CÔNG THỨC BÍ MẬT. Alexandre KOBLENTZ

CÔNG THỨC BÍ MẬT.. Trước khi tiến hành ván cờ, hai đạo quân chỉnh tề mặt đối mặt nhau trong đội ngũ chặt chẽ và hăm hở xáp chiến. Dàn bộ bi...



Trước khi tiến hành ván cờ, hai đạo quân chỉnh tề mặt đối mặt nhau trong đội ngũ chặt chẽ và hăm hở xáp chiến. Dàn bộ binh Chốt đứng trước, ngăn cản sự triển khai các quân sĩ quan. Quân Hậu bối rối vô cùng nhưng phải đứng ỳ ra truớc sự dày đặc của bầy Chốt. Điều nầy thật không hợp chút nào đối với một viên tướng tài ba như vậy ! Chỉ có những quân Mã thì tươi cười vì chúng có khả năng nhảy qua đầu đám bộ binh. Nhưng mà chỉ có Mã nhảy được thôi thì làm gì được ai đâu !
Tuy nhiên hãy nhìn kỹ ! Các đấu thủ vừa đi những nước đầu tiên, chúng ta đã chứng kiến sự đụng chạm của hai dạo quân, sự xung đột căng thẳng giữa những tư tưởng chiến lược và chiến thuật, giữa những điểm giấu kín và vô hình.
Công thức bí mật nào đã khởi động cuộc chiến của hai đạo quân ? Làm sao tìm đuợc "cây đũa thần" đã cho phép các tay kiện tướng như một lão phù thủy, làm xuất hiện trên bàn cờ những ván cờ kỳ diệu ? Nếu chúng ta quan sát kỹ, điều "bí mật" nầy sẽ "bật mí": Nó liên quan đến việc huy động các quân cờ.
Phải tạo cho các quân cờ (sĩ quan) và Chốt hoạt động đuợc tối đa để chúng bảo vệ lẫn nhau, phối hợp nhip nhàng các hành động của chúng. Đó là nguyên tắc cơ bản mà mọi đấu thủ phải tuân theo trong tất cả các trận đấu để xử lý những trường hợp chiến lược hay chiến thuật đặc biệt.
Đối với chúng ta bây giờ là tìm hiểu và quan sát trên bàn cờ những biến cố phù hợp với nguyên tắc trên một cách có ý thức sâu sắc. Việc nầy đòi hỏi phải có nhiều cố gắng! Nhưng có gì thích thú cho bằng khi nhìn vào một "hộp phép đầy bí mật" và có khá năng quan sát, làm cách nào mà các quân cờ bất động đột nhiên sống dậy, lao vào cuộc chiến rất bạo gan, tiêu hao lực luợng đối phương để rồi tóm lấy Vua hay như chúng ta nói là “chiếu bí Vua".
Bây giờ trước hết chúng ta ghé mắt nhìn vào phòng nghiên cứu của tay cờ kiện
tuớng.
CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT
Tất cả các ván cờ đều chỉ có một mục đích: chiếu hết Vua đối phương. Chiến lược chung của các tay cờ thuộc thế hệ trước kia không rõ ràng: họ không phân biệt thể nào là chiến lược, thế nào là chiến thuật và không giấu giếm ý đồ nhanh chóng đuổi bắt Vua đối phương. Họ thường đi những nuớc mạnh mẽ, táo bạo và cũng thường đạt được kết quả. Tay kiện tướng người Đức Adolf Andersen (1818- 1879) đã chiến thắng nhiều trận vẻ vang, tuy nhiên đến năm 1859 đã bị anh chàng người Mỹ Paul Morphy (1837 - 1884) đánh bại rõ rệt tại Paris.
Chủ đề lớn của Morphy cũng là "lột da đầu của Vua đối phương", tuy nhiên Morphy có ý thức hơn trong việc chuẩn bị những vị trí trước khi đưa ra những đòn tấn công quyết liệt bằng phối hợp các quân.
