CHỐT THÔNG VÀ SỰ NGĂN CHẬN

CHỐT THÔNG VÀ SỰ NGĂN CHẬN Mọi người đều biết ở tàn cuộc Chốt thông trở thành diễn viên chính. Sau khi đổi các quân, con đường dẫn đến thàn...



Mọi người đều biết ở tàn cuộc Chốt thông trở thành diễn viên chính. Sau khi đổi các quân, con đường dẫn đến thành Hậu đã thông thì vấn đề chính đặt ra là: quân nào đầu tiên sẽ dẫn Chốt xuống thành Hậu ?
Còn trong phần trung cuộc, Chốt thông cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là khi nó ở trung tâm, nó như con dao chia cắt lực lượng địch ra làm đôi.
Một con Chốt nguy hiểm tiến sâu, không những đe dọa nó sẽ trở thành Hậu, mà còn làm rối loạn tuyến phòng thủ của đối phương, phân tán lực lượng và tạo
điều kiện để tấn công cánh sườn đối phương.
Những ví dụ sau đây sẽ minh họa những vai trò này của Chốt.
SAIGIN - TAHL [E01]
1.d4 ¤f6 2.c4 c5 3.¤f3 e6 4.g3 cxd4 5.¤xd4 d5 6.¥g2 e5 7.¤f3 d4 8.0–0 ¤c6 9.e3 ¥e7 10.exd4 exd4 11.¤bd2 ¥e6 12.¦e1 0–0 13.b3
Bắt đầu một cuộc tấn công vào Chốt thông mà Đen có thể bảo vệ hiệu quả. Nếu như Trắng đi 13.¤b3 thì Đen có thể chơi ngay nước 13...d3!
13...£d7 14.¥b2 ¦ad8 15.a3 a5 16.¤e5 ¤xe5 17.¦xe5 b6 18.¤f3
Nếu Trắng đi 18.£f3 có thể là một nước hay hơn.
18...¥c5 (Hình)

Nếu lưu ý rằng: khi đạt được một con Chốt thông ở trung tâm thì đốị phương cũng có một nhóm Chốt đa số ở bên cánh; nhưng nếu như con Chốt ở trung tâm được hỗ trợ tốt thì nó sẽ mang lại thắng lợi.
19.£d2 ¤g4
Cuộc tấn công vào cánh bên đã mở màn.
20.¦ee1 d3 21.¦f1
Nếu 21.¤e5 ¤xe5 22.¦xe5 ¥d4 và con Chốt d rất nguy hiểm. Quân Đen cũng đe dọa a5-a4 để làm yếu cánh Hậu đối phương
21...£d6 22.£c3 f6 23.¦ad1
Nếu 23.¤g5 ¤xf2!
23...¦fe8 24.¦d2 ¥f5 25.¤g5 ¤e3
Đây là đòn sấm sét nổ ra trong khoảng trời thanh tịnh ! Tình hình đã chín muồi cho một cuộc đột kích. Hãy chú ý Tahl đã tập trung lực lượng một cách kiên nhẫn và chuẩn bị đòn phối hợp.
26.fxe3 ¥xe3+ 27.¢h1 ¥xd2 28.£xd2 ¦e2 29.£c3 ¦xg2
Đến đây quân Trắng đầu hàng, những nuớc tiếp theo có thể là 30.¢xg2 d2 31.¦d1 ¥g4 32.¤f3 £d3
Bây giờ chúng ta hãy theo dõi một ván cờ minh họa cho tiến trình để có Chốt thông và ảnh hưởng của nó đối với diễn tiến của trận đấu như thế nào ?
SMYSLOV - PETROSSIAN [E58]
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.e3 0–0 5.¥d3 d5 6.¤f3 c5 7.0–0 ¤c6 8.a3 ¥xc3 9.bxc3 b6 10.cxd5 exd5 11.¥b2 c4 12.¥c2 ¥g4 13.£e1 ¤e4 14.¤d2 ¤xd2 15.£xd2 ¥h5 16.f3 ¥g6 17.e4 £d7 18.¦ae1 f5
Xem hình.



