong thế trận của mình. Điều chúng ta phải tính đến là những phương án mà đối phương có thể đạt được ưu thế.
Tư duy của VĐV Cờ vua được xây dựng trên cơ sở giành thắng lợi với những khó khăn lớn hơn là tìm ra nhiệm vụ thua cờ; chính điều này cần phải thực hiện. Tất nhiên, việc tìm kiếm việc thua cờ (mong muốn là đã xảy ra trước đây), chúng ta sẽ tìm kiếm việc phòng thủ và hy vọng sẽ tìm được, nếu chúng ta nói tới trường hợp động cơ đòn phối hợp. Tuy nhiên hơn cả việc phòng thủ là tìm kiếm đe dọa, có nghĩa là tính toán phương án mà đối phương sẽ thắng cờ.
Trong mối liên hệ với điều này ở VĐV Cờ vua xuất hiện câu hỏi là: “Tôi chơi cờ vua để làm gì, việc gì tôi phải suy nghĩ về việc làm thế nào để thua cờ?”. “Tất nhiên là không”, - VĐV Cờ vua tự mình trả lời. – “Tốt nhất là tôi phải suy nghĩ làm thế nào để thắng cờ”. Chúng ta bắt đầu việc tìm kiếm động cơ đòn phối hợp của mình. Chúng ta nhận thấy VĐV Cờ vua thường xem xét dự đe dọa của đối phương (thậm chí là đe dọa đơn giản), hơn là việc bỏ qua tìm kiếm đòn phối hợp của mình (thậm chí tương đối phức tạp)?
Tóm lại, việc tồn tại những đặc điểm tâm lý của tư duy phần lớn VĐV Cờ vua là bản chất nằm ở chỗ việc tìm kiếm chiến thắng cho mình dễ chịu hơn là cho đối phương. Điều ngắn gọn có thể gọi là phương hướng tấn công trong tư duy VĐV Cờ vua.
Vấn đề là ở chỗ những sai lầm có tính chất tâm lý ảnh hưởng tới chất lượng công việc Cờ vua thực hiện trong thời gian thi đấu. Việc xuất hiện một cách chắc chắn các phương án “tấn công” lấn lướt các phương án “phòng thủ”. Điều dễ hiểu là ý tưởng tấn công và phòng thủ được chú ý với mức độ bằng nhau.
Khi mọi người hỏi Karpov làm thế nào không bị sơ suất, anh ta trả lời rằng bí mật là ở chỗ khi suy nghĩ nước đi hãy đặt mình vào vị trí của đối phương. Bây giờ tôi đã cảm thấy có phần hiểu rõ hơn điều gì Karpov muốn nói.
Trong thời gian diễn ra ván đấu phải từ chối một quan điểm nhìn từ bên hông thế trận chỉ là “tiếng chuông của mình”. Ý tưởng bất ngờ và tuyệt đẹp có thể xuất hiện không chỉ ở phía bạn, mà còn ở phía đối phương.
Tất cả điều này liên quan tới chủ đề tư duy dự phòng nói chung nó một lần nữa đã ra khỏi khuôn khổ vấn đề xem xét trong bài báo. Lời chỉ dẫn cụ thể của tôi là đề phòng sơ suất bao gồm những vấn đề sau.
Trong thời gian thực hiện ván cờ khi suy nghĩ nước đi nhất thiết phải xem xét lựa chọn tất cả những nước đi thí quân một nước từ phía đối phương và thế trận cụ thể đối với đối phương gây hậu quả dù nó không dễ chịu và buồn chán.
Ở đây mỗi lời nói đều quan trọng.