Chúng ta hãy khảo sát cơ sở lý luận này trong lối chơi của Morphy và từ đó chúng ta sẽ rút ra vài công thức có giá trị lý thuyết để học tập.
VÁN CỜ giữa MORPHY với công tuớc DE BRUNSWICK  
bá tước  ISOUARD Isouard tại Parr năm 1858:
1.e4 e5 2.¤f3 d6 3.d4 ¥g4
Sự ghim quân nầy không có tác dụng gì.
4.dxe5 ¥xf3
Giờ đây Đen nhận thấy: nếu 4...dxe5 5.£xd8+và Trắng thoát khỏi sự ghim quân đồng thời có thể bắt Chốt e5 an lành.
Lý thuyết chỉ dẫn nước đi thụ động 4...¤d7 còn nước đi phản công 4...¤f6
5.£xf3 dxe5 6.¥c4 ¤f6?
Đi như vậy quân Trắng đạt được sự đe dọa chiến thuật, Đen đi 6...£d7đúng
hơn.
7.£b3
Đe dọa cả hai Chốt không bảo vệ: b7 và f7. Trong những trường hợp như thế, người ta cần bảo vệ điểm quan trọng nếu chỉ có thể bảo vệ được một điểm. Ở đây vì Trắng đe dọa ¥xf7+ kế đó He6 chiếu bí cho nên Đen phải bảo vệ điểm f7.
7...£e7 8.¤c3
Thường có thể giải thích một số nước theo phong cách chơi của từng kiện tướng. Ở đây, Trắng có thể lặng lẽ bắt Chốt b7, nhưng sau đó 8.£xb7 £b4+ 9.£xb4 ¥xb4+. Lúc đó Trắng phải nhẫn nại phát huy từ từ ưu thế hơn Chốt. Ở thời Morphy, người ta chỉ nghĩ có một đường lối: mục tiêu chính là phải tấn công nhanh Vua đối phương. Do đó Trắng quyết định khai triển những quân còn lại và sử dụng uu thế trong khai cuộc. Và quân đen khó chống đỡ .chiến luợc này: quân Hậu đang cản trở Tượng f8 tiến lên, do đó cũng không nhập thành được.
8...c6 9.¥g5
Ý đồ của việc ghim quân nầy là vô hiệu hóa một quân phòng thủ quan trọng của đối phương.
9...b5
Để cho 10...¤bd7
10.¤xb5!
Bên Trắng đã đi trước về mặt triển khai quân: thế là 4 quân cờ của nó đã chiếm những vị trí tốt, còn Đen chỉ có Mã và Hậu tham gia chiến đấu, mà lại ở vi trí xấu. Nhưng những lợi thế như vậy sẽ nhanh chóng biến mầt nếu Trắng không tiếp tục theo đuổi ván cờ với đầy đủ ý chí. Chẳng hạn như Trắng đi 10.¥d3 ¤bd7, Đen có thể thoát khỏi tình thế xấu nhất.
Bằng nước đi trên, Morphy bắt đầu một sự phối hợp để chiếu hết được tính toán rất chính xác. Ở trường hợp tương tự, đưa đến một sự đảo lộn hoàn toàn giá trị các lực lượng. Những yểu tố động có giá trị hơn.
10...cxb5 11.¥xb5+ ¤bd7 12.0–0–0 ¦d8 13.¦xd7
Một lần nữa Trắng lại hủy diệt một quân phòng ngự quan trọng của Đen.
13...¦xd7 14.¦d1(Hình)

Đến đây các quân Trắng sẵn sàng khởi đầu một cuộc phối hợp quân trong khi thế của quân Đen càng lúc càng xấu, cánh Vua thì không phát triển được mà ¦d7 và Mã ở f6 đều bị đóng đinh, tồi tệ nhất là Vua vẫn còn bị giữ tại chỗ và đang lâm nguy tính mạng.