Chúng ta đang ở điểm nóng bỏng của trận chiến. Bằng nước đi 19.e5Smyslov có thể có một Chốt thông nhưng rẫt dễ bị đối phương ngăn chận, bằng ¤d8-e6. Do đó Smyslov muốn thông con Chốt khác (d4) đồng thời mở đường cho Xe.
19.exd5 £xd5 20.a4 ¦fe8 21.£g5 £f7 22.¥a3 h6 23.£g3 ¦xe1 24.¦xe1 ¦e8 25.¦xe8+ £xe8
Quân Đen giành lấy cột e" của đối phương nhưng con Chốt "d" đã thông rồi. Đen cố gắng khai thác bên cánh Hậu nhưng không đạt kết quả nào.
26.¢f2 ¤a5 27.£f4 ¤b3 28.¥xf5 ¥xf5 29.£xf5 £xa4 30.£f8+
Trắng đi một loạt nước chiếu sau đây nhằm mục đích giử vững cấu trúc về vị thế như cũ để có thêm nhiều thời gian suy nghĩ phân tích kỹ hơn...
30...¢h7 31.£f5+ ¢g8 32.£e6+ ¢h7 33.£e4+ ¢g8 34.£a8+
Nhưng coi chừng lặp lại vị thế cũ 3 lần sẽ bị xử hòa vì "3 lần bất biến".
34...¢h7 35.£e4+ ¢g8 36.£d5+ ¢h7 37.¥e7 ¤c1 38.£f5+ ¢g8 39.£f8+ ¢h7 40.£f5+ ¢g8 41.d5
Hết chiếu ! Nói chuyện về ván cờ này, đại kiện tướng Bronstein đã ghi như sau: "Trong cờ Vua có những phép mầu xuất hiện bởi nhiều nguyên do trí tưởng tượng sáng tạo của danh thủ và vô số phương cách ẩn tàng trong mọi vị thế. Trong ván cờ này, với vị trí trên Đen thua hoàn toàn, thế mà Pétrussian đã sáng tạo thành công một bài nghiên cứu rất thực!"
41...£a2+ 42.¢g3 £d2 43.d6 £e1+ 44.¢g4 ¤d3 45.£d5+
Nếu Trắng muốn phong Hậu ngay cho Chốt bằng nuớc 45.d7 thì Đen sẽ đánh hòa đuợc bởi 45...h5+ 46.¢xh5 £xe7 47.£d5+ ¢h7 48.d8£ ¤f4+bắt Hậu hòa.
45...¢h7 46.d7 £e5!
Đen giăng một cái bẫy cuối cùng.
47.£xd3+
Và phép mầu đã đến ! Quân Trắng có thể thực hiện kế hoạch của mình (phong Hậu cho Chốt d bằng cách 47.£d6 và nếu 47...¤f2+ 48.¢h4 g5+ 49.¢h5và quân Hậu ở d6 bảo vệ Chốt h2.
Phương cách này đã được tìm ra sau đó mấy tháng do một tay cờ tài tử người Thụy Điển, nhưng các bạn cần biết rằng các kiện tướng khi ở trước bàn cờ, bị khống chế trong một thời gian nhất định nên không nhìn thấy là chuyện thường !
47...cxd3 48.d8£
Và ván cờ đã chấm dứt bằng nước chiếu liên tục để hòa (đại khái là 48...£e2 49.¢h3 d2 50.£d7 d1£ 51.£f5+ chiếu liên tục).
Khi có một con Chốt thông thì đối phương sẽ tập trung quân để tiêu diệt con
Chốt nguy hiểm này. Nhưng trong trường hợp đó, cần phải tìm cách tấn công ở một bên sườn để trả giá cho con Chốt thông này. Sau đây là một ví dụ về dạng chiến đẩu này:
Sau khi đã đi 17 nước thì vị thế như sau (Hình)