Khi nói về lựa chọn tất cả việc thí quân của đối phương. Xem xét tất cả không chỉ là “phương hướng”, “hứng thú”. Trong vấn đề về tư duy Cờ vua của chúng ta (niềm tin vào lực lượng!) mà còn phải phát hiện sớm (yếu tố không nhận thức được) là giai đoạn đưa ra việc lựa chọn “nước đi ứng viên”. Khi làm điều này chúng ta tiến tới việc bàn luận việc lựa chọn chúng sao cho có khả năng tính toán sâu hơn về chúng. Việc đưa ra những nước “không có ý tưởng, kém cỏi” nhiều hơn sẽ không được xem xét đặc biệt. Trong chiến lược này có chỗ dứng của mình. Rõ ràng sau khi suy nghĩ về việc nếu đối phương đớp bằng ngựa vào quân Tốt đã được bảo vệ? Tôi sẽ hơn Mã – điều này đã rõ. Nhưng những nước đi có ý tưởng như vậy không phải lúc nào cũng đúng.
Tôi sẽ phải làm gì tìm trong những lời chỉ dẫn riêng?
Thứ nhất là phải xem xét tất cả những khả năng thí quân một nước đi từ vị trí của đối phương. Ở đây họ có 5 cách là: ¤xc6; ¤xf7; ¤xg6; ¥xh6; ¥xc6. Điều muốn nói tới là việc thí quân tích cực – đó là trường hợp thí quân 1 nước. Những lực lượng như vậy trong trường hợp đã cho là quân Tốt đen.
Trong thế trận còn có nhiều việc thí quân thụ động. Tôi có thể tính ra là 9 trường hợp là – d5; £h5; £g4; ¤c4; ¤d7; ¤g4; ¥g5; ¥d5; ¥h3. Điều không đến nỗi kém cỏi là có những dạng như vậy. Nhưng không thể đòi hỏi con người những khả năng không thể. Mục tiêu của việc thí quân thụ động có tiềm năng nguy hiểm ít hơn là thí quân tích cực khi trong những điều kiện được đảm bảo chắc chắn bằng nhau.
Hơn nữa cần phải xem xét cụ thể thế trận cho những hậu quả của đối phương khi thực hiện thí quân tích cực.
Trong trường hợp bấ kỳ việc thí quân Mã nhằm giải phóng cột “e”, ở đó có quân Xe trắng. Trong trường hợp thí quân vào ô g6 nhằm loại bỏ điểm tựa của quân Tượng e6 - đó là ý định chung của nước đi hai nước không phức tạp.
Tôi còn muốn có một nhận xét là phải nhắc tới lời chỉ dẫn về tầm quan trọng của hậu quả thể hiện trong hoàn cảnh đơn giản là không phải tất cả sự tích cực giành cho đối thủ hiệu quả thí quân là quan trọng. Chẳng hạn khi thí quân ¥h6 giải phóng cột “f”, nhưng trắng không thể lợi dụng được điều này.
Còn có một thời điểm nữa. Thường là tiền đề để cho việc thí quân thành công của các đấu thủ (“động cơ đòn phối hợp”), trong thế trận không có; cho đến nay chúng ta chưa tạo ra chúng! Chúng tôi lưu ý các bạn một ví dụ cụ thể.
X3D FRITZ – G.Kasparov
Bên trắng có 5 cách thí quân tích cực nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện tại đen chưa chơi 32...¦g7?? Quân Xe f8 sẽ không được bảo vệ. Các quân treo – đây là điều luôn luôn là tiền đề cho đòn phối hợp. Bây giờ bất kỳ sự thí quân nào vào ô e5 đều có sự lời quân (tiếp tục chơi 33.¦xe5 - nhận xét của tác giả).
Từ đó phải chú ý là đen cần phải kiểm tra việc “thí quân nguy hiểm” vào thế trận của mình, phải đề phòng bằng nước đi của mình là (32...¦g7) nhưng họ cần phải thực hiện.
Trong phần kết luận tôi muốn có những nhận xét sau. Tôi lo rằng như Semen Phurman đã nói (nghệ sỹ không phải là VĐV Cờ vua), “những lời khuyên của tôi sẽ không ai sử dụng được”. Có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn khi thực hiện lời chỉ dẫn của tôi.
Điều quan trọng trong những điều này là – sự hạn chế thời gian (1) mà chúng ta đã đưa ra trong thời gian thi đấu cờ. Thường xuyên có sự thí quân tích cực được chúng ta lựa chọn, chúng ta sẽ mất thời gian. Trong việc chơi Bliz và chơi cờ nhanh những lời khuyên cuả tôi sẽ không thực tế.
