TẤN CÔNG THIỂU SỐ . PACHMAN Một trong những nguyên tắc chiến lược chính yếu là thế công chỉ có thể thành tựu được khi ta có ưu t...
TẤN CÔNG THIỂU SỐ. PACHMAN
Một trong những nguyên tắc chiến lược chính yếu là thế công chỉ có thể thành tựu được khi ta có ưu thế về lực lượng trên một điểm tấn công nào đó . Đây chỉ là một sự kiện thực tế ai cũng biết trong chiến tranh là muốn chiếm lĩnh một điểm phòng vệ của địch đòi hỏi lực lượng thế công phải đủ trùm bên địch .Nhưng Nã Phá Luân đã cho nhiều bằng chứng thực tế rằng ưu thế lực lượng không thể được tính toán một cách máy móc theo nghĩa số lượng, mà còn có thể nới rộng ra, là tập trung thực hiện, hay hơn, cơ động nhiều hơn, phối hợp hay hơn và nhiều yếu tố khác nữa . Cho tới những năm 20 việc tính toán máy móc về ưu thế theo lối số lượng thường là căn bản cho kế hoạch chiến lược . Sau đó giá trị thế công thiểu số được khám phá.
Để cho rỏ nghĩa thế nào là tấn công thiểu số ta Hãy xem xét hình Trong thế cờ nầy, đường hướng hay nhất cho trắng là a4 rồi a5. Nước tiến nầy tạo lập một thế công của một thiểu số chốt Chống lại một đa số chốt. Lý do xữ lý của Trắng là tạo cho bên Đen một chốt cô lập bên cánh Hậu dù Đen đổi chốt hay Trắng đổi nó, và sau đó Đen Có một chốt thông, nó vẫn rất yếu và Trắng có Thể phối hợp thế công lên chốt đó cùng lúc với tấn Chốt cánh Vua . Đây chỉ là một ví dụ đơn giản về thế công thiểu số. Tuy nhiên, thông thường quan niệm “ thế công thiểu số chốt “ chỉ áp dụng cho kế hoạch chiến lược xảy trong nhiều thế biến của Gambit Hậu với cấu trúc tương tự trong hình
Ở đây ta có thể thấy bên cánh Hậu Đen có tới 4 Chốt đối lại 3 của Trắng trong khi đó bên cánh Vua thì điều đó ngược lại. Xem xét kỹ lưỡng hơn thế cờ, ta thấy đa số chốt của Đen bên cánh Hậu Bị chốt d4 làm tê liệt phần nào, nước tiến chốt c5 Sau cd sẽ làm suy yếu chốt d5 và phá mất đa số Chốt của Đen. Việc tiến chốt b6 hay b5 sẽ gây Suy yếu cho chốt c6. Bên Trắng cũng vậy, đa số Chốt cánh Vua cũng không có giá trị bao nhiêu Trong những thế cờ với chuỗi chốt tương tự hình
Kế hoạch chiến lược đúng cho Trắng là tấn chốt b4, b5, Nếu Đen chơi cb hay ăn lại với quân ở c6 sau khi để cho Trắng đổi chốt, chốt Đen d5 rất yếu. Nếu Đen ăn lên c6 với chốt, chốt “c” trở nên yếu. Đen dĩ nhiên có thể đáp lại nước tiến chốt b4 của Trắng với a6 Trắng sẽ tiếp tục với a4 b5 và nếu đen đổi hai lần chốt ở b5 Đen sẽ có 2 chốt yếu , một ở b7 một ở d5. Còn bên cánh Vua chính Đen lại đóng vai trò gây hấn. Đen có thể phản kích qua nước f5 , f4 .
Hình sau đây cho thấy hai kế hoạch được sử dụng , Trắng khởi sự thế công thiểu số trước tiên với 1.b4 f5 2.b5 f4 3.exf4 Bây giờ Đen có thể cân bằng cờ với 3…cxb5 [3...£xf4 4.bxc6 £c7] 4.£b3 £d7 Trong trường hợp 2 Trắng sẽ có một chốt yếu ở d4 và Đen ở c6, và dù Đen có yếu kém nhận thấy rõ hơn vì ở trên 1 cột mở, lực lượng còn lại quá ít không đủ khai thác nên yếu kém này chỉ là một yếu tố không đáng kể .
