CHIẾN LƯỢC CỜ VUA TẬP III I . ƯU THẾ CHỐT Ở CÁNH : 1.Đa số chốt ở cánh 2.Tập trung quân ở cánh 3.Ưu thế không gian ở cánh 4.Chuổi chốt bị...
CHIẾN LƯỢC CỜ VUA TẬP III
I . ƯU THẾ CHỐT Ở CÁNH :
1.Đa số chốt ở cánh
2.Tập trung quân ở cánh
3.Ưu thế không gian ở cánh
4.Chuổi chốt bị chặn
5.Tương quan giữa trung tâm và thế tấn công ở cánh
II. TẤN CÔNG THIỂU SỐ :
1.Tranh chấp quyền kiểm soát ô c4
2.Nước tiến chốt b5 của đen
3.Việc thay đổi cấu trúc chốt
III. CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC :
1.Các quân nằm sâu trong lòng địch
2.Chốt tiến sâu
3.Các ô yếu trong cấu trúc chốt
IV. CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG:
1.Dẫn đầu về triển khai
2.Thí quân lợi nước
3.Việc phối hợp giữa quân với chốt
4.Nước thí thế trận
V PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU :
1.Tấn công và phòng thủ
a.Đẩy lui các mối đe dọa chiến thuật
b.Thế phản công
c.Việc phối hợp giữa quân với chốt
2.Chuyển công xa luân chiến
3.Kỹ thuật chuyển ưu thế sang thắng lợi
VI. PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỔI CÁ NHÂN:
Vấn đề tâm lý trong cờ vua
VII. THUẬN LÝ VÀ NGHỊCH LÝ TRONG CỜ VUA:
THAM KHẢO :
1.Nimzowitsch : Hệ thống của tôi
2.Euwe : Xét đoán và kế hoạch
3.Fine: Trung cuộc trong cờ vua
4.Kmoch : Nghệ thuật chơi chốt
5.Reti : Làm chủ bàn cờ
6.Alekhine : Những ván cờ hay nhất của tôi
CHƯƠNG I : ƯU THẾ Ở CÁNH
Trong các bài trước ( tập2 ) ta đã xem xét vấn đề quan trọng của việc tranh giành trung tâm nhưng không phải chỉ có ở trung tâm mới có hoạt động hữu hiệu :
Nhiều ván cờ , trong nhiều giai đoạn được đặc trưng với hoạt động ở cánh.
Trong phần đầu của tập I chúng tôi đã minh định một thế công chỉ có thể thành công một khi thế cân bằng đã lệch nghĩa là một bên đã đạt được ưu thế chỗ nào đó , việc này có thì xảy ra từ một suy yếu trong thế cờ đối phương từ một ưu thế về quân số hoặc từ một ưu thế của một bên khi áp dụng vào thế công ở cánh nguyên tắc này tối thiểu phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
1.Thế cờ bên cánh của đối phương phải suy yếu nghiêm trọng .
2.Bên công phải đạt đa số chốt ở bên cánh hoặc có sức mạnh quân số ưu thế ở đây.
Trong chương này , chúng ta chỉ bàn về trường hợp thứ nhì mà thôi, việc suy yếu trong chuỗi chốt đối phương sẽ được đề cập tới trong một chương sau. Chương này sẽ đề cập tới các phần sau:
1.Đa số chốt ở cánh
2.Tập trung quân ở cánh
3.Ưu thế không gian ở cánh
4.Chuổi chốt bị chặn
5.Tương quan giữa trung tâm và thế công.
1. ĐA SỐ CHỐT Ở CÁNH:
Thường khi trong giai đoạn đầu của ván cờ . Việc đổi chốt trung tâm xảy ra dẫn tới một cấu trúc chốt không cân xứng
Thí dụ : sau các nước : 1.e4 c5 2.¤e2 ¤f6 3. ¤bc3 d5 4.ed ¤xd5 5. ¤xd5 £xd5 6.d4 cd 7. £xd4 £xd4 8. ¤xd4 Trắng có 3 chốt bên cánh Hậu đối lại đen có 2 . Trong khi đó bên cánh vua Đen có đa số chốt 4 so với 3 . Độc giả còn nhớ trong chương bàn về Chốt ( tập 2 ) khi những thế cờ như vậy xảy ra , thường kết quả bên đa số Chốt cố gắng kiến tạo một Chốt thông. Chính việc kiến tạo một Chốt thông này là mục tiêu chiến lược quan trọng khi có đa số Chốt . Sau đây ta hãy xem xét những trường hợp đa số Chốt có thể kiến tạo được Chốt thông và ảnh hưởng con Chốt được kiến tạo như vậy.
