CỜ VUA VÀ CỜ TƯỚNG Bài này để đánh giá góc nhìn khác về Cờ Vua – Cờ tướng: tư duy lãnh đạo phương Đông và phương Tây. 1. Quân Hậ...
CỜ VUA VÀ CỜ TƯỚNG
Bài này để đánh giá góc nhìn khác về Cờ Vua – Cờ tướng:
tư duy lãnh đạo phương Đông và phương Tây.
1.
Quân Hậu đc trao sức
mạnh, nhưng vai trò của nó cũng chỉ có 1: Quân tốt thí.
Quân Hậu trong cờ vua mới được thêm vào thời kỳ Phục
Hưng để tôn vinh vai trò của phụ nữ. Thực tế, vào ngày xưa, nơi nào cũng nam
tôn nữ ti.
Quân Hậu được trao sức mạnh lớn. Oai đấy, kinh đấy.
Nhưng vai trò của nó chỉ là 1 quân tốt thí của Vua mà thôi. Vua chẳng cần màng
sự sống chết của nó, chỉ huyễn hoặc nó trung thành với mình. Còn nếu chết, vua
có thể phong vài chục cô Hậu đc mà. Thậm chí, thành công rồi, ổng cũng phong
đâu cần quan tâm đến người vợ vì mình sống chết.
Thực tế thì phụ nữ thường không có sức mạnh trên chiến
trường, vì thế cờ tướng không cần phải đưa phụ nữ vào chiến trường để tăng sự
thú vị. Vả lại, việc đem vợ ra làm tốt thí là chuyện bị chê cười ở phương Đông,
cũng như việc đem cha mẹ vào viện dưỡng lão là không hợp lẽ. Chiến tranh chứ có
phải shopping đâu mà “Nấp sau lưng em thật chặt, nấp sau em thật lâu” với vợ. Không
manly tí nào.
Cho nên, chuyện Lưu Bị vứt bỏ vợ và anh em khi bị Tào
Tháo tấn công, bỏ của chạy lấy người vẫn bị người đời sau chê cười là hèn nhát.
Đừng nói là vợ, 2 người em kết nghĩa của ông ta, cũng chỉ là công cụ. Chính trị
là thế.
Kết luận: Không đem vợ ra làm tốt thí, chẳng chứng tỏ
được là cờ tướng thua cờ vua.
2.
Vì sao tướng chỉ
là kẻ vô dụng?
Khi đã sáng tạo ra cờ, bắt buộc người ta phải hạn chế
sức mạnh của quân Vua. Các bạn tưởng tượng nếu Vua có sức mạnh như Hậu thì số ván
hòa sẽ như thế nào. Cực kỳ khó để chiếu hết.
Trong cờ tướng, bàn cờ không có quân nào mạnh như Hậu
trong cờ Vua, cho nên nếu quân tướng trong cờ tướng mà di chuyển được như Vua
trong cờ Vua (chứ đừng nói là Hậu), thì số ván hòa sẽ… tăng chóng mặt. Và điều
đó sẽ làm giảm sự thú vị. Vì thế, người ta bắt buộc phải nerf thê thảm sức mạnh
của tướng.
Cho nên, việc nhìn vào sự hạn chế di chuyển của tướng
trong cờ tướng, mà đã cho rằng tư duy phương đông quan liêu, chỉ tay 5 ngón…
thua so với tư duy lãnh đạo phương Tây thì có phần quá vội vàng.
3.
Quân tướng cờ tướng
chỉ nấp trong thành? Và không ra chiến trường thì không thể hiểu được tình
hình?
Thực ra, quân Tướng trong cờ tướng, cuối game, có sức
mạnh của đường chiếu như 1 quân xe. 2 vua không thể đối mặt nhau. Cho nên người
viết bài này chưa chắc là biết chơi cờ tướng. Hoặc cố tình lờ đi chi tiết này.
Có 1 điều là người lãnh đạo không cần thiết phải giỏi
tất cả, cũng chẳng cần phải xông xáo đi theo chinh chiến, mà quan trọng cần phải
biết dùng người tài. Chiến thần như Hạng Vũ, xông xáo trong quân, luôn đi đầu
chiến đấu nhưng lại luôn tự cho mình là nhất mà ít khi nghe ý kiến của người có
mưu lược hơn. Cuối cùng, lại bỏ mạng trước Lưu Bang, 1 kẻ không giỏi võ, không
giỏi binh pháp, không giỏi hậu cần nhưng có tài dùng người. Leader như cờ vua,
trực tiếp xông vào công việc chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp
thôi. Khi đã phát triển, 1 leader giỏi thì phải giỏi ở khoản tuyển dụng, sắp xếp
nhân tài để thằng nào làm việc nấy; chứ trực tiếp can thiệp vào công việc của
nhân viên, lúc nào cũng “cái này phải tôi” thì tâm trí đâu để lãnh đạo?
Các bạn cũng biết là Vua Quang Trung võ công cái thế,
nhưng cái cách mà ông thành công không phải là lao lên mũi tên hòn đạn, mà là đứng
từ xa để quan sát chiến trường và điều binh khiển tướng. Hoặc như Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đâu cần thiết phải phải đích thân cầm súng ra trận, thậm chí chiến
tranh chống Mỹ, bác ở miền Bắc nhưng chiến công của bác thì ai cũng biết, và thế
giới liệt bác vào bậc danh tướng hàng đầu thế giới đấy thôi.
4.
Quân tốt trong cờ
vua được trao sức mạnh, nhưng cờ tướng thì không?
Thực tế thì trong cờ tướng, quân tốt qua sông vẫn được
trao thêm sức mạnh. Sức mạnh của Tốt trong end game tăng cao, nếu Tốt ở ép sát
cung Tướng và ở tuyến áp đáy, Tốt mạnh gần bằng Xe. Tốt + Tướng dư sức hạ gục
Tướng, nhưng với cờ vua thì chưa chắc. Để tăng sự thú vị của game, việc tăng sức
mạnh cho Tốt chưa chắc đã cần thiết. Vì vốn dĩ end game nó đã mạnh rồi. (Cờ tướng
Hàn, Tốt có khả năng phong nhưng đâu hẳn là thú vị hơn).
Do đặc trưng của cờ Vua là tốt đi thẳng nhưng ăn chéo,
nên nếu Tốt đến dòng cuối mà không được phong thì coi như chết. Nếu không có luật
phong, số ván hòa của các Đại kiện tướng phải lên tới 99%.
Vì thế, người ta buộc phải làm thú vị cờ bằng cách
phong cấp cho nó. Chứ Xe, Mã, Tượng dù cống hiến đến đâu cũng đâu tăng sức mạnh
đâu. Nhìn vào mỗi quân Tốt mà cho rằng tư duy lãnh đạo phương Tây > phương
Đông thì không đúng.
5.
Vua, Tượng, Sĩ
không qua sông được thì là không chủ động?
Với cờ Tướng, hơn Sĩ Tượng thì không thắng được.
Trong quân đội, chia làm 2 loại: Quân chủ lực và quân
địa phương (dân binh). Dân binh thì sức chiến đấu yếu, không cần thiết phải qua
sông. Việt Nam có câu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, lực lượng phụ nữ chống
giặc có thể xem như là dân binh. Có thể đem đội quân tóc dài này làm lực lượng
phòng thủ, chẳng ai đem họ đi qua nước khác chinh chiến cả. Quân tiên phong cần
sự tinh nhuệ chứ không cần đông. Ngoài ra, nếu đem hết quân trong nước đi đánh
nước khác, dù có thắng, thì cũng như chim sẻ bắt ve sầu, cuối cùng thì bị thợ
săn bắn chết.
Mà cuối game, Sĩ tượng cũng được dùng làm ngòi cho
pháo chiếu hết đấy thôi. Đâu phải là vô dụng đâu.
6.
Sĩ chỉ là kẻ nịnh
nọt?
Sĩ đóng vai trò như mưu sĩ, sức chiến đấu yếu, vai trò
tham mưu là chủ yếu. Nếu bắt nó đi đánh như chính quy, tương tự như việc Hạng
Vũ bắt Phạm Tăng ra chiến trường, vua Quang Trung bắt Nguyễn Thiếp ra quân… Đem
1 người có trí ra làm quân thì… hẳn không phải là lãnh đạo giỏi.
Nguyễn Thiếp ẩn cư mà vua Quang Trung phải đến bàn luận
kế sách. Ỷ Lan phu nhân chỉ là người đàn bà mà trị yên được nước, nên vua Lý có
thể toàn tâm toàn ý chiến đấu. Trương Lương bày mưu kế mà thắng được chiến thần
Hạng Vũ. Đó chính là quân Sĩ.
7.
Tốt trong cờ tướng
không được bảo vệ như cờ vua?
Nhìn lại trong góc độ khác, 1 mục tiêu không bị uy hiếp
thì chưa cần thiết phải lập tức bảo vệ. Nói là tư duy vắt chanh bỏ vỏ, thí mạng
cấp dưới là không đúng. Thử hỏi các bạn chơi cờ, có ván cờ nào hi sinh quân nào
không?
Cờ tướng thường di chuyển các quân như Pháo, Xe, Mã
trước, có thể coi như là làm đàn anh phải xông xáo đầu tiên. Trong khi cờ vua
thì cần phải di chuyển Tốt thì các quân mới có thể khai triển được (trừ Mã), có
thể xem như đó là hoạt động đánh thăm dò, chuẩn bị thế trận.
Cờ tướng và cờ vua mỗi thứ có cái hay riêng. Như so
bóng chuyền với bóng đá, kêu bóng chuyền chỉ di chuyển được nửa sân là không
sáng tạo và dở thì… hẳn là không đúng.
Ngoài ra, phương Đông còn có cờ tướng Nhật, Hàn, Mãn,
cờ thú và cờ Vây. Nếu nói về tính dân chủ và triết lý thì cờ vây là số 1.
Và cờ thú thì chuột nhỏ bé nhưng có khinh công và thể
giết voi đấy.
Kết luận, so cờ vua với cờ tướng rồi cho rằng “da trắng
thượng đẳng” thì quá phiến diện.
#ĐKMedical #covuatravinh
COMMENTS