3. ƯU THẾ KHÔNG GIAN Ở CÁNH . Thường khi một cấu trúc Chốt nào đó hay cho một bên ưu thế về không gian . Dù ngay khi lực lượng câ...
3. ƯU THẾ KHÔNG GIAN Ở CÁNH .
Thường khi một cấu trúc Chốt nào đó hay cho một bên ưu thế về không gian . Dù ngay khi lực lượng cân bằng ,ưu thế này có thể trở nên một tiền đề cho tấn công . Đặc tính hay nhất của ưu thế không gian bên cánh nằm chỗ Chốt cơ động tại đó .
Trong hình , Chốt cánh Vua Đen bị chặn bởi Chốt e5 trong khi Trắng cũng bị như vậy bên cánh Hậu với Chốt c4. Nếu Đen chơi f6 hay f5 Đen sẽ có Chốt yếu “e” sau khi Trắng đáp lại ef . Nếu Đen lại cố gắng g6 hay g5 Đen sẽ có điểm yếu nguy hiểm ở f6 . Bên cánh Hậu , chính Trắng đang gặp vấn đề về cơ động Chốt .
Thông thường có hai cách khai thác ưu thế không gian ở cánh : tấn công cánh với các quân hoặc tấn Chốt . Trường hợp thứ hai , mục đích nhằm mở đường ( cột, đường chéo ) cho thế công hay nhằm hạn chế cờ đối phương . Trong hình Trắng sẽ phải tiến hành với f4 , g4 , và f5 và sau đó , tùy hoàn cảnh sẽ phe hoặc f6 . Bên cánh Hậu , đen đặc trưng với thế công b5 , a5 , và b4. Cũng cần phải chú ý về việc tiến Chốt trên cần phải được sửa soạn kỹ lưỡng với cách bố trí quân thích hợp. Các quân cũng có thể được bố trí sao cho có thể phá tan việc tiến Chốt của đối phương . Thí dụ một Tượng Đen ở trên đường chéo a8-h1 có thể ngăn chặn Trắng chơi g4 nếu Vua Trắng còn ở g1.
Bây giờ ta có thể xem vài thí dụ :
Botvinnik - Reshevsky
Avro Kỳ đài 1938 ( Khai cuộc Anh )
1.c4 e5 2.¤c3 ¤c6 3.g3 g6 4.¥g2 ¥g7 5.e3 d6 6.¤ge2 ¤ge7 6...¥d7 hay hơn 7.d4 exd4 8.exd4 0–0 9.0–0 ¤f5 10.d5 ¤e5 10...¤cd4 11.b3 a5 12.¥b2 ¤d7
Sức mạnh Chốt d5 được ¥g2 gia tăng rất nhiều nên cánh Hậu Đen hoàn toàn tê liệt. Kế hoạch đúng cho Trắng bây giờ là tiến Chốt cánh Hậu và đột phá “c5” vào lúc thuận tiện 13.a3! ¤c5? Vì Trắng đang âm mưu b4 , nước đi nầy mất nước , hửu ích hơn phải là 13...¦e8 14.b4 ¤d7 Sau 14...axb4 15.axb4 ¦xa1 16.¥xa1 ¤a6 17.£b3 Quân ¤a6 không hay lắm chứng tỏ nước đi vừa rồi của Đen không có ý nghĩa vì cả.
15.£b3 ¤d4 16.¤xd4 ¥xd4 17.¦ad1 ¥g7 18.¦fe1 axb4 19.axb4 ¤f6 Đen dù sao cũng phải triển khai quân Tượng đâu đó , nhưng nước đi nầy giảm việc kiểm soát ô c5 nên cho Trắng dể dàng đột phá 20.h3! h5 Ý định bảo đảm ô f5 cho quân Tượng có thể đuổi với g4 . Tuy nhiên sau nầy cho thấy quân Tượng ở f5 hay d7 đều không hay cả 21.c5! ¥f5 22.¤b5 ¥d722...¦e8 23.¤d4 ¥d7 24.c6 bxc6 25.dxc6 ¥c8 26.b5 Trắng ưu thế rõ rệt . Trắng lúc nào cũng có thể tạo lập một Chốt thông nguy hiểm với b6 23.c6! bxc6 24.dxc6 Nước tiến Chốt c6! Trắng đã phá tan thế cân xứng trong cấu trúc Chốt nhưng Trắng cũng không thể thỏa mãn với việc dễ dàng dọn lối cho con Chốt tới ô phong cấp , quân Đen bố trí quá tồi tệ , thông thường Trắng có thể quyết định nhanh hơn với đòn phối hợp 24…¥c8 ( hình )
Mọi nước Tượng khác đều không ổn thỏa 24...¥f5 25.¤d4 £c8 26.¦e7; 24...¥e6 25.¦xe6! fxe6 26.¤d4 £e7 27.¤xe6 £f7 28.¥xf6 ¥xf6 29.¥d5 ¢h8 30.¤f4 £g7 31.£d3 Trắng thắng. 25.¤xd6! Một đòn phối hợp đẹp mắt . Rõ rệt là 25...cxd6 26.c7 không thành vấn đề , nhưng Đen hy vọng tự cứu với nước đi sau. 25… ¥e6 26.¦xe6! fxe6 27.¤f5! £e8 Không hy vọng bao nhiêu với 27...£xd1+ 28.£xd1 exf5 29.b5 ¦ab8 30.£b3+ ¢h7 31.¥a3 28.¤xg7 ¢xg7 29.¦d7+ ¦f7 30.¥e5 Ăn Chốt c7 vì 30...¦c8 sẽ bị 31.£f3. Hai Chốt thông liên kết có cặp Tượng yểm trợ sắp quyết định nhanh chóng ván cờ 30…¢g8 31.¦xc7 ¦xc7 32.¥xc7 ¦a1+ 33.¢h2 ¦a7 34.¥e5 ¦f7 35.c7 ¤d7 36.£c2 ¦f8 37.c8£! 1–0 Đen buông cờ
Ván cờ sau đây chứa đựng một ý niệm rất đáng chú ý . Trắng có ưu thế bên cánh Vua , ép buộc đối phương phải phòng thủ thụ động trên các điểm bị tấn công sau đó bất ngờ Trắng chuyển cánh sang tấn công cánh Hậu mà Vua Đen vừa chuyển về ẩn núp . Một sự di chuyển mặt trận như vậy thường là hậu quả thế công cánh vì bên phòng vệ có quân bố trí quá tồi tệ kết quả của sự việc phải đối phó liên tục với các đe dọa chiến thuật của đối phương nên không thể tập trung dể dàng quân lại đúng lúc nhằm bảo vệ cánh kia .
Keres – Euwe Trận đấu năm 1939, ( Phòng thủ Nimzowitch )
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.£c2 ¤c6 5.¤f3 0–0 6.¥g5 h6 7.¥h4 d6 8.e3 8.a3 hay hôn8...£e7 9.¥e2 e5 10.d5 ¤b8 11.¤d2! Nước đi nầy có mục tiêu chiến thuật cũng như chiến lược. Dưới khía cạnh chiến thuật Trắng ngăn ngừa đối phương thiết lập một thế công mạnh lên cánh Vua 11.0–0 ¥xc3 12.£xc3 g5 13.¥g3 ¤e4 14.£c2 f5 . Còn về chiến lược Trắng sửa soạn nước tiến f4 sau khi nhập thành gấn như vậy Trắng sẵn sàng đạt ưu thế trên cánh Vua 11...¤bd7 không được 11...¦e8? 12.¥xf6 £xf6? 13.£a4 Đen lỗ quân
12.0–0 a5! Chốt Trắng d5 cho Trắng ưu thế không gian bên cánh Hậu nên Đen thiết lập rào chặn không cho Trắng khai thác ưu thế` đó . Bây giờ Trắng khó thể tiếp tục 13.a3? ¥xc3 14.£xc3 a4! vì các Chốt sẽ bị chặn mất. 13.¦ae1! Tiếp tục kế hoạch tấn Chốt f4 . Đen có thể phá ngang ý định của Trắng với 13...¥xb4 14. £xc3 e4 nhưng Trắng lại có thể mang Mã sang d4 để có hai cách thức chơi tích cực , bên cánh Hậu sau nước sửa soạn b3 và b4 , Trắng sẽ tấn được c5, bên cánh Vua vào lúc thuận tiện , Trắng có thể mở cột f với f3 và mở thế công cánh Vua 13...¦e8 14.f4 ¥xc3 Không thể tiếp tục 14...exf4? 15.exf4 vì Đen sẽ mất quyền kiểm soát cột “e” vì chậm trễ khai triển . Nước đi trong ván cờ rất đúng vì Đen muốn giải tỏa bớt áp lực thế công Trắng lên cánh Vua qua việc đổi quân 15.£xc3 ¤e4! 16.¤xe4 £xh4 17.g3 £e7 18.¥g4! Về chiến lược rất hay Trắng sẽ tấn Chốt “f” lên f5 để có ưu thế không gian bên cánh Vua , như vậy quân Tượng sẽ bị che lắp vì Chốt d5 va f5 nên Trắng muốn đổi nó trước 18...¤f6 19.¤xf6+ £xf6 20.¥xc8 ¦axc8 21.¦f2 Bây giờ và các nước sau Đen không thể đổi quân ở f4 vì sẽ gây cho Chốt cánh Vua trở nên rời rạc hẳn đi . 21...exf4 22.£xf6 gxf6 23.¦xf4 ¢g7 24.e4 ¦e7 25.¦ef1 . Vì vậy Trắng vời lại nước f5 cho tới khi có thể chơi nước nầy thêm lợi nước . Chú ý là 21.£xa5 không hay vì 21..exf4 và £:b221...b6 22.¦ef1 £g6 23.f5! £f6 24.e4
Nhờ Chốt ở f5 Trắng có ưu thế không gian bên cánh Vua . Kế hoạch bên Trắng sửa soạn cho nước đột phá g4 , g5 ( thí dụ : g4 , £g3 , h4 ,và g5 ) Đen hơi kẹt vì phải giữ Hậu ở f4 vì hiện tại không thể di chuyển khỏi nơi đó được bởi sợ nước f6 sẽ góp thêm sức mạnh vào thế công . Bây giờ Đen muốn chuyển Vua sang cánh Hậu cho đúng nguyên tắc đã nêu trong chương bàn về Vua ( tập 1 ) . Nhưng trước đó Đen phải phòng ngừa một cuộc đột phá có thể xảy ra bên cánh Hậu với b3 , a3 , b4 , c5 của Trắng để nơi ẩn náo mới cho Vua không thể bị nguy hiểm được
24..c6! 25.dxc6 ¦xc6 26.a4 Chặn mối đe dọa 26... b5 26.. ¢f8 27.¦d1 ¦ec8 28.b3 ¢e7 29.£f3 ¢d7 30.h4 ¢c7 31.¢f1
Vua Trắng cũng rời bỏ cánh Vua lý do để không cản trở hoạt động các quân Trắng
31... ¢b7 32.¢e2 ¦8c7 33.¦h2 £d8 Vua Đen an toàn rồi và Hậu Đen không còn phải canh chừng ở f6 vì sắp có Chốt thế vào, như vậy nước đột phá g5 sẽ khó thực hiện .Nếu Trắng muốn ngừa 34... f6 với 34. f6 Đen trả đòn 34. g6! ( mạnh hơn nước 34... £:f6 35. £:f6 gf 36. ¦f2 hoaëc 34... gf 35. ¦f2 ) và thế cờ đạt được cho thấy Trắng không thể mở cột bên cánh Vua được nữa ( thí dụ 35. h5 g5 ) 34.g4 f6 35.¦g2 ¦c8 36.¦g3 Trắng muốn đột phá thật kỷ lưỡng , chiếm lĩnh cột “h” sẽ mở . Sau 36.g5 hxg5 37.hxg5 £h8 Đen có thể chống đở được 36...£d7 Để có thể đáp lại 37. g5 với 37...hg 38.hg ¦h8 37.£d3 £f7 38.¦h1 ¦h839.¦hh3! ¦cc8 40.g5! Sau 40.£xd6? ¦cd8 41.£a3 ¦d4 rồi ¦hd8 Đen có phản kích mạnh trên cột “d” mở 40...hxg5 41.hxg5 £c7 42.£d5+ ¢a7 43.¦d3 ¦xh3? Với nước đổi Xe nầy Đen từ bỏ cột mở , chỉ làm thua nhanh thêm .Trong tàn cuộc Xe với 43...fxg5 44.¦xh8 ¦xh8 45.£xd6 £xd6 46.¦xd6 ¦h4 Đen vẫn còn vài cơ may hòa cờ. Thí dụ : 47.¢f3 ¦h3+ 48.¢g4 ¦xb3 49.¦d7+ ¢a6! 44.¦xh3 fxg5 45.¦h7 £e7 46.¢f3 ¦f8 47.¢g4 ¦f7 Ngừa nước 8. £e6 với 48... £:e6 49. fe ¦e7 48.b4! Nước đột phá quyết định vào thành Vua Đen . Đáng chú ý sức mạnh quân Hậu được trung tâm hóa.48..axb4 49.a5! £b7 Bây giờ bỏ hai Chốt nhưng 49...bxa5 50.£xa5+ ¢b7 51.£xb4+ ¢c7 52.£a5+ Đen không thể thoát được , thí dụ : 52...¢d7+ (hay 52...¢c6 53.£a6+ ¢c7 54.¦h8 ¦f8 55.£a7+) 53.£a7+ ¢e8 54.£b8+ ¢d7 55.£b7+ ¢e8 56.£c8+ £d8 57.¦h8+ thắng cờ 50.axb6+ ¢xb6 51.£xd6+ ¢a7 52.£xe5 b3 53.¦h3! ¦f6 Không thể 53...b2 54.¦a3+ 54.£d4+ ¦b6 Các khả năng khác 54...£b6 55.£d7+ ¢a6 56.£a4+; 54...¢b8 55.¦h8+ ¢c7 56.¦d8 đều không hiệu quả.
55.¦xb3 1–0 Đen buông cờ.
Trong những thế cờ mà một bên tạo lập được ưu thế không gian với f5 như trong ván cờ trên , thường rất lời khi tiếp tục tấn Chốt khác lên để mở cột tấn công với quân nặng , nếu không , thế công với quân thường ( thí dụ : Hậu + quân nhẹ ) sẽ kém kiến hiệu và có thể bị ngăn chặn . Việc tấn Chốt sửa soạn đột phá ngoài việc mở cột tấn công còn tạo lập yếu kém trong thế cờ đối phương ,, đoạt phá , khiên Chốt của Vua địch và còn có thể tạo một Chốt thông . Có thể xem ở đây ,nước đột phá là một phương cách quan trọng trong việc khai thác một ưu thế không gian ở cánh .Nó đã đóng vai trò quan trọng trong hai ván cờ trên . Thường khi nước đột phá đã được tiến hành với những phương tiện thế trận xuyên qua việc sửa soạn kỷ lưỡng trong bố trí quân và Chốt sao cho thật thuận lợi . Cũng có khi ta không đủ thì giờ sửa soạn kỷ lưỡng nên các phương cách chiến thuật , đòn chiến thuật , phối hợp đã được sử dụng như trong thí dụ sau đây: ( Hình )
Tài liệu từ thầy : Quách Anh Tú
COMMENTS