Trong một thế cờ mà hai bên đều nhập thành gần và lực lượng cân bằng , nên có đa số Chốt bên cánh vua hay bên cánh Hậu ? Ai thường xem xét các ván cờ trong báo hay sách chắc chắn sẽ gặp lời phê bình : “ Trắng ưu thế nhờ đa số Chốt cánh Hậu”.Các tay chơi cờ đều rõ là đa số chốt cánh Hậu là một ưu thế , nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao? . Trong chiều hướng giải thích điểm này , ta hãy xem xét trước hết cờ tàn và sau đó trung cuộc .
Ta hãy thí dụ trong tàn cuộc , hai bên điều nhập thành gần , các quân đều đổi hết và vua ở g1 và g8 , Đen có đa số Chốt bên cánh Hậu , Trắng bên cánh Vua . Nếu hai bên đều tiến Chốt cánh của họ , phía đa số Chốt , Đen sẽ có một Chốt thông bên cánh Hậu và Trắng bên cánh Vua . Bây giờ đường tiến tới phong cấp đối với Trắng khó khăn hơn vì Chốt Trắng bị Vua Đen ngăn cản rồi , còn Chốt Đen , ngược lại ở xa hơn nên nguy hiểm hơn vì không bị Vua nào cản trở cả . Tuy nhiên , một điều cần ghi nhớ : trong tàn cuộc một nguyên tắc chiến lược quan trọng ta phải trung tâm hóa Vua nên thường Vua phải nhanh chóng vào lúc thuận lợi nhất tiến vào trung tâm để từ đó có thể trông chừng cả hai bên cánh . Một khi Vua đã được trung tâm hóa việc đa số Chốt cánh Hậu thôi không còn là ưu thế nữa.
Trong trung cuộc , quân Vua hiếm khi được sử dụng như là một quân tích cực, và nhiệm vụ ngăn chặn Chốt đối phương không như ở tàn cuộc không còn là nhiệm vụ riêng rẽ của quân Vua nữa . Tầm quan trọng của đa số Chốt cánh Hậu ở trung cuộc nằm ở chỗ đa số Chốt này có thể tiến lên không sao cả , còn như bên cánh Vua , mọi sự tiến Chốt đều lột trần Vua rất nguy hiểm , không có hàng rào Chốt che chở ,Vua dễ bị quân địch tấn công nguy hiểm.
Tóm lại , ta có thể nói là việc biến một đa số Chốt cánh Hậu để có một Chốt thông thường dễ dàng hơn là đối với đa số Chốt cánh Vua , dù tàn cuộc hay trung cuộc. Trong trung cuộc Chốt cánh Hậu có thể tiến lên mà những gian nguy hiểm cho quân Vua , trong tàn cuộc khi Vua chưa trung tâm hóa ,đa số Chốt cánh Hậu có thể tạo lập Chốt thông ngoài tầm với tới của Vua đối phương
Cho tới bây giờ ta chỉ thí dụ rằng hai bên điều nhập thành gần . Dĩ nhiên nếu hai bên lại nhập thành xa , cánh Hậu lúc đó được coi là cánh Vua rồi . Nếu hai bên nhập thành khác phía thì không còn cánh Vua nữa và những điều nhận xét trên không còn ý nghĩa nữa .
Chúng tôi cần cảnh giác bạn đọc là khi kết luận đa số Chốt cánh Hậu là một ưu thế , chúng tôi đã thí dụ là lực lượng đôi bên cân bằng , trong trường hợp không phải vậy thế cờ sẽ hoàn toàn khác hẳn . Thường một cuộc tấn công bằng quân có thể được ném vào phía cánh Vua có đa số Chốt cánh hậu và việc chống đỡ có thể kém hữu hiệu hơn vì việc thiếu một Chốt bên cánh Vua ( khi chuyển Chốt này sang cánh Hậu với ưu thế đa số Chốt cánh Hậu ) Như vậy với cấu trúc Chốt f2 , g2 , và h2 chống lại g7 , h7 , khả năng đẩy lui tấn công đã giảm thiểu vì việc thiếu hụt Chốt f7 . Rồi sau đó nếu Đen bị Tượng ở d3 và Hậu ở h5 nhắm vào Đen sẽ phải suy tính kỹ lưỡng trước khi chống đỡ với g6 , vì phải chú ý tới nước thí ¥xg6 , điều này sẽ không thể xảy ra được nếu Đen có Chốt ở f7 . Lấy một trường hợp khác : Khi Đen có đa số Chốt cánh Hậu , có nghĩa Đen đã cho bên trắng đa số chốt cánh Vua (4/3 ) . Trắng có thể gây áp lực rất cao lên Chốt f7, còn có thể dùng Chốt e và f tấn công phá thành Vua Đen .
Sau khi đã trình bày vài điều kiện hạn chế chúng ta có thể tuyên bố rằng đa số Chốt cánh Hậu có một giá trị lớn lao nhất và lâu dài nhất trong những thế cờ mà Vua chưa trung tâm hóa được trong đó lực lượng đà giảm đủ nhiều để không sợ thế công với quân vào Vua . Những thế cờ như vậy thường xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp giữa trung cuộc và tàn cuộc . Nó bao gồm những thế cờ trong đó Hậu đã bị đổi nhưng còn Xe và quân nhẹ hoặc những thế cờ trong đó còn Hậu có quân nhẹ yểm trợ nhưng không còn Xe nữa.Và bây giờ vài thí dụ minh họa :
Bronstein – Kotov Giải vô địch Liên Xô thứ 16
Thế cờ hình 195 cho thấy thế đặc trưng cấu trúc Chốt cho phép Trắng sử dụng đa số chốt cánh Hậu . Phải thừa nhận đa số Chốt Trắng tự nó chỉ là 1 ưu thế nhỏ và nếu không nhờ vị trí ¤a6 và ¥f6 của Đen không thuận lợi ,Trắng cũng khó khai thác được ưu thế đa số Chốt cánh Hậu này.
17...¤c7 18.¥h5 Với nước hay này Trắng gây suy yếu thành Vua Đen rất nhiều , Đen phải đỡ với g6 và sau đó có lẽ cũng phải đi luôn f6 sau Này để đuổi con Mã khó chịu ở e5 . Đen sẽ gặp nhiều khó khăn bảo vệ Vua mình , ngoài ra hàng 7 cũng bị yếu đi , một yếu tố quan trọng trong một thế cờ tàn Hậu có thể xảy ra 18...g6 19.¥e2 ¤e8 20.f3 nước đi này hạn chế tầm hoạt động quân Tượng Đen cùng lúc sửa soạn cho Vua trung tâm hóa khi các quân được trao đổi .
20… £e7 21.¦xd8 ¦xd8 22.¦d1 ¦xd1+ 23.¥xd1 số quân còn lại thuận lợi cho Trắng khai thác ưu thế đa số Chốt cánh Hậu . Bây giờ Trắng phải bố trí các quân sao cho thuận lợi nhất để sau đó khởi công tấn Chốt . Dù việc đổi Hậu không lợi cho Trắng , Trắng không sợ gì phải đổi các quân nhẹ nhất là khi việc trao đổi đó không ngăn trở Trắng tạo lập một Chốt thông .23… f6 24.¤d3 ¤c7 25.¥b3 ¢g7 26.a4 £d6 27.c5 bxc5 28.¤xc5 ¥c8? Đen nhận thấy thế cờ không thể cầm cự được nếu đổi hết hai quân nhẹ nhưng dù sao Đen nên để cho đổi hết một quân với ¥d5 thay vì phá vỡ thế liên hoàn các quân với nước thoái Tượng này 29.b5 e5
Thế cờ này rõ rệt thắng lợi nghiên về Trắng . Bây giờ Trắng phải đưa Vua lên f2 rồi không cho Hậu Đen xâm nhập hàng 2. Với ô d2 yên ổn rồi , Hậu Trắng mới tự do lo chỗ khác để đưa lên c4 hăm dọa trên đường chéo a2 – g8 , cùng lúc việc tấn Chốt cánh Hậu cũng phải được thực hiện . Nếu Trắng theo kế hoạch đó Đen sẽ không còn cách phản nữa vì mổi nước tấn Chốt cánh Vua chỉ lột trần thêm Vua Đen mà thôi . Tuy nhiên Trắng lại chọn một kế hoạch khác và quyết định giải quyết ván cờ với đòn chiến thuật . Trắng đổi Hậu và nghĩ rằng sẽ thắng cờ khi hơn một quân sau đó . Nhưng Trắng chợt nhận thấy khi quá trễ rồi rằng việc đó chỉ dẫn tới thế hòa cơ ø30.¤e4? £b6! 30...£b4? 31.£c1 31.£xb6 Bây giờ 31.¢f2 không còn ích lợi nữa vì Đen có thể trả đòn 31... ¥e6 cho phép Vua đen chuyển sang cánh Hậu 31...axb6 32.¤d6 ¥d7 33.¥c4 ¤a8! 33...¢f8? 34.a5 ¢e7 35.axb6 ¢xd6 36.b7! 1–0 34.¥d5 ¤c7 Bây giờ Trắng mới nhận thấy việc hơn quân chỉ dẫn tới thế cờ hòa . 35.¥b7 ¥e6! 36.a5 bxa5 37.b6 ¤d5! 38.¥xd5 ¥xd5 39.b7 ¥xb7 40.¤xb7 a4 41.¢f2 a3 42.¤c5 a2 43.¤b3. Bỏ ra ngoài khả năng trên , Trắng không còn cách gì nữa cả vì việc đổi Hậu đã để cho Đen chuyển Vua sang cánh Hậu phòng ngừa Chốt thông có thể xảy đến 35.¥c6 35...¥e6 36.¤b7 ¢f7 37.a5 bxa5 38.¤xa5 ¢e7 39.¢f2 ¥d7 cũng an toàn là 39...¢d6 40.b6 ¤a6 41.¥b7 1/2–1/2
Ván cờ cũng hòa sau 41.¥xd7 ¢xd7 42.¢e3 ¤c5 43.f4 exf4+ 44.¢xf4 ¢d6! ½–½
Sau nước đi trên ván cờ được thuận ý hòa vì Trắng không thể khai thác quân Chốt thông .
Nếu muốn khai thác một đa số Chốt , quan trọng là đa số chốt này phải cơ động . Thường khi một đa số chốt cánh Vua có giá trị nhiều hơn một đa số Chốt cánh Hậu bị tê liệt.
Ván cờ sau đây cho thấy Đen đã cho hẵn một Chốt chỉ để làm tê liệt đa số Chốt của đối phương như thế nào.
Spielmann – Coke
Dortmund 1928
Trắng vừa chuyển Mã từ c3 lên a4 nhằm ngăn ngừa ¥c5 và sửa soạn cho nước đẩy Chốt c5. Tuy nhiên Trắng đã để cho Đen thời cơ trả đòn thật bất ngờ ø17...b5! Bây giờ Trắng có tới hai Chốt đa số bên cánh hậu nhưng đa số này rời rạc nên giá trị không là bao . Mọi cố rắng tạo lập Chốt thông sẽ gặp nhiều khó khăn . Còn Đen thì có ô d6 rất đẹp cho quân Tượng nhờ đó có thể khởi công mạnh lên cánh Vua Trắng 18.cxb5 ¥d6 19.¦ae1 £e7 20.¥d3 ¤e5! một thí dụ rất hay về trung tâm hóa quân . Đường hướng 21.¥xf5 ¦xf5 22.¦xf5 ¤f3+ 23.¦xf3 £xe1+ 24.¦f1 ¥xh2+ không hay cho Trắng 21.¢h1 21...f4! 22.¦e2? chỉ thua mau thêm . khả năng duy nhất phản công là 22.¤c5!; rồi ¤e6 hoặc ¤e4. Dĩ nhiên 22.¦xf4?? ¦xf4 23.£xf4 ¤xd3 22...¦ae8 23.¤c3 £h4 24.¤e4 ¤g4 25.h3 không hơn gì với 25.g3 £h3! hoặc 25.£g1 ¤xh2 26.£xh2 £xh2+ 27.¢xh2 f3+ 25...f3! 26.¦xf3 ¦xf3 27.¤f6+ ¢f7! 0–1
Bây giờ ta hãy xem xét một khai cuộc dựa trên việc tạo lập và khai thác một đa số Chốt , đây là thế biến đổi quân trong ván cờ Tây Ban Nha mà Lasker gặt hái được nhiều thành công .
Lasker – Janowsky / trận đấu 1909 ( Ván cờ Tây Ban Nha biến 4. .¥xc6 )
1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥b5 a6 4.¥xc6 dxc6 5.d4 exd4 6.£xd4 Tính cách thế cờ bây giờ rõ rệt , với việc đổi Chốt trung tâm , Trắng có đa số chốt cánh vua để cho Đen đa số Chốt cánh Hậu nhưng lại bị chồng Chốt . Tuy nhiên Đen có cặp Tượng , khai thác rất hiệu quả trong các thế cờ thoáng như vậy. Kế hoạch bên trắng bây giờ là đơn giản cờ để có thể sử dụng đa số Chốt tạo Chốt thông hầu khai thác trong tàn cuộc . Còn Đen phải tìm kiếm cơ hội trong cách chơi các quân . Ngay từ năm 1884 Steinitz đã có ngay phương pháp đúng đắn cho Đen , trong ván cờ với Lasker , ông đã tiếp tục : 6...£xd4 7.¤xd4 c58.¤e2 ¥d7 9.¤bc3 0–0–0 10.¥f4 ¥c6 với thế cờ hay . Sau này Alekhine cũng có phương pháp rất hay : 7...¥d7 8.¥e3 0–0–0 9.¤d2 ¤e7 10.0–0–0 ¦e8! 11.¦he1 ¤g6 12.¤e2 ¥d6 13.h3 f5 và Đen khá hơn. 6…¥g4
Ý định nước đi nầy có ý đổi Mã ở f3 và phá tan cấu trúc Chốt thành Vua Trắng . Tuy nhiên điều này lại không hợp lý vì Chốt chồng Trắng vẫn cơ động nhiều hơn so với Đen . Để có thuyết phục điều đó , ta hãy giả sử cuộc đổi quân đã thực hiện rồi và Trắng bị Chốt chồng ở f2 và f3 . Như vậy Trắng có khả năng chơi Chốt f3 lên f5 có quân yểm trợ , sau đó tiến Chốt f2 lên f4 rồi tiến Chốt e5 , sau đó ép buộc tạo lập Chốt thông , dĩ nhiên Trắng chỉ còn phải chú ý Đen không phá tan kế hoạch trong trứng nước khi ngăn chặn Chốt chồng trước khi nó có thể khởi sự tiến lên . Cho nên Trắng phải đề phòng nước g5 sau đó ¤g6 . Khi ta xem xét Chốt chồng Đen bên cánh Hậu hình ảnh hoàn toàn khác hẳn , không có cách nào tạo lập một Chốt thông .Như vậy ta thấy đa số Chốt bên Trắng cơ động nhiều hơn , lý do là Chốt e4 nằm trên một cột nữa mở ( không có Chốt địch ngăn chặn trên cột e ) 7.¤c3 £xd4 Với nước này Đen từ bỏ kế hoạch phá tan cấu trúc Chốt Trắng thành ra nước thứ 6 của Đen chỉ mất nước vì tượng này lúc nào cũng có thể bị đuổi vời f3 8.¤xd4 0–0–0 9.¥e3 ¥b4 10.¤de2! Sau 10.f3 ¥xc3+ 11.bxc3 ¥d7 12.¢f2 Trắng vẫn có thế cờ hay hơn nhưng sẽ còn Tượng khác màu khi đổi Mã , Đen rất nhiều cơ may hòa cờ. 10...¥xe2? một đánh giá sai lạc hoàn toàn về tính cách chiến lược của thế cờ . Đen đã từ bỏ qua bài tẩy duy nhất (cặp Tượng ) chỉ để cho Trắng Chốt chồng , nhưng triển vọng của Đen bên cánh Hậu không mảy may khá hơn được . Đúng là ø10...¤e7 11.f3 ¥d7 rồi f4 và Đen có thể sử dụng lối chơi với các quân để phản kích 11.¢xe2 ¥12.bxc3 Bây giờ ta phải đánh giá thế cờ này như thế nào?
Hai bên đều có Chốt chồng cả. Chốt chồng trắng cùng cánh với đa số Chốt đen lại còn cô lập nữa Nhưng dù Chốt chồng có yếu kém khi nói tới cơ động , Chốt chồng lại rất kiến hiệu trong phòng thủ . Trong thế cờ này , Chốt c2 ,c3 cũng ngăn chặn kiến hiệu việc tạo lập Chốt thông Đen y như Chốt ở b2 , c2 . Còn trên cánh Vua chỉ là vấn đề thời gian trước khi trắng có thể tạo được Chốt thông . Ngược lại tượng Trắng lại thật tích cực.
Có thể nói Trắng có ưu thế chiến lược rõ rệt ,dù không có những sai lầm chiến thuật nhỏ của Đen sau này Lasker vẫn thắng cờ được. 12…¤f6 Cuối cùng con Mã hướng về c6 để từ đó nó có thể ngăn chặn quyết liệt Chốt Trắng tiến lên. Dù con đường thẳng tới c6 với 12...¤e7 bị 13.¥c5 ngăn chặn , vẫn còn một đường nhanh hơn là lối đi Đen đã chọn; 12...b6 13.¦ad1 ¤e7 rồi sau đó c4 và ¤c6 13.f3 ¤d7 14.¦ad1 ¤e5 Điều này lại lỡ hai nước . Hay hơn nên 14...b5 rồi c5 và ¤b8-c6 15.¦d4 b6 16.f4 ¤d7 17.¦hd1 c5 18.¦4d3 ¤b8 19.¢f3 ¦de8 Đen nghĩ dựa vào cặp xe , Đen có thể ngăn chặn Chốt tiến lên . Chỉ có điều Vua Đen bị ngăn chặn một thời gian dài khỏi nơi cần yếu , bên cánh Vua có đa số Chốt trắng . Việc đổi xe có lẽ cho Đen nhiều triển vọng hơn . 19...¦xd3 20.¦xd3 (20.cxd3 ¢d7) 20...¦d8 . 20.f5! Nước đi này đi ngược lại nguyên tắc chỉ tiến Chốt nào không có Chốt địch đối đầu trước tiên . Nhưng nước đi nầy hợp với thế cờ . Nếu theo nguyên tắc ,nước đi 20.e5?sẽ sai lầm trong thế cờ này vì việc tiến Chốt f sẽ gặp nhiều khó khăn vì Chốt e5 sẽ không ai bảo vệ .Nước trong ván cờ cực mạnh vì cho phép Tượng đi f4 để từ đó nó có thể có vai trò tích cực 20...f6 20...¤c6 không hay gì hơn 21.¥f4 ¦e7 22.¦e1 ¦he8 23.¦d5 ¤e5+ 24.¥xe5 ¦xe5 25.¦xe5 ¦xe5 26.¢f4 f6 27.¦d1 và Trắng vẫn khởi động Chốt g4 , h4 , g5 21.g4 ¦e7 22.¥f4 ¦he8 23.¦e3 ¤c6 24.g5 ¤a5 quân Mã ở c4 cũng không hay hơn gì ở c6. Đen không còn khả năng cải thiện thế cờ . Nước đi fg do Alekhine đề nghị không hay 24...fxg5 25.¥xg5 ¤e5+ 26.¢f4 ¦d7 27.¦d5! và Trắng có thể thúc Chốt e tiến lên vì 27…¦xd5? 28.exd5 lỗ một quân Đen 25.h4 ¤c4 26.¦e2 ¦f7 27.¦g1 ¢d7 có lẽ hay hơn chút đỉnh 27...g6 Trắng sẽ phải tiếp tục với 28.fxg6 hxg6 29.gxf6 ¦xf6 30.¦g5 rồi h5 28.h5 ¤d6? Chỉ giúp thêm cho nước đột phá quyết định . 29.h6! fxg5 Không thể 29...g6 30.fxg6 hxg6 31.gxf6 ¦xf6 32.e5 ¦fe6 33.¦d2 30.¦xg5 g6 Lỗ một Chốt . Nhưng sau 30...gxh6 31.¦h5 thế cờ chỉ vô vọng trước cặp Chốt thông liên kết 31.fxg6 hxg6 32.¦xg6 ¦ef8 33.¦g7 ¦xg7 34.hxg7 ¦g8 35.¦g2 ¤e8 36.¥e5 ¢e6 37.¢f4 ¢f7 38.¢f5 1–0
Tài liệu từ Bác Quách Anh Tú
COMMENTS