Ngược lại cũng dễ nhận thấy quân Trắng linh hoạt hơn, nhứt là Trắng đang có uu thế lực lượng trong khu vực trọng yếu của chiến trường. Một mệnh đề có giá tri tổng quát về chiến lược hay nói đúng là một định đề cho mọi cuộc tấn công vây hãm giành thắng lợi. Do đó không có gì ngạc nhiên khi Trắng phối hợp quân thật đẹp chiếu hết đối phương nhanh chóng.
14...£e6 15.¥xd7+ ¤xd7 16.£b8+ ¤xb8 17.¦d8#, chiếu hết.
Vậy đặc điểm của một sự phối hợp trong cờ Vua là gì ? Trước khi trù định một sự phối hợp, cần phải xem xét những yếu tố sau đây:
Trước tiên phải biết được, từ thế cờ hiện có, những dấu hiệu chứng minh tình cảm mong muốn của chúng ta về việc thực hiện một sự phối hợp, là có thể được. Trong trường hợp của Morphy thì:ưu thế về khai triển, Vua đối phương chưa nhập thành, vi trí bất lợi của quân Đen, tất cả những điều đó tạo nên "khả năng thực tế" để tiến hành sự phối hợp.
Một khi đă nhận biết được các yếu tố thuận lợi để phối hợp thì vấn đề bây giờ là tìm cách điều động quân cụ thể để thực hiện.
Morphy đã rình để chiếu bí; trong những trường hợp như vậy, sự đánh giá tình thế cuối cùng không cần thiết vì ván cờ được kết thúc bằng nước chiếu hết. Nhưng đối với nhiều loại phối hợp khác, sự đánh giá tình thế cuối cùng vẫn là vấn đề đầu tiên phải đặt ra. Trù định việc phối hợp phải tùy thuộc vào sự đánh giá nầy.
Chúng ta thấy những vi trí đuợc chuẩn bị cho sự phối họp này là cần thiết. Nhà vô địch thế giới đầu tiên Wilhelm Steinitz (1836 - 1900) là người đầu tiên đã công thức hóa thực tế này bằng câu sau:
"Chúng ta không thể và không được phép tấn công nếu tình thế chưa chín muồi.
Phải tích lũy các lợi thế về vị trí trước tiên, và sau đó chuyển qua tấn công một cách mảnh liệt với những đòn phối hợp chính xác".
Trong các khai cuộc thoáng (hai bên đưa đến cuộc chạm trán rất sớm), phương cách chơi của Morphy luôn luôn có giá trị. Đây là cơ sở của chiến lược tổng quát của môn cờ Vua hiện đại:
1.  Phải làm thể nào để triển khai nhanh nhất quân cờ.
2.  Kiểm soát khu trung tâm, tranh giành từng ô trung tâm (nhất là các ô e4, d4, e5, d5).
3.  Mở các cột dọc và đường chéo để gia tăng hoạt động các quân cờ một cách
tối đa.
Thời đại chúng ta không còn dễ như thời Morphy có thể quật nhào đối phương nhanh chóng. Các bạn hãy xem ván cờ sau để thấy cách của các tay kiện tướng
hiện đại chuẩn bị đòn phối hợp.
KERES - BOOK [E07]
1.¤f3 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.d4 ¥e7 5.g3 0–0 6.¥g2 c6 7.0–0 ¤bd7
Ở đây chúng ta có một thế trận kín, tức là lực lượng đôi bên chưa chạm trán nhau (trừ Chốt d4 và c5). Núp sau phòng tuyến bộ binh Chốt, các đấu thủ tìm cách phát triển lực lượng của mình. Trong những thế ra quân như vậy, nhiều người nghĩ rằng các tay kiện tướng cờ đã tính toán những thế biến rất nhiều nước đi. Thực sự không tuyệt đối phải như vậy, đối phương có nhiều cách trả lời sau mỗi nước đi và như vậy thì không hợp lý khi phải tính toán tất cả những thế biến. Chính Richard Réti đã phát biểu: “Nếu trong một tình thế không có một sự đe dọa trực tiếp nào thì như muốn tính các thê biến với 3 nước đi cho cả hai bên, người ta phải phác họa trong trí 729 thế biến!".
Trong những tình thế như vậy, người ta thường để cho những đánh giá chiến lược tổng quát hướng dẫn và theo đó dần dần người ta chú ý đến các đe dọa hoặc các bẫy chiến thuật mà đấu thủ nhiều kinh nghiệm có thể nhận biết được phần lớn.
Ví dụ như sau khi: 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 Đen sẽ phạm một sai lầm nếu triển khai một cách máy móc, không để ý đến đe dọa chiến thuật 5.cxd exd 6.¥xf6 gxfphá hủy vị thế của các Chốt (f6 và f7 thành Chốt chồng) do đó Đen cần đi 4...¥e7 còn như thay vì Đen đi 4...¥e7mà đi 4...¤bd7 thì Trắng cũng không nên máy móc đi 5.cxd5 exd5 6.¤xd5 vì sau đó 6...¤xd5 7.¥xd8 ¥b4+ 8.£d2 ¥xd2+ 9.¢xd2 ¢xd8 rõ ràng là quân Trắng bị rơi vào bẫy!
Vậy thì chúng tôi xin lặp lại: đừng tính toán nhiều thế biến trong khai cuộc, tuy nhiên phải thật linh động!
8.b3 b6 9.¥b2 (Hình)
 

9...a5
Đen bắt đầu phản ứng và dự liệu một hoạt động chiến lược bên cánh Hậu.
Chúng ta học tập cách đối phó của Keres. Tốt hơn, Đen nên đi 9...¥b7và tiếp đó là c5.
10.¤d2 ¥a6 11.e4 dxc4 12.e5 ¤d5 13.bxc4 ¤xc3 14.¥xc3 ¦c8 15.¦e1
Giờ đây rõ ràng Trắng chuyển mấu chốt vào trung tâm. Thực tiễn đã đưa ra ánh sáng một nguyên tắc tống quát là: "Để đối phó tốt nhất với một cuộc tấn công sớm ở cánh sườn là một sự phản công ở trung tâm".
Book đã nhường cho đối phương quá nhiều không gian ở trung tâm, và vị trí các quân Chốt tiến lên cao đã cho Trắng một kế hoạch chiến lược như sau: vì rằng quân Mã ở f6 (một quân phòng thủ quan trọng) đã bị con Chốt e5 đẩy lui nên một cuộc tấn công trực tiếp vào Vua đen có thể thực hiện. Nhưng phải bảo đảm cho được khi ở giai đoạn quyềt định, tất cả các quân cần thiết đều có thể tham gia hành động. Ngoài ra, trước khi bắt đầu tấn công cần phải phòng ngừa việc làm yếu trung tâm khi Đen đi c6-c5.
15...b5
Quân Đen với tham vọng phản công nên không sợ hy sinh quân. Đáng lẽ Đen nên có những biện pháp phòng ngừa trước ở cánh Vua, như 15...¦e8, tiếp theo ¤f8.
16.c5 f6
Chống lại sự de dọa ¤e4-d6 nhưng nước đi này làm yếu cánh Vua.
17.exf6 ¥xf6 18.¤e4
Không nên đi 18.¦xe6 18...¤xc5
18...b4 19.¥b2 e5 20.¤d6 exd4 21.¤xc8 ¤xc5
Trận chiến đã đến giai đoạn quyết liệt. Chiến lược bên Đen có vẻ thắng thế: cánh Hậu trắng bị đập nát, trong Khi Mã trắng ở c8 bi nhốt và khi nó bị bắt thì Đen lời được 2 Chốt. Nhưng... đúng vào lúc này, Keres mở một cuộc tấn công quyết định.
22.£h5 ¤a4 23.¥e4 g6 24.¥xg6!
Hi sinh Tượng để phá tan hàng phòng thủ của Vua đối phương. Thường đó là phần mở đầu cho sự đột nhập của những quân tấn công.
hxg6 25.£xg6+ ¢h8 (Hình)
 

26.¤e7!!
Buộc quân Tượng đen phải đứng ở ô xung yếu e7, nhưng sau đó thì 26...¥xe7 27.¦xe7, hi sinh luôn Xe để đánh lạc hướnq quân Hậu đen cho Tượng chiếu hết tức khắc. Và Book đã đầu hàng. Ván cờ đã cho thấy: Hậu đen không thể cùng một lúc bảo vệ Tượng e7 và điểm xung yếu d4, nó đã vuợt quá sức của quân Hậu. Như vậy, một vấn đề quan trọng cần nhớ là khi phòng ngự phải cố gắng tránh tình trạng một quân bảo vệ phải làm vượt quá khả năng của nó.
Như vậy, qua hai ví dụ rút ra từ thực tế, chúng ta đã thấy những nguyên tắc phải theo, giống như thuyền trưởng phải dựa vào la bàn.
Chúng ta có thể tin chắc có những mối quan hệ mật thiết giữa chiến lược (kế hoạch tổng quát) và chiến thuật (việc thi hành cụ thể kế hoạch).
Lý thuyết hiện đại xem khai cuộc không phải là một lãnh vực độc lập và giới hạn mà đó là giai đoạn khởi đầu của trung cuộc vì nó gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Do đó. sau khai cuộc cần xem xét các yếu tố chiến luợc của trung cuộc tầm quan trọng của các đường mở. Tượng hoạt động hay là những cặp tượng, những con Chốt thông, việc tấn công vào Vua...
Để nhận rõ các nét đặc trưng của một thế cờ, đánh giá đúng đắn và tìm ra kế hoạch phù hợp, chúng ta cần phải nghiên cúu một cách kỹ lưỡng những đặc điểm các qui tắc chiến thuật.
LUYỆN TẬP HẰNG NGÀY
Ai cũng hiểu rằng thực hành là ông thầy hay nhất. Tuy nhiên chúng ta có thể tự luyện hằng ngày ở nhà để tập cho trí óc quen suy nghĩ không cần sự có mặt của đối thủ mà vẫn như thực hành nghiêm chỉnh. Phương pháp luyện tập này gồm khảo sát một thế cờ thật kỹ qua các thế biến mà không di chuyển quân trên bàn cờ. Nguời ta cũng có thể hạn chế thời gian suy tính bằng cách sử dụng một đồng hồ (làm như là đang thi đấu tranh giải).
Trong khi luyện tập, điều quan trọng là phải tập trung tư tuởng (khả năng tập trung sẽ gia tăng theo thời gian luyện tập đều đặn).
Đừng nhìn luớt qua, lười suy nghĩ và tự nhủ: "Nếu không tìm được ngay nước đi thì mình sẽ nhìn thoải mái vào lời giải thôi". Không nên, ngược lại các bạn hãy nên tuởng tượng rằng các bạn đang đánh ván cờ quyết định để giành chức vô địch thế giới! Để phát triển thói quen phê phán đánh giá một thế cờ, thử đánh giá phương án của các bạn đề ra trước khi tra tìm giải đáp. Trong khi đánh giá cần tự đưa ra những câu hỏi sau đây và tự cố gắng trả lời:
1. Hiện tại lực lượng đôi bên có cân bằng không ? Nếu không cân bằng thì cái gì bù đắp cho sự yếu kém chất ?
2. Suy nghĩ gì về vị trí các quân ? Có điểm nào yếu trong vị trí của hai bên ?
3. Các quân (sĩ quan) có ở vị trí tích cực hành động không.
4. Vua đã ở vị trí an toan chưa ?
5. Bên nào có ưu thế về không gian ?
6. Tình hình của hai bên như thế nào trong những lúc phát triển quân (nhất là lúc khai cuộc hoặc lúc mở những đợt tấn công dữ dội).
Nếu bạn có thể trả lời các câu hỏi này, bạn đã có được một cách đánh giá tương đối về thế cờ và nó sẽ cho phép bạn tìm ra cơ sở để định ra kế hoạch hành động. Muốn đuợc như vậy, trí óc bạn cần tiếp tục công việc, khởi đầu xem xét thật cụ thể nhữnq khả năng động của vi trí. Bạn hãy tính toán các thế biển và đánh giá những tình thế sau khi thực hiện mỗi thế biến, và lúc đó bạn chọn lấy một thế biến có lợi nhất.
Sự phân tích này đôi khi khá phức tạp nhung không buồn chán vì thời gian suy nghĩ rất chóng trôi qua. Ngoài ra có những điểm đặc biệt mà ta không cần tiếp tục tìm kiếm các thế biến như vị trí Vua phơi bày sơ hở hay một điểm yểu trong phòng tuyến đối phương. Trong những trường hợp như vậy, các đặc điểm khác được đặt xuống hàng thứ hai trong kế hoạch vì luôn luôn phải tấn công vào điểm yếu. Tuyệt đối phải trả lời các câu hỏi này trong khi tính toán các thế biến: "Ta bi hăm dọa bởi cái gì ? Với sự bố trí quân ta đã đe dọa gì, tấn công đối phương như thế nào ?". Muốn được như vậy trí óc chúng ta phải luyện tập để phân biệt cho rõ các biến cố cụ thế, hình dung được các vi trí bất cứ chỗ nào và không ngừng phân tích.
Bài tập mà chúng tôi sẽ nêu ra là nhằm rèn luyện các bạn một thái độ và một khả năng phân tích ngày càng phát triển thêm.
Bạn hãy viết đáp án các bài tập và sau đó so sánh và đáp án trong sách. Bạn không nên thất vọng khi gặp những bài khó vì có nhiều ván rất phức tạp mà chúng tôi không có ghi lời giải thích chỉ dẫn nào. Nhưng cũng như huấn luyện viên bơi lội đã dạy bài học đầu tiên bằng cách ném học trò xuống bể bơi, chúng tôi đưa các bạn "bơi ngay trong lãnh vục phân tích và lãnh vực chiến thuật của môn cờ Vua".
Công tác huấn luyện viên trong nhiều năm đã chỉ cho tôi thấy rằng việc tìm kiếm những giải pháp (đáp án) cho dù không đạt được, nó cũng để lại một ấn tuọng lâu dài và thôi thúc phát triển các khả năng.
Vậy, chúc các bạn gặp nhiều may mắn và sẽ hài lòng!
Trích từ quyển " Cờ vua con đường dẫn đến thành công" Thầy Quách Anh Tú.

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: CÔNG THỨC BÍ MẬT. Alexandre KOBLENTZ
CÔNG THỨC BÍ MẬT. Alexandre KOBLENTZ
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQJQq073V4QAMEHjmgZXzkWmZFMRPYk1BQcq2ZV-I3hUODKENJKdzAx9a5XCmX9NFx888LeJLOzlUrfTCJNV3qfPXlUcaRFoVVjSRPvpC2wPImwR9h8l5aWtMTSc0xgVTC6vQNRTMgASc/s200/CTBM1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjQJQq073V4QAMEHjmgZXzkWmZFMRPYk1BQcq2ZV-I3hUODKENJKdzAx9a5XCmX9NFx888LeJLOzlUrfTCJNV3qfPXlUcaRFoVVjSRPvpC2wPImwR9h8l5aWtMTSc0xgVTC6vQNRTMgASc/s72-c/CTBM1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2016/10/cong-thuc-bi-mat-alexandre-koblentz.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2016/10/cong-thuc-bi-mat-alexandre-koblentz.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy