COI CHỪNG NHỮNG QUÂN XE Trong bài học trước chúng ta đã làm quen với nhũng qui luật tổng quát về quan sát để tạo cho các quân cờ một sự h...
Trong bài học trước chúng ta đã làm quen với nhũng qui luật tổng quát về quan sát để tạo cho các quân cờ một sự hoạt động nhịp nhàng. Giờ đây chúng tôi xin mách riêng cho các bạn một số trường hợp cụ thể để tăng cường hiệu lực của riêng từng quân cờ.
Chúng ta bắt đầu với cặp Xe. Một cột dọc duợc gọi là mở khi nó không có Chốt án ngữ và gọi là nửa mở khi nó chỉ có một Chốt. Chiến trường thuận lợi cho các quân Xe hoạt động chính là các đường mở. Bên tấn công trước phải cố gắng.
1 - Đạt được sự kiểm soát chặt chẽ các đường mở.
2- Đưa một hay hai Xe xâm nhập xuống hàng thứ bảy hoặc hàng thứ tám (đối với Đen thì hàng thứ hai hoặc hàng thứ nhất) và tấn công vào trận địa đối phương.
Khi tiến đến các hàng đó, cặp xe không phải chỉ tấn công vào bộ binh Chốt và thường chiếm uu thế về chất, mà còn có những cuộc tấn công nguy hiểm chiếu bí Vua đối phương.
Ván cờ giữa BOTVINNIK - VIDMAR đánh đến nước thứ 26 thì xuất hiện một tình thế như sau (xem hình).
Xe trắng tạo áp lục trên cột nửa mở "c". Việc điều động quân bắt đầu bằng cách chồng cặp Xe:
27.¦c3 c6
Cần phải mở đường đi cho quân Mã ở a8.
28.¦ac1 f6
Quân Đen lập phòng tuyến vững chắc không dễ gì xuyên thủng.
29.¤b1! ¥d7 30.¤a3
Kế hoạch đã rõ: Quân Trắng muốn mở cột "c" bằng b4-b5 rồi xâm nhập xuống hàng ngang thứ bảy.
30...¤c7
Nếu 30...b5, thì ô c5 sẽ trở nên yếu. Nhân đây xin nói rõ về "ô yếu" để các bạn hiểu. Đó là một ô mà quân đối phuong rất dễ chiếm vì không có một con Chốt nào có thể ngăn cản nữa và khi quân nào của đối phuơng chiếm sẽ rất khó đuổi đi. Vì coi như nó duợc bọc một giáp sắt tại vị trí đó và nó sẽ gây khó dễ rất lớn.
Nếu như 30...b5 thì Botvinnik đáp lại 31.¤b1 ¤c7 32.¦a3 với nuớc tiếp theo là .¤b1-d2-b3-c5 và áp lực rất khủng khiếp.
Với 30...¦c8 (để ngăn cản b4 b5) quân Trắng sẽ xâm nhập vào hàng ngũ đõi phương bằng 31.¤c4-d6 (d6 là ô yếu).
31.b5 ¤xb5 32.¥xb5 cxb5 33.¦c7
Chúng ta đã thấy Chốt đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ phòng tuyển Chốt đối phương và đặc biệt đã mở đường cho Xe.
Bây giờ vấn đề thứ hai cũng đã được giải quyết: quân Xe đã lọt được xuống hàng thứ 7 ! (Xem hình)
33...¦c8
Như 33...b4 cho một diễn biến rất đẹp sau: 34.¦b7+ ¢a8 35.¦cc7 và tới đây 35...bxa3 không đuợc vì 36.¦xa7+ ¢b8 37.¦cb7+ ¢c8 38.¦a8#, thẳng.
Chúng ta đừng quên rằng 2 quân Xe ở hàng thứ 7 đuợc hỗ trợ bởi một quân hoặc một Chốt ở hàng thứ 6 sẽ chiếu hết Vua đối phương!
Nếu thay vì 35...bxa3, quân Đen đi 35...¥c8 thì: 36.¦xa7+ ¢b8 37.¤b5
Đen cũng không thể chống đỡ nước chiếu hết ¦cb7.