Nhưng từ điều này điều đáng nói khi chơi Blitz sơ suất là không thể tránh được. Trong khuân khổ chơi cờ nhanh sơ suất là – hiện tượng có tính qui luật tuyệt đối, còn trong ván cờ Blitz việc không có sơ suất hiếm khi xảy ra. Những lời khuyên của tôi chỉ giành cho cờ truyền thống.
Điều chủ yếu là tôi hướng các bạn tới điều gì (để bạn có lợi) – trong danh sách các yếu tố khi thực hiện lời chỉ dẫn của tôi, khi không xuất hiện thành phần thứ hai và thứ 3 – đó là hướng tấn công chủ đạo của tư duy và niềm tin vào lực lượng. Chúng đã thực hiện công việc dự phòng sơ suất cần thiết trong đôi mắt của chúng ta. Do đó tôi bổ sung sự chính xác cần thiết quan trọng “điều này thật khó chịu và buồn chán ra sao”. Kết hợp với đề phòng việc hạn chế thời gian và yếu tố mà chúng ta đã biết là tiết kiệm tư duy.
Có nghĩa là VĐV Cờ vua phải dự trữ sự lựa chọn cần thiết, khi tiêu tốn thời gian đã có về việc suy nghĩ – cho việc dự phòng sơ suất hoặc là cho việc xây dựng kế hoạch. Việc thực hiện đồng thời những việc khác không cho phép hạn chế tốc độ tư duy.
Cần phải nói rằng hậu quả ngăn cản chống lại lời khuyên của tôi là – tiết kiệm tư duy – là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Sự việc là ở chỗ tôi không biết Gari Kasparov thế nào (hoặc Vixi Anand sẽ ra sao), còn tôi chính xác sẽ không đủ sức sử dụng lời chỉ dẫn của mình một cách tự nguyện. Trong khi tốc độ của tôi còn là khiêm tốn, đơn giản là tôi sẽ không đủ thời gian để kiểm tra thi thố mỗi nước đi một cách cẩn thận thế trận “thí quân chắc chắn” của mình. Khi làm điều này phải tính đến khả năng đòn phối hợp của mình, xây dựng kế hoạch chơi cụ thể, đánh giá những khả năng thay đổi các cấu trúc và vv…
Điều quan trọng phải hiểu là có những cách khác (mà trong lời chỉ dẫn đã bỏ sót), cho phép bạn tránh được những sơ suất, đơn giản là không có sơ suất. Có nghĩa là bạn không muốn hoặc không thể thực hiện lời chỉ dẫn đã cho, thì việc bạn mắc những sơ suất là không tránh khỏi. Những sơ suất sẽ tiếp tục xuất hiện trong các ván cờ của bạn với sự điều chỉnh tự nhiên. Chúng tôi sẽ không thể kể ra hết những thời điểm cụ thể xuất hiện những sơ suất. Nhưng những yếu tố xuất hiện không còn là điều nghi ngờ.
Chính vì lẽ đó chúng ta sẽ còn thua máy vi tính – nó đã thực hiện lời khuyên của tôi không mệt mỏi. Nó đã tính toán tất cả những khả năng thí quân từ mỗi bên. Nó có niềm tin vào lực lượng trong ý nghĩa này, nó hoàn toàn không đau khổ và cũng như nó có tư duy theo hướng tấn công. Với tốc độ tính toán của nó, như chúng ta đã biết tất cả đều theo trật tự. Do đó về vấn đề tiết kiệm tư duy nó không bị lo lắng.
Về điều này dù không phải là người lạc quan nhất tôi muốn kết thúc bài báo của mình. Tôi rất hài lòng nếu những điều đề cập làm các bạn thấy thú vị. Mong chờ những lời phê bình của các bạn.
Oleg Otkidach
Nhà tâm lý học, Dự bị kiện tướng cờ vua
Bài dịch từ Trung tâm huấn luyện quốc gia II
COMMENTS