Chúng ta thấy đòn phản kích f5, f4 của Đen kiến hiệu và hợp lý như thế nào chống lại thế công thiểu số của Trắng. Tuy nhiên, thông thường Đen khó có cơ hội sử dụng vì để sửa soạn cho đòn phản kích đó, trên thực tế sẽ vấp phải vô vàng khó khăn. Vì vậy nhiều phương pháp khác chống lại thế công thiểu số đã được tìm kiếm. Trước đại chiến , trong các ván cờ, Đen cố gắng sử dụng quân tích cực để chống lại nước tiến chốt cánh Hậu cuả Trắng bằng cách phản kích lại bên cánh Vua, nhưng các phương pháp được áp dụng đó không thỏa mãn yêu cầu cấu trúc chốt đòi hỏi. Sau nhiều năm, mới thấy rõ đòn phản kích của Đen không hữu hiệu nên vì lý do đó thế công thiểu số vẫn được xem là một khí giới chết người. Một trong những cơ hội cuối cùng mà phương pháp nầy ( phản kích bên cánh Vua ) được áp dụng đã xảy ra trong ván cờ giữa hai danh cờ hàng đầu thế giới, thời bấy giờ trong trận tranh chức vô địch thế giới năm 1948
Gambit Hậu
SMYSLOV - KERES
Tranh vô địch thế giới Moscou 1948
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 c6 5.e3 ¤bd7 6.cxd5 exd5 7.¥d3 ¥e7 8.¤f3 0–0 9.£c2 ¦e8 10.0–0 ¤f8 11.¦ab1 ¤g6 12.b4 ¥d6
Đen không lý gì đến Trắng tấn Chốt cánh Hậu. Đen muốn với h6 đoạt cặp tượng rồi tìm kiếm hy Vọng bên cánh Vua 13.b5 ¥d7 Hợp lý với kế hoạch Đen hơn là 13...h6 14.¥xf6 £xf6 sau đó Trắng không thu lợi được gì nếu cứ tiếp tục với 15.e4 ¤f4! 16.e5 £e6 17.exd6 £g4
14.bxc6 ¥xc6 Trong các trường hợp như vậy, bao giờ Cũng sai lầm khi ăn vào c6 với một quân , một Chốt c6 bao giờ cũng dể thủ hơn với chốt ở b7 và d5 . Đen có nhiều triển vọng hơn sau 14...bxc6 15.¥f5 £c8 16.¥xd7 ¤xd7 15.£b3! Bây giờ điểm d5 yếu. Đen không còn khả năng nào khác hơn làrút lại quân Tượng tích cực và trở về vị trí cũ, như vậy Đen đã phí hai nước 15… ¥e7 16.¥xf6! Việc đổi quân thường là một đòn quan trọng trong thế công thiểu số . Nếu Trắng chơi 16.¥b5 ¤d7 17.¥xe7 ¤xe7 Đen sẽ có Mã hay bảo vệ điểm yếu kém bên cánh Hậu. Sau khi đổi quân , quân Tf6 bị lạc lõng một thời gian dài. 16...¥xf6 17.¥b5 £d6 18.¦fc1 h5 19.¤e2 h4 20.¥xc6Áp lực lên d5 đã cho kết quả là quân Đen trở nên thụ động . Bây giờ Trắng chuyển điểm yếu về c6. 20… bxc6 21.£a4 ¤e7 Về chiến lược thế cờ xem như thua rồi vì không thể về lâu về dài bảo vệ tất cả mọi điểm yếu trong thế cờ Đen . Nước đi đúng đắn là 22.£a6! sau đó không còn cách chống đở hữu hiệu nào nữa đối với mối đe 23. ¦b7 nước tiếp tục 22...h3 23.g3 thay vì cho Đen cơ hội tấn công chỉ gây suy yếu chốt h . Tuy nhiên bên Trắng lại sai lầm nên chọn một kiểu cách để cho Đen có nhiều khả năng chống đỡ hay hơn 22.¦b7?a5! 23.h3 Sau 23.¦cb1 ¦eb8! 24.¦xb8+ ¦xb8 25.¦xb8+ £xb8 26.£xa5 £b1+ 27.¤e1 ¤f5 28.¢f1 ¤d6 quân đứng tích cực 23...¦eb8 24.¦cb1 ¦xb7 25.¦xb7 c5! 26.¦b5Tránh nước 26.dxc5 £xc5 27.¤xh4? d4 26...cxd4 27.¤fxd4 ¦c8? Một sai lầm . Hay hơn nên 27...£c7! để sau đó Đen có rất nhiều triển vọng chống đỡ được thế cờ 28.¤b3 ¥c3 29.£xh4 ¦c4 30.g4! a4 31.¤bd4 ¥xd4 32.¤xd4 £e5? 32...¤c6 hay hôn 33.¤f3 £d6 34.¦a5 ¦c8 35.¦xa4 ¤g6 36.£h5 £f6 37.£f5 £c6 38.¦a7 ¦f8 39.¦d7 d4 40.¦xd4 ¦a8 41.a4 1–0Đen đầu hàng .
Dù sau ván cờ nầy không phải không có lầm lỗi. Nó vẫn cho thấy những nổi khó khăn Đen phải đối phó nếu Đen muốn chống lại thế công thiểu số chỉ với quân tích cực không thôi. Ta thấy rõ ràng là Đen cần tìm kiếm một kế hoạch khác phù hợp với đặc tính chiến lược của thế cờ. Ta cũng đã thấy nước tiến chốt hợp lý f5 – f4 rất khó tiến hành trong thực tế . Vậy phải chọn kế hoạch nào bây giờ ? Trong các giải cờ , có 3 kế hoạch chiến lược sau đây được thực hiện :
1.Khai thác điểm yếu kém c4 và trong vài trường hợp cả điểm e4 .
2.Ngăn chặn chốt “b” của Trắng tiến lên với nước tiến chốt b5 của Đen . Việc nầy được nối tiếp với việc vô hiệu hóa ô c6 qua việc chiếm ô c4 với quân Mã.
3.Thay đổi cấu trúc chốt bằng cách đưa Mã lên ô c4 rồi ép buộc Trắng phải đổi quân và Đen ăn lại với chốt .
Ta sẽ xem xét lần lượt các kế hoạch chiến lược đó một cách chi tiết.
1.TRANH CHẤP QUYỀN KIỂM SOÁT Ô C4 ( Đen không đi b5 )
Trắng tiến chốt b4 khởi sự thế công thiểu số có khuyết điểm là bỏ nước b3, sẽ gây suy yếu ô c4. Một kế hoạch chiến lược hay chống lại thế công thiểu số là chiếm lĩnh ô c4 với quân Mã. Như vậy Đen che bao tất cả các điểm yếu bên cánh Hậu của cấu trúc chốt chống lại sự tấn công trực diện của các quân nặng bên Trắng.
(Hình) Cho thấy thế cờ Đen đã thực hiện kế Hoạch một cách thành công và sau Md6 quyền Kiểm soát ô c4 được bảo đảm ngay tức khắc .Nếu Bây giờ Trắng tiếp tục ngay với 1.b5 Đen có thể Đáp lại với 1...ab 2.ab ¤d6 nhưng Đen còn nước Hay hơn nữa 1... cb! 2.ab a5 . Ưu thế nghiên về Đen và cho thấy triển vọng của Đen như thế nào Nếu thành công trong việc tranh chấp ô c4 . Trong việc thực hiện kế hoạch kiểm soát ô c4 , có điểm Cần yếu là Đen phải đổi cho bằng được Tượng ô Trắng của bên Trắng . Nhưng có điều cần phải cảnh giác ở đây , có khi việc đổi nầy lại chiếm lĩnh hết kế hoạch phòng thủ của Đen mà không điếm xỉa đến việc tranh chấp quyền kiểm soát các ô Trắng , cho nên Đen hay chơi nước đổi quân ¥g4 – ¥h5 – ¥g6 một cách máy móc việc đổi Tượng ô Trắng sẽ trở nên vô giá trị trừ khi Đen có thể yểm trợ nó với việc triển khai quân thuận lợi dẫn tới quyền kiểm soát ô c4.
Bây giờ ta phải nêu lên vài điểm cần phải chú ý xảy ra trong thế công thiểu số. Trước nhất nước đi a6 thường được Đen sử dụng để ngăn chặn tạm thời thế tấn chốt của trắng. Nước đi nầy có ưu điểm và khuyết điểm của nó . Ưu điểm khi đơn giản cánh Hậu sau khi Trắng tấn chốt b5 , ngược lại nước a6 làm yếu ô b6 và gián tiếp ô c5 vì chốt a6 sẽ dưới tầm đạn nếu Đen lại chơi b6 . Kết luận : Trắng sau khi đơn giản phải tìm kiếm sự phối hợp giữa chiếm lĩnh cột “a” mở với thế công lên chốt c6. Cho nên nước tấn a6 có cái hay cái dở đối với Đen . Một điểm cần chú ý nữa là thời cơ đổi chốt bc của Trắng.Khi chốt “b” trắng đã tới b5 ,Trắng thường đổi ngay, nhưng Đen sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu Trắng trì hoãn việc đổi chốt nầy.Trắng nên chuyển quân ¤a4 , ¤c5 và có thể ¦b2 trước khi đổi chốt.
Chúng ta đã thấy nơi hình một trường hợp Đen đã thực hiện được kế hoạch thành công, đóng góp 2 Mã vào kế hoạch chiến lược thật là rõ rệt . Trong chiều hướng đó, Trắng thường đổi mất 1 Mã đi như vậy cho Đen phải giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra. Những nước đi trong ván cờ sau cho thấy điều nầy một cách minh bạch hơn.
Gambit Hậu
KOTOV - PACHMAN
Venise 1950
1.d4 e6 2.c4 ¤f6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6.¤f3 ¤bd7 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 ¦e8 10.0–0 c6 11.£c2 ¤f8 12.a3 Trắng sửa soạn cho nước b4 12…g6 13.b4 ¤e6 14.¥xf6!
Một nước đổi quân ai cũng biết cho thấy “ưu thế cặp Tượng “ không phải bao giờ cũng đúng 14…¥xf6 15.a4 ¤g7 16.b5 axb5 17.axb5 ¥f5 18.¥xf5 ¤xf5 Trong thế cờ nầy Đen chỉ có một Mã để. Giúp cho phòng thủ , dù Mã nầy sẽ rất mạnh ở d6 Trắng có nước đi hay nhất cho bây giờ là 19.¤a4 Sau đó Trắng có vài ưu thế . có khi Đen có thể gia tăng , đạt được nhiều triển vọng hơn khi đổi Tượng ô Trắng sớm hơn.
Ván cờ sau đây minh họa điều nầy:
Gambit Hậu
PACHMAN - RAGOSINE
Saltsjobaden 1948
1.d4 d5 2.¤f3 ¤f6 3.c4 e6 4.¤c3 c6 5.cxd5 exd5 6.£c2 g6 7.¥g5 ¥g7 7...¥g4? 8.£b3 8.e3 ¥f5 9.¥d3 ¥xd3 10.£xd3 ¤bd7 11.0–0 0–0
Giá trị nước đi đúng lúc g6 và ¥f5 bây giờ rõ rệt một Mã sẽ chuyển về b6 con Mã còn lại , sau khi Hậu rời chỗ khác sẽ hướng về d4 hoặc d6 qua ¤e8 cũng thế cờ như vậy đã đạt được từ ván cờ giữa Botvinnik – Euwe để tiếp tục như sau : 12.¤e5 He8! 13.¤:d7 £xd7 14.b4 ¦fe8 hòa . Nếu bây giờ Trắng lại cố thử 15. ¥:f6 ¥:f6 16.b5 thì 16...c5! còn Như 15.b5 thì sẽ 15... ¤e4 12.¦ab1 £e7 13.¦fc1 £e6 đe dọa 14... ¤e414.¤d2 ¦fe8 15.¥xf6! ¥xf6 16.b4 ¦ac8 17.b5? nước tiến nầy quá sớm. Đáng lẽ phải được sửa soạn với 17.£c2 ¥g7 18.£b3 Lúc đó Đen phải áp dụng biện pháp mô tả trong đoạn sau với 18... b5 để có thể đứng vững được .
