2. NƯỚC TIẾN CHỐT B5 CỦA ĐEN : Khả năng thứ hai để chống lại thế công thiểu số là tiến chốt b5. Trong ván cờ cuối ở trên ta đã th...
2. NƯỚC TIẾN CHỐT B5 CỦA ĐEN :
Khả năng thứ hai để chống lại thế công thiểu số là tiến chốt b5. Trong ván cờ cuối ở trên ta đã thấy việc tiến chốt sai lầm nầy và từ đó ta có thể xác định nguyên tắc sau :” Chỉ có thể tiến b5 đối với Đen khi nào Trắng đã chơi b4 rồi”.
Một thế cờ đặc trưng trong hình
Mục tiêu của Đen nhằm chiếm lĩnh ô c4 cho quân Mã . Điểm yếu kém chính của thế cờ Đen là chốt c6 mà Trắng có thể tấn công với Mã ở e5 hoặc với quân nặng trên cột c ; sau khi có thể mở cột trung tâm với e4 , Trắng có thể gia tăng áp lực lên chốt c6 với việc bố trí Tượng ở f3 hay e4 . Trắng cũng có thể sử dụng điểm yếu ở c5 để bố trí con Mã.Một khả năng khác cho Trắng Là tiến a4 như trong hình . Ở đây Trắng có Thể mở cột “ a” và có thế cờ tích cực nơi đó. Tuy nhiên Trắng có một yếu kém ở b4 mà Đen có Thể tấn công được. Ta thấy rõ ràng là nước tiến b5 cho Trắng Nhiều khả năng rất tích cực , như vậy Đen phải phán đoán rất kỹ lưỡng thế cờ trước khi quyết định tiến chốt b5 quan trọng nầy.
Trong thí dụ đầu tiên sau, Đen đã tiến chốt b5 không đúng lúc.
Gambit Hậu
FILIP - SEZEK
Marianske Lazne 1951
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.cxd5 exd5 5.¥g5 ¥e7 6.e3 c6 7.£c2 ¤bd7 8.¥d3 ¤f8 Nước điều quân Mã về e6 cũng thường xảy ra trước khi nhập thành, nhưng điều nầy cũng có bất lợi của nó. 9.¤f3 ¤e6 10.¥xf6! Nước đổi quân nầy luôn luôn có lợi trong những thế cờ như vậy . Thật lạ là nước đổ quân nầy chỉ thay thế nước thoái máy móc 10.¥h4 gần đây mà thôi 10...¥xf6 11.0–0 g6 12.b4 0–0 13.¤a4 a6 14.¤c5 £e7 15.¦ab1 ¤g7 Bên Đen có nhiều triển vọng hơn với 15...b6 nhưng không dễ dàng gì quyết định như vậy. Nước trong ván cờ được chơi một cách thông lệ không dẫn tới đâu vì cả kiểu cách điều quân nầy sẽ mất mấy nước 16.a4 b5? Kế hoạch bên Đen nhằm kiểm soát ô c4 rồi bố trí quân Mã vào đó tự nó rất hay về chiến lược.
Khốn thay trong thế Cờ nầy kế hoạch lại sai lầm về chiến thuật vì để cho bên Trắng có thế công không đỡ được trên cột “a” nhất lại có Mã mạnh đóng ở c5 giúp sức rất lớn. 17.¤d2 ¤f5 18.¤db3 ¤d6 19.¦a1 ¥d7 20.¦a2! ¤c4 21.¦fa1 ¦ab8 22.axb5 axb5 23.¦a7 ¦fd8 24.¦1a6 Xe Trắng xâm nhập phòng tuyến Đen gây tê liệt hoàn toàn thế cờ Đen 24…£e8 25.¦c7 ¥e7 26.¦aa7 ¥xc5 27.¤xc5 ¤b6 28.¤xd7 ¦xd7 29.¦xd7 ¤xd7 30.£xc6 ¤b6 31.£xe8+ ¦xe8 32.¦b7 ¤c4 33.¦xb5 1–0 Bây giờ Đen xem như thua rồi, tuy nhiên ván cờ còn lê thê 20 nước nữa.
Trong ván cờ sau Đen đã lựa chọn thời cơ thích hợp hơn để tiến chốt lên b5
Gambit Hậu
PACHMAN - AVERBACH
Saltsjobaden 1952
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 d5 4.¥g5 ¥b4+ 5.¤c3 h6 6.¥xf6 £xf6 7.cxd5 exd5 8.¦c1 có lẽ nước hay hơn 8. £a4+ nên chơi hơn 0–0 9.a3 ¥xc3+ 10.¦xc3 c6 11.e3 ¦e8 12.¥e2 a5! Đòn chiến thuật quan trọng nầy thường xảy ra trong thế công thiểu số. Sau khi trắng tiến b4 Đen ép mở cột “a” cùng lúc gây suy yếu chốt b4 của Trắng. Sau đó thời cơ chơi b5 rất thuận lợi. 13.0–0 ¥g4 13...a4 chốt yếu kém nầy sớm muộn phải cần tới b5 và lúc đó Đen có kịp chuyển Mã sang c4 kịp thời không đó là vấn đề. 14.b4 axb4 15.axb4 ¤d7 16.£b3 hình
Tức khắc 16.b5? sẽ bị 16… c5Có lẽ còn hay hơn Nước đi trong ván cờ là 16.£c2 trì hoãn nước £b3 cho tới khi Đen đi ¥f5 để sau đó Trắng giữ lại Mã để có thể hoạt động hữu hiệu ở c5 nếu Đen quyết định tiến b5.16...b5! Đúng thời cơ Đẩy chốt. Với nước tiến chốt nầy Đen cân bằng Cờ 17.¦fc1 ¦e6 18.£b2 18.¤e5 ¥xe2 19.¤xd7 £e7 20.¤e5 ¥c4! Ta gặp trường hợp hiếm hoi quân Tượng chứ không phải quân Mã chiếm lĩnh ô c4.Nước đi trong ván cờ lót đường cho việc trao đổi quân nặng,điều cần thiết đối với Trắng nếu không muốn rơi vào thế kém
18...¥xf3! 19.¥xf3 ¤b6 20.¦a3 ¦ee8 21.¦xa8 ¦xa8 22.¦a1 £d8 23.h3 ½–½
Hòa cờ
Sau khi đã xem xét nước tiến b5 Đen chơi có hiệu quả , ta có thể xác định những điều cần thiết cho việc sử dụng nước b5 đáp lại thế công thiểu số như sau:
1.Đen phải có khả năng phòng vệ tích cực bảo vệ chốt yếu c6.
2.Đen phải sẵn sàng chiếm lĩnh cột “a” mở hoặc ít nhất vô hiệu quá áp lực bên Trắng trên cột đó.
3.Đen phải có triển vọng chiếm lĩnh thật nhanh chóng ô c4 với quân Mã ( đặc biệt với quân Tượng )
Ta xem lại ván cờ
PACHMAN - RAGOSINE
Trong phần ghi chú nơi nước thứ 17 của Trắng Ta đã thấy nước hay hơn cho Trắng bây giờ là 17. £c2 18.£b3 và Đen có thể đáp lại với 18…b5! Hình Ta thấy Đen vẫn có thế cờ hay vì quân Mã đe dọa lên c4 qua b6 còn quân Tượng có thể tấn công chốt yếu b4 từ f8. Ngoài ra chốt Đen f7 lại sẵn sàng góp phần vào chiến đấu bằng cách tiến lên f5-f4.Ta có thể kết luận gì về nước đi b5 của Đen trong thế công thiểu số ? Chỉ có thể nói nước đi nầy rất mạo hiểm, có thể tạo suy yếu thế cờ Đen với vài điều kiện , tuy nhiên đó có thể là nước trả lời hay nhất chống lại thế công thiểu số .
3. VIỆC THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHỐT :
Một cách thông dụng nhất chống lại thế công thiểu số là chiếm lĩnh ô e4 với quân Mã. Phần đông Trắng bị ép buộc đổi quân trung tâm hóa mạnh nầy và sau khi Đen ăn lại với chốt,
Cấu trúc chốt trong thế cờ đổi sang như trong Hình. Việc chuyển chốt từ d5 sang e4 gia Tăng triển vọng chiến thuật của Đen bên cánh Vua vì Trắng có phần nào bị gò bó bởi chốt e4 Tóm lại Đen bảo đảm một căn cứ địa an toàn Cho quân Đen ở d5 . Tuy nhiên Đen lại không Còn khả năng tranh chấp quyền kiểm soát ô c4 nữa như vậy kế hoạch chiến lược căn bản cho Trắng
Là tấn b4 – b5 để có một chốt thông ở d4 sau khi Đen đổi chốt cb . Một điển hình cho việc thực thi thành công nước tiến chốt nầy được trình bày trong ván cờ sau :
Gambit Hậu
SAJTAR - PEDERSEN
Marianske Lazne 1951
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¤bd7 5.¤f3 ¥e7 6.cxd5 exd5 7.e3 0–0 8.£c2 c6 9.¥d3 ¦e8 10.0–0 ¤f8 Không được 10...¤e4 11.¥xe4 Trắng hơn chốt 11.¦ab1 ¤g6 12.b4 Nước đổi quân 12.¥xg6 cũng đáng chú ý 12...a6 Đen từ bỏ nước Mã lên ngay e4 [12...¤e4 13.¥xe7 £xe7] để chọn kiểu chơi quân tích cực bên cánh Vua như Keres đã chọn chống lại Smyslov . Nhưng đường hướng Đen chọn còn kỳ cục hơn nước Keres sử dụng ( 12…¥d6 )13.a4 ¤g4 14.¥xe7 £xe7 15.¤e2 Cẩn thận không cần thiết gây cho trắng nhiều khó khăn hơn trong việc thực thi thế công thiểu số . Hoặc nước tức thời 15.b5 hoặc trước hết 15.h3 rồi 16.b5 đáng được chơi hơn. 15...¤h4 16.¤xh4 £xh4 17.h3 ¤f6 18.¤g3 ¤e419.¥xe4 dxe4
20.b5 axb5 21.axb5 ¥d7 22.bxc6 ¥xc6 23.£c5 £d8 24.¦b6 g6 Trắng ưu thế rõ rệt. Mã Trắng sẵn sàng nhập trận thật tích cực lên f4 Qua e2. Tượng Đen lại thụ động trong việc bảo Vệ chốt b7 và e4. Nhiệm vụ Trắng sẽ khó khăn Hơn nếu Đen chơi £d5 được nhưng dù vậy sau Khi đổi Hậu, Trắng vẫn hay hơn 25.¤e2 ¦a2 26.¤f4 ¦d2 27.£b4 Đe dọa 28. ¦xc6 rồi 29. £xd2 ¦a2 28.d5 ¥d7 28...¥xd5 29.¦d6 không thể Được nên Đen đành bỏ chốt như vậy ván cờ đã xem như quyết định rồi 29.¦xb7 ¥c8 30.¦b8 £c7 31.d6 £c6 32.¦d1 ¢g7 [32...£c2 33.£e1Trắng đe dọa cả 34.¦c1 lẫn 34.d7 33.£d4+ ¢h6 Khả năng 33...f6 34.d7; 33...¢g8 34.¤d5 £c2 35.¤e7+ ¦xe7 36.¦xc8+ £xc8 37.dxe7Đều vô vọng đối với Đen 34.£f6 ¦d2 34...¦a5 35.¦xc8 ¦xc8 36.£h4+ ¢g7 37.d7 35.¦xd2 £c1+ 36.¢h2 £xd2 37.¦b5 1–0 Buông cờ không còn cách nào chống lại mối đe dọa ¦h5#.
Trong thế cờ trên, thế công cánh hậu của Trắng đã thành công dù sai lầm chiến thuật của Đen có thể giúp phần nào vào chiến thắng đó . Chẳng hạn kỉểu cách Đen chọn ở nước thứ 12 bỏ mất hai nước nếu so với nước tức thời 12.¤e4. Tuy nhiên triển vọng Đen trong thế cờ như vậy không phải bao giờ cũng tồi tệ như ván cờ sau cho thấy .
Gambit Hậu
RAGOSIN - KOTOV
Moscou 1947
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 ¤bd7 6.¤f3 0–0 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 c6 10.0–0? Một sai sót chiến thuật cho Đen thoát cờ tức khắc. Nếu Trắng cứ tiếp tục với 10.£c2 ¦e8 11.0–0 Đen phải trì hoãn ¤e4 để chơi ¤f8 trước đã như ván cờ trước 10...¤e4! 11.¥f4 [11.¥xe7 £xe7 12.¥xe4 dxe4 13.¤d2 ¤f6 trắng không có triển vọng đoạt ưu thế. Đen có thể triển khai Tượng lên f5 và trong vài trường hợp lên b7 sau nước b6 11...¤df6 12.¤e5 ¥d6 13.¤xe4 dxe4 14.¥b1 ¥e6!
Hình Bây giờ Đen sẽ chiếm lĩnh ô d5 với Quân Tượng và có thế cờ hay hơn vì việc tiến Chốt cánh Hậu của Trắng sẽ mất quá nhiều nước 15.¥g3 ¥d5 16.¥h4 ¥e7 17.¥g3 ¤e8! 18.£c2 ¤d6 Đen bây giờ đe dọa ăn Mã với f6 như vậy Trắng Phải để cho đổi chốt ở trung tâm. 19.f3 f6 20.¤g4 ¦e8 21.¤f2 f5 22.fxe4 ¤xe4 23.¥e5 ¥g5! Bây giờ quân Đen quá tích cực nên Trắng chỉ còn cách đơn giản thế cờ càng nhanh càng tốt để đạt thế cờ tàn hòa cờ 24.¤xe4 fxe4 25.£e2 £d7 26.g3 £e6 27.h4 ¥e7 28.¦f4 ¥d6 29.¥xd6 £xd6 30.¦cf1 ½–½ Hòa cờ Bây giờ ta có thể đánh giá phần nào kiễu cách chống đỡ nầy đối với thế công thiểu số. Triển vọng bên Đen nhiều nhất khi trên bàn cờ vẫn còn nhiều quân để Đen có hy vọng tấn công cánh Vua. Thế cờ thường khó khăn đối với Đen khi các quân nhẹ đều bị đổi hết rồi vì để cho Trắng rảnh tay hoạt động bên cánh hậu. Khi còn cả quân nặng và nhẹ trên bàn cờ, triển vọng tùy thuộc vào thế phối hợp giữa các quân, chẳng hạn Trắng có nhiều cơ may phối hợp giữa Hậu +2 Xe + Mã chống lại Hậu + 2 Xe + Tượng ( ô Trắng ) hoặc Hậu + 2 Xe + Mã + Tượng chống lại Hậu +2 Xe +Mã + Tượng ( ô Trắng ). Tuy nhiên Đen khá hơn khi cả hai bên đều có Hậu + 2 Xe + Mã dù sau đó có đổi thêm một quân nặng . Các quy tắc trên dĩ nhiên chỉ áp dụng một cách chung chung, nó dựa trên kết quả các giải, kỳ đài nên có thể mất giá trị trong vài trường hợp cụ thể nào đó. Điều nầy cũng áp dụng cho tất cả các nguyên tắc về chiến lược cờ vua. Tầm quan trọng của việc phán xét từng thế cờ riêng biệt một, không thể bao giờ được lãng quên cả.
Tập Chiến Lược của Pachman ( Thầy Quách Anh Tú)
COMMENTS