Thế cờ đạt được sau 37.¤b5 gọi cho ta một sự ghi chú tổng quát: Tại sao cuộc tấn công của Trắng lại có sức tàn phá dữ dội như vậy? Rất đơn giản vì kề cận Vua là 2 quân Xe liên kết, 1 quân Mã, lại được con Chốt a6 hỗ trợ tấn công. Do đó mà cần phải ngăn chặn sự xâm nhập của 2 quân Xe trắng bằng nước 33...¦c8, nhưng nước đi này lại cho phép Trắng hy sinh quân thật bất ngờ:
34.¦b7+ ¢a8 35.¦xd7!! ¦xc1 36.¤xb5 ¦hc8
Hai Xe đen phải giám sát cột "c" Quân Trắng đe dọa: 37.¦xa7¢b8 38.¦b7+¢a8 39.¤c7# chiếu hết. Còn như 38...¢c8 39.¤a7+ và ¦b8+ Đen chết Xe cũng thua.
37.¦xg7
Các bạn cần ghi nhận sự tàn phá của quân Xe ở hàng thứ 7.
Lặp lại những nước như vậy để lấy thời gian suy nghĩ cho nuớc sau (đây là một kinh nghiệm trong thi đấu).
40.¦a7+ ¢b8 41.¦b7+ ¢a8 42.g4
Để tạo con Chốt thông nguy hiểm h2-h4-h5.
Sự trả lời của Quân Đen nhằm đánh đuổi các quân đối phương đang hăm bí bằng bất cứ giá nào. Nhưng Trắng vẫn tạo được một Chốt thông mạnh.
42…e5 43.d5 ¦1c5 44.¦a7+ ¢b8 45.¦b7+ ¢a8 46.¦xb6 ¦b8 47.¦xb8+ ¢xb8
Và thế là chủ đề được đào sâu. Cái "chiến lược 2 Xe" đã chiến thắng. Giờ đây
chúng ta có tàn cuộc Xe chống với Mã và trong tàn cuộc này mấy con chốt tự do của Trắng có thể tạo chiến thắng dễ dàng không đòi hỏi kỹ thuật khó khăn nào.
48.a7+ ¢b7
Nếu 48...¢a8 thì Vua trắng sẽ đến hỗ trợ đánh thắng: 49.d6 ¦c8 50.¢d3! ¢b7 51.¤c7 ¢xa7 52.¢c4
Nước cờ Đen đi như trên giăng một bẫy nhỏ: nếu 49.d6? ¦c8 50.¢d3 ¦c1 51.¤c3 ¦a1...
49.¤d6+¢xa7 50.¤e8 ¢b6 51.¤xf6 ¦c3+ 52.¢f2 ¦c7 53.h4 ¦f7 54.¤h5 ¢c7 55.g5! hxg5 56.hxg5 ¦h7 57.¤f6 ¦h2+ 58.¢g3 ¦h1 59.¢g2 ¦h8 60.g6 Đen đầu hàng
Vì nếu 60...¦h6 61.g7 ¦g6+ 62.¢f2 ¦xg7 sẽ bị .¤e8+ chiếu bắt chết Xe.
Vi trí Vua càng bi hăm dọa khi Xe xâm nhập xuống hàng thứ 8. Trong ván cờ sau. mục tiêu này đạt được nhờ cách chơi tinh khéo về thế trận
TAIMANOV - LISSITZINE [A90]
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤f3 c6 4.£c2 ¤d7
Tốt hơn Đen nên triển khai bằng ¤f6, ¥e7 và 0–0.
5.g3 ¥d6 6.¥g2 f5
Một ý tưởng tai- hại: một lần nữa nên đi ¤f6rồi 0–0 sau đó e6-e5 để mở đường chéo cho Tượng c8.
7.0–0 ¤gf6 8.cxd5 cxd5
Quân Trắng đạt được một ưu thế về vị trí trong khai cuộc; cột "c" đã mở và Trắng sẽ lợi dụng một cách thông minh.
9.¤c3 a6 10.¥f4!
Quân Tuợng đen ở d6 ngăn cấm xâm nhập vào các ô c5 và c7 trên cột c. vì vậy quân Trắng tìm cách tiêu diệt quân phòng thủ các ô đen này (một mưu kế thông dụng: huỷ diệt bằng cách đổi một quân phòng thủ của mình).
10...¥xf4 11.gxf4 0–0 12.¤a4
Trắng lại đi rất hay: cột"c" đã mở và quân Mã có thể chiếm ô c5 làm một tiền đồn rất mạnh, hạn chế sự di chuyển của đối phuơng.
12...¤b6
Dường như chỉ có mỗi cách đó để hoàn tất việc triển khai quân.
13.¤c5 £d6 14.¤e5
Trắng lại thiết lập một tiền đồn mới nữa !
14...¦b8
Đen nên thử tìm cách đổi Mã bằng nước 14...¤bd7để đổi.¤c5. Nói chung thì nên nghe lời khuyên: Nếu không bị một sự suy yếu quá lớn về vị trí, thì ta nên đổi hay đuổi ngay lập tức quân đối phương đang đứng ở một vi trí mạnh.
15.a4! ¤a8
Vẫn có thể thử đi ¤bd7. Nhưng Đen đã sai lầm trong kế hoạch khi muốn thiết lập một hệ thống phòng ngự thụ động kiên cố.
16.a5
Tăng cường vị trí của quân Mã ở c5, bây giờ thì không dễ gì trục nó ra bằng con Chốt b7-b6 vì Chốt a6 đã trở nên rất yếu.
16...¥d7 17.¦fc1
Cuối cùng nhờ núp sau tiền đồn mà quân Trắng đã tăng cường áp lực trên cột 'c"
17...¥b5 18.e3 ¦fc8 19.¦a3 ¦c7 20.¦c3 £e7
(Hình)
Thường các chỗ yếu của đổi phương đều đuợc che khuất, Cần phải học cách phát hiện rồi tấn công vào đó cho thật mạnh. Giống như cuộc chiến tranh ngoài đời, trong cờ Vua, người ta cũng tấn công đối phương ở chỗ yếu kém, nơi thiếu được che chở.
Và Taimanov đã phát hiện được điểm yếu tại ô b7 tuy bề ngoài cũng đuợc bảo
vệ.
Để chiếm ô đó, trước hết phải loại trừ quân Tượng đang bảo vệ nó:
21.¥f1 ¥xf1 22.¢xf1 ¦bc8 23.£b3 ¤e8
Áp lực trên cột "c" có vẻ đã bi vô hiệu hóa và Mã về e8 ngăn cản được tình trạng:24. ¤xb7 ¦xb7và Xe ở c8 bi bắt với nuớc chiếu.
Nhưng thế cờ hiện tại cũng chín muồi cho một đòn phối hợp.
24.¤xb7! ¦xb7 25.£xb7!! £xb7 26.¦xc8 ¢f8
(Hình)
27.¦b8
Lợi được một nước để đưa thêm quân Xe thứ nhì xuống hàng thứ 8, ván cờ sắp kết thúc. Không thể 27...£xb8 vì 28.¤d7+. Nếu đi cách khác 27...£a7 thì thế cờ Trắng càng mạnh và nó có 2 cách để thắng: 28.¦xe8+¢xe8 29.¦c8+ ¢e7 30.¤c6+...Hoặc là 28.¦cc8 ¤ac7 29.¤c6 bắt chết Hậu đen. Thể nên:
27...£e7 28.¦xa8 g6 29.¦cc8
Hai xe liên kết nhau, những nước tiếp theo bắt buộc phải đi như vậy.
29...¢g7 30.¦xe8 £c7 31.¦ec8 £b7 32.¦ab8 £a7 33.¦h8! £e7 34.¦bg8+ ¢h6 35.¦xg6+ ¢h5 36.¦g3 ¢h4 37.¤f3+ ¢h5 38.¦hg8
Đen đầu hàng.
Rõ ràng chúng ta thấy không thể nhường đối phương mà phải chiến đấu để giành các cột mở. Trong trường hợp tương tự, nên bảo vệ hoặc có thể tìm thấy cách chống cự với những quân cờ mạnh trên cột bị đe dọa, bằng cách nhắm vào việc đổi quân. Thường thường những quân cờ nhẹ (Tượng hoặc Mã) gây khó khăn cho cặp Xe khi chúng cố gắng chọc thủng đối phương. Trong tình huống như thế thì phải tìm những khả năng mới để xâm nhập.
Ví dụ sau đây minh họa rất rõ chiến lược nầy.
JUDOVITCH - KLAMAN
(Hình)
Quân Trắng có một ưu thế về không gian ngoài ra một trong hai Xe của nó đang đứng trên cột mở duy nhứt, nhưng nếu Trắng chồng Xe một cánh máy móc thì chẳng khác nào xách kiếm chém xuống nước:18.¦e2 ¦e8 19.¦de1 ¥f8 20.¦xe8 ¤xe8 và có thể thấy rằng quân Trắng không thể tăng cường được vị trí của mình. Chiếm lấy cột mở không phải là hoàn toàn hay, cần phải có những điểm xâm nhập được: Do đó trước hết Trắng phải tìm một mục tiêu để tấn công ở cánh Hậu:
18.b4 b5
(Nếu không thì Trắng sẽ đi 19.b5)
19.a4 a6 20.axb5
Thường được lợi thế hơn khi chồng hai Xe trước khi đổi Chốt và nhất là bên phòng ngự thiếu chỗ để chồng Xe,
20...axb5 21.¦a1 ¦e8 22.¦a2! £c8 23.¦ea1 £b7
Quân Đen dường như vẫn giữ được tình trạng cân bằng trên cột "a" Nhưng...
24.£b2 ¤e6 25.¦a3!
Trẳng có ý định sẽ chơi ¦a1-a2 rồi Hai chiếm linh cột "a"
25...¤c7 26.¦a5 ¦xa5 27.¦xa5 ¤a6 28.£a3 ¤ab8
Đen không thể đi 28...¦a8 29.¤xb5 cxb5 30.¥xb5. Nhưng bây giờ thì Xe đã xuống chiếm hàng thứ 7:
29.¦a7 £c8 30.¤xb5
Cũng rất mạnh 30.¦c7 £d8tiếp theo là 31.£a7
30...cxb5 31.¥xb5 ¢g7 32.¥xb8 ¤xb8 33.¥xe8 £xe8 34.b5 ¥f8 35.£e3 £c8 36.£f4
Đen đầu hàng.
Không thể chổng đỡ sự đe dọa đồng thời của Xe ở a8 và của Mã ở c5.
Chúng ta xem xét một ví dụ sau về cùng một cột dọc (được sử dụng tấn công) mà Xe được đặt trước các Chốt, tham dự vào cuộc tấn công Vua đối phương.
NAJDORF - KOTOV
(Hình)
14.¦d3! ¤bd5 15.¤xd5 ¤xd5
Tốt hơn thì nên đi 15...exd, nhưng Đen muốn mở đường cho Tượng - Hậu.
16.£e4! ¥c6 17.¤e5 ¤f6 18.£h4 ¥d5?
Tượng đáng lẽ phải lên diểm e4 để bảo vệ cánh Vua.
19.¥g5 ¥e7 20.¦h3
Chúng ta thấy thấy! Quân Xe tăng cường cho một cuộc tấn công vào ô h7.
20...¦e8
Một sự hy sinh "nhẹ nhàng" Đen mong muốn với nước 21.¥xf6 ¥xf6 22.£xh7+ ¢f8 làm chậm bớt đợt tấn công của đối phương. Yếu hơn là nuớc 20...h6 do sư hy sinh ở h6.
21.¥d1!
Động viên thêm lực lượng trừ bị mục tiêu là ôf7. Cuộc tấn công của Trắng phải thắng lợi: Trắng có đông quân hơn ở cánh Vua và quân Mã ở e5 đặc biệt rất mạnh.
21...£a5 22.¥h5 ¦ed8
22...¤xh5 không đi đến đâu vì sau đó 23.£xh5. Đen không thể bảo vệ cùng một lúc f7 và h7.
23.¥xf7+ ¢f8 24.¥h6
Trắng có nước đe dọa ¥xg7!
24...¤e8 25.£f4!
Lại thêm một đe dọa chiếu bí: 26.¥xg7+¤xg7 27.¤g6+ hxg 28.¦h8# bí.
25…¥f6 26.¥xg7+ ¢e7 27.¥xe8 ¥xg7 28.¦xh7
Đen ban một phát ân huệ và quân Đen đầu hàng.
Chúng ta vừa thấy việc động viên các quân mạnh như cặp Xe là một trong những vấn đề chính của trung cuộc. Mặc dù trong bài học này đối tượng nghiêm cứu là các quân Xe, nhưng chúng ta phải thấy sự hoạt động hiệu quả nhất của nó không thể tách rời và sự hoạt động của các quân khác. Liên kết phối hợp, đó là câu thần chú.
Trích từ " Con đường dẫn đến thành công" thầy Quách Anh Tú
COMMENTS