17...c5! 18.dxc5 ¤xc5 Bây giờ Đen ưu thế hơn.Thấy rõ 19.£xd5? ¥xc3 20. £xe6 ¤xe6 hơn quân . Trong ván cờ Trắng chỉ thoát được nhờ một cuộc chống đỡ lâu dài và không bình thường
Các ván cờ trên cho thấy Đen lợi như thế nào khi đổi Tượng ô Trắng sớm. Nhưng điều nầy không phải lúc nào cũng thực hiện được nên các kiểu cách khác để tranh chấp ô c4 cần phải được sử dụng .
Các ván cờ sau với vài sai biệt nhỏ cho thấy tìm tòi của Đen cho vấn đề nầy:
1.c4 e6 2.d4 d5 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.¤f3 0–0 6.e3 ¤bd7 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 ¦e8
Đen không muốn mất nước với 9...c6 mà sửa soạn ngay cho việc bố trí lại quân Mã
Tới đây ,bên Trắng có thể lựa chọn giữa nhiều Đường hướng . Nước đi có vẻ mạnh : 12.¤e2 c613.¤g3 sẽ bị đáp lại 13... ¤e4! và sau 14. ¥f4 ¥d6! 15. ¥xe4 de 16. ¤xe4 ¥xf4 17.ef Trắng hơn chốt Nhưng bị chốt yêu ở d4 và f4. Từ hình trên Ta hãy xem hai ván cờ sau :
FILIP - FICHTL
12.¤d2 ¤h5 13.¥xe7 ¦xe7! 14.¤b3 ¤g7 15.¤c5 c6 Bây giờ Đen sẳn sàn cho nước đi ¥f5 đổi Tượng để tiếp theo với Mã từ g7 đến d6. Trắng không còn triển vọng nào khởi tiếp thế công thiểu số. Nhận thấy điều đó, Trắng quyết định đột phá ở trung tâm nhưng lại có một chốt yếu ở d4 để cho Đen khai thác đủ thắng cờ .
PACHMAN - PODGORNY
12.¥xf6! ¥xf6 13.¤e2 c6 14.¤d2 ¥g4 15.¤g3 ¤c8 16.¤b3 ¤d6 17.¤c5 ¥h4! Xét đoán rất đúng tình thế cái gọi là Tượng” hay” có tầm hoạt động quá nhỏ nên Đen có lý khi bỏ ưu thế cặp Tượng
18.¦fe1 ¥xg3 19.hxg3 £f6 đe dọa 20... ¥f5 20.£b3
Với nước nầy Trắng ngăn ngừa ¥f5 , ví dụ : 20... ¥f5? 21. ¥xf5 £xf5 22. ¤xb7 ¦ab8? 23. ¤xd6 Tuy nhiên cùng lúc Trắng đã bít chặn thế công Thiểu số nên chỉ còn áp lực nhỏ bên cánh Hậu. Đen sẽ phải đi 20... ¦ab8 để có thể thủ thế cờ được . Không may cho Đen, Đen sai lầm chiến lược và đi 20...b5 . Trong thế cờ như vậy , một biện pháp phòng thủ như vậy hoàn toàn sai lầm vì quân chốt “b” Trắng vẩn còn ở b2 nên có thể đưa lên b3 đủ kiểm soát ô c4 và như vậy điểm c6 yếu kém của Đen trở nên trầm trọng ngay. Dù Đen có sai lầm trong ván cờ thứ hai, 19 nước đầu cho thấy kiểu cách nầy cân bằng cờ . việc tranh chấp điểm chiến lược quang trọng c4 như trong những thế cờ trên là một kế hoạch phòng thủ hay chống lại thế công thiểu số . ( Còn tiếp)Tuyển tập chiến lược. Pachman ( Thầy Quách Anh Tú)
COMMENTS