18.h4!
Đe dọa làm yếu cánh Vua bằng h7-h6
18...¦d7 19.¦a7 ¥c6 20.¦xd7 ¥xd7 21.¤e5 ¤e8 22.c4
Trắng quyết định phải nhanh chóng có một Chốt thông ở khu trung tâm và tiên kiến nó sẽ nguy hiểm hơn Chốt b của đối phương.
22...£b7 23.¤xd7 £xd7
Lại cũng vẫn thế thôi: Trắng cố gắng đổi quân càng nhiều càng tốt để tránh nhiều quân đối phương có thể phong tỏa Chốt.
24.h5 ¤f8 25.d5 exd5 26.cxd5 h6 27.¥e7 ¤d6 28.¦e5 (hăm: Hb4) 28...¤c4 29.¥xc4 ¦xc4 30.¥xf8! ¢xf8 31.d6 ¦c6
Để đuổi xe đối phương ra khỏi cột e
32.¦d5 f6 33.¦d3 ¦c8
Đen muốn giải phóng quân Hậu khỏi vai trò phong tỏa. Một quân mạnh như thế không nên sử dụng với vai trò thụ động như vậy.
34.£b4 b5 35.¦d5 ¦d8 36.g3 ¢f7 37.¢h2 £e6
Quân Hậu đã linh hoạt hơn đấy!
38.£d4 ¦d7 39.£d3! b4
Đen tìm cách đổi Chốt b lấy Chốt d của Trắng.
40.¦d4 ¦d8
Hơi sóm nếu như đi 40...b3? 41.£g6+ ¢f8 42.¦e4 £f7 43.£h7! £xh5+ 44.¢g2 £d5 45.£h8+ £g8 46.¦e8+ ¢xe8 47.£xg8# v.v...
41.£g6+
Từ đầu đến đây Alekhine đã chơi rẩt xuất sắc. Nhưng tưởng đã gần hết giờ tới nơi nên ông đi nước thứ 41 rất máy móc. Hồi đó kiện tướng Liên Xô là Judovitch đã chỉ ra rằng quân Trắng có thể đưa đến một cuộc tấn công nguy hiểm như sau:  41.¦xb4 ¦xd6 42.£g6+ Nếu như nước thứ 41...£xd6 42.£c4+ £d5 43.¦b7+ ¢f8 44.£c7! £xh5+ 45.¢g2 £d5+ 46.f3 £a2+ 47.¢h3 £e6+ 48.g4. Và nếu, thay vì nước 42... £d5, quân Đen sủa lại 42...¢f8 thì 43.¦b7 ¦d7 44.£c8+ ¢e7 45.¦b3! f5 46.£g8 ¢f6 47.£h7 với đòn tấn công nguy hiểm.
Trong loại tàn cuộc này, việc đánh giá đúng đắn tình thế tùy thuộc vào sự an toàn của Vua.
41...¢f8 42.£h7 ¢f7Ván cờ hòa.
Cũng không đi đến đâu nếu như Trắng: 43.¦xb4 £xd6 44.¦b7+ ¦d7  v.v...
Chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của sự ngăn chận. Và quân Mã là quân ngăn chận tốt nhất vì chính những con Chốt đối phương che chở cho nó khỏi bị tấn công từ truớc mặt và khi có cơ hội nó sẽ nhảy đi:
Ván cờ giữa  BENKER - SMYSLOV.
(Hình) 


28...¤c8!
Nếu Mã thoái về để giữ Chốt b6 thì không hay bằng nhảy lên đóng chốt ở d6. Chúng ta cũng đã lưu ý rằng không nên dùng một quân cờ mạnh như Hậu để ngăn chận Chốt vì không những hạn chế nhiều khả năng của nó mà có khi nguy hiểm do nó sẽ bị đánh đuổi bởi những quân cờ yếu khác của đối phương. (Như đã thấy trong bài học thứ tư ván cờ giữa BESRUTSCHKO - KOBLENTZ ).
29.h5 ¦f8 30.¦f2 ¦f7 31.h6
Denker định làm yếu ô f6 của đối phương nhưng rồi không đem lại lợi lộc gì.
31...g6 32.¦bf1 £e7 33.£g4 ¤d6!
Quân Mã chiếm lấy điểm ngăn chận đồng thời hăm bắt Chốt !
34.£e6 ¤xe4 35.£xb6 f5! 36.¦b1
Đen nhanh chóng lợi dụng thế đứng của Mã để mở đợt tấn công.
36...f4! 37.£e6 fxe3 38.¦xf7 £xf7 39.£xe5 ¤f6 40.¦b8 ¤g4+
Và sau đó quân Đen đã nhanh chóng giành thắng lợi.
Trong ví dụ tiếp theo đây cũng vậy, quân Mã phát lộ là một quân ngăn chận tốt nhất. (Hình)

34...£f7 35.e5 fxe5 36.fxe5 £e6!
Nước đi này không trái ngược với đề tài trên phải không ? Đúng như vậy, vì cằn phải luôn luôn xem xét tình hình. Ở đây Chốt e cần phải ngăn chận lại. Điều này làm cho Chốt cánh Hậu của quân Đen trở nên có giá. Tình huống này giống như tình huống trong ván cờ BONDAREVSKY - SMYSLOV  (bài học thứ sáu) cho thấy việc ngăn chận hiệu quả những Chốt thông của đối phuơng dẫn đến việc tạo ra nhóm Chốt đa số năng động ở một khu vục khác. Ở đây những quân ngăn chận vẫn sẵn sàng rời bỏ vị trí để tấn công lúc thời cơ thuận lợi.
37.¦d2
Đi không có kế hoạch. Đáng lẽ phải đi 37.¥c3 ngăn chận đẩy Chốt a7-a5.
37...¦f8 38.¦ee2 a5 39.¦f2 b4 40.¦xf8+ ¦xf8 41.¦f2 ¦xf2+ 42.£xf2 c4Trong khi những con Chốt đen tiếp tục phát triển thì những con Chốt trắng vẫn đứng im: Trắng vô phúc, không thể tháo ra khỏi những con Chốt chận của Đen đang đứng ở các ô trắng, trong khi Tượng của nó chỉ có thể kiểm soát các ô đen.
43.axb4 axb4 44.¥d4 c3 45.£f3 c2 46.£a8+ ¤f8 47.¥b2 h6 48.h5
Càng làm yếu thêm, vô ích. Tốt hơn nên đi 48.¢h2.
48...£c4!
Nước xuất Hậu quyết định ván cờ ! Ngăn chận không phải là mục tiêu cuối cùng của nó.
49.d7?
Vị thế của Trắng thua rõ nên đi nước tuyệt vọng.
49...£e2+ 50.¢h3 £xh5+ 51.¢g2 £e2+ 52.¢h3 £f1+ 53.¢h2 £f2+ 54.¢h3 £f5+ 55.¢g2 £xd7 56.£a2+ ¢h7 57.£c4 b3 58.£xb3 £d2+ 59.¢h1 c1£+
Trắng đầu hàng.
Khi quân ngăn chận chiếm lấy phải một vi trí thụ động thì đó là mầm mống của sự thất bại. Chúng ta sẽ thấy điều này trong ví dụ sau đây:
EUWE - AVERBACH
(hình)

Những con Chốt đen đã tiến khá xa còn Trắng thì, một mặt hy vọng vào việc ngăn chận các Chốt này và người ta cũng không rõ Đen sẽ làm cách nào để xuyên thủng qua, mặt khác Trắng đang tính toán mở cuộc tấn công vào cánh Vua.
Trong khi Trắng khởi sự xây dựng kế hoạch tấn công này, nó không thể tính toán đầy đủ các mặt. Còn mọi người chúng ta rất hài lòng có được một tình huống phức tạp như thế để nghiên cứu các hình thái tổng quát của trận đấu có tính chất chiến lựợc.
Với nước đi tiếp sau đây. Trắng khởi sự tấn công:
22.¤h5 f5 23.£g5 ¦f7 24.exf5 ¥xf5 25.¥xf5 ¤xf5 26.¦ae1
Nước đi dễ dàng và cũng dễ hiểu thôi: Euwe ao ước đưa hai Xe ra nhanh để hoạt động, tuy nhiên nước đi khá hơn là 26.¦e5 để cột quân Đen lại lo giữ con Chốt d5.
26...£d8
Nhằm đuổi quân Hậu trắng ra khỏi vị trí linh hoạt! Đây là một nguyên tắc quan trọng trong phòng ngự.
27.£xd8
Nếu như 27.£d2 thì Đen đi £h4 sẽ gây khó chịu cho Trắng.
27...¦xd8 28.¦e8
Đơn giản hóa thể cờ thì càng có lợi cho Đen ! Tuy nhiên, Trắng đi 28.¦e6 thì theo Euwe, Đen vẫn giữ ưu thể.
28...¦xe8 29.¦xe8 ¦e7 30.¦xe7 ¤gxe7 31.¢f2 ¢g8 32.g4
Theo Bronstein thì quân Trẳng đáng lẽ phải đi: 32.¤f4 ¢f7 33.g3 ¤d6 34.¤g2 ¤b5 35.¤e3 và như vậy không phải dễ dàng làm suy yếu thế cờ của Trắng. Còn đi như trên thì tới đây ai cũng thấy trước là Đen thế nào cũng thắng.
32...¤d6 33.¢e3 ¤b5
Tượng trắng ở b2 không làm ăn gì đuợc cả !
34.f4 ¤c8 35.f5 ¤cd6 36.¤f4
Đây là vị trí mà quân Trắng muốn đạt đến với hy vọng phản đòn, nhưng quân Đen đã chuẩn bị một đòn phối hợp nhỏ.
¤xa3!! 37.¥xa3 ¤b5 38.¥c1 ¤xc3 39.¤e2 ¤b1
Tới đây thì Trắng chịu đầu hàng.
Trích từ quyển " Con đường dẫn đến thành công" Thầy Quách Anh Tú

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: CHỐT THÔNG VÀ SỰ NGĂN CHẬN
CHỐT THÔNG VÀ SỰ NGĂN CHẬN
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgDOHKeWUdi5J2TcADyV8ilRvw8PJeQ2DHzD4kzXgSnJvTkxX-acGL9H37V1Fzryblm0S94Droln2AXxjhPV8RV9SDwBwSXckWCmcXJGccL3-LU4N2uzRlY1jW5TocTfvcpxX3rmvQ5Wvo/s200/ct1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgDOHKeWUdi5J2TcADyV8ilRvw8PJeQ2DHzD4kzXgSnJvTkxX-acGL9H37V1Fzryblm0S94Droln2AXxjhPV8RV9SDwBwSXckWCmcXJGccL3-LU4N2uzRlY1jW5TocTfvcpxX3rmvQ5Wvo/s72-c/ct1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2017/01/chot-thong-va-su-ngan-chan.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2017/01/chot-thong-va-su-ngan-chan.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy