TƯỢNG "TỐT" VÀ TƯỢNG "XẤU' Tượng được coi là "tốt" hav "xấu" tùy theo khả năng di động nhiều hay ít....
TƯỢNG "TỐT" VÀ TƯỢNG "XẤU'
Tượng được coi là "tốt" hav "xấu" tùy theo khả năng di động nhiều hay ít. Nếu số đường chéo do Tượng kiểm soát càng nhiều thì hoạt động Tượng càng kiến hiệu. Sau đây là một ví dụ được nêu ra từ trận đấu trong thực tế.
Vì thế hình bên không có gì khó đánh giá: Tượng đen bị những con Chốt bạn
hạn chế hoạt động. Ngược lại Tượng trắng là Tượng "tốt" vì các con chốt của nó đều ở ô đen nên không cản trở gì cả. Trong khi đó, các con Chốt đen đều đứng khựng trên các ô trắng hình thành những điểm mục tiêu tấn công của đối phương đồng thời gây trở ngại cho Tượng của mình.
Chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các dãy Chốt với các quân cờ khác (ở đây là hai quân Tượng). Nguời ta có thể nói rằng phòng tuyến Chốt là xương sống của vị thế ván cờ.
Sau đây là những nước tiếp diễn:
1...¥e8 2.¥d3 ¥d7 3.¢f3 h5?
Đen đi h5 là yếu, cần giữ lại để sau này đi g6-g5. Giờ đây đang bi dồn vào thế bị động và thế cờ thụ động không còn khả năng gì để phản công là mầm mống của sự bại trận.
4.¢e3 ¢f7 5.¢d4 ¥e8 6.¢c3 ¢e7
Sự bối rối của Đen là một bi hài kịch! Bên Trắng vừa tạo cho quân mình có khả năng phát huy hiệu quả tối đa.
7.¢b3 ¢d8 8.¢a4 ¢c7 9.¢a5 ¥f7 10.¥c4!
Buộc đối phuong phải lưu đày Tượng đen vào một đường chéo ngắn nhất (f7-
10...¥g8 11.a4
Đẩy Chốt lên nhằm tăng cường sức mạnh cho quân mình.
11...¥f7 12.b5 axb5 13.axb5 ¥g8
Nếu 13...cxb ¥xb5 quân Đen không thể ngăn cản sự xâm nhập của Vua đối phương vào b6 hoặc Tượng ở c8.
Sự đe dọa ¥a6bắt buộc Vua đen phải bảo vệ Chốt b7 và Vua trắng sẽ rảnh tay ở cánh Vua.
¥f7 16.¢c3 ¢d7 17.¢d4 g5
Một quyết định đột ngột để "thông khí" cho quân Tượng đen. Đe dọa của Trắng là f5 tiếp theo là ¢e3-f4 rồi xâm nhập vào trận địa quân Đen giành thắng lợi quyết định.
18.fxg5 ¥g6 19.¢e3 ¥c2 20.g6 ¥xg6 21.¢f4 ¥f5 22.¥e2
Tới đây quân Trắng thắng lợi rất nhanh chóng.
Trong cờ Vua hiện đại, các kiện tướng thường sử dụng hệ thống khai cuộc mà chủ đề là giành đường chéo lớn (a1/h8,h1/a8): như hệ thống Catalan, Ấn Độ cổ, phòng ngự Grunteld.
Sau đây là một ví dụ:
TESCHNER - TAHL [B70]
1.e4 c5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 d6 6.g3 g6 7.¥g2
Chính xác hơn thì nên đi 7.¤de2để tránh đổi quân như sau:
7...¤xd4 8.£xd4 ¥g7 9.0–0 0–0 10.£d3 ¥e6 11.¤d5 ¦c8 12.c3
( xem hình)
Trắng dự đinh vô hiệu hóa Tượng g7 và hi vọng đối phương sẽ bắt Mã được đặt ở trung tâm mở thông cột "e" và Trắng đè áp lực lên cột này.
Quân Đen bị bắt buộc phải phản ứng quyết liệt.
12...¦e8
Để giải phóng quân Hậu khỏi phải giữ Chốt.
13.¥e3?
Đáng lẽ lên g5, Tượng sẽ hoạt động mạnh hơn.
13...£a5 14.h3
Để ngăn chặn Mg4, Tahl tưởng rằng Trắng phải chơi 14.a4 và anh nghĩ sẽ đối phó 14…¤xd5 15.exd5.
Đen đi một trong những nước giành thế, nước đi kín đáo ít người nhận ra. Áp lực nhằm vào Chốt e4 và chuẩn bị nước đi của Chốt b5.
15.¦fe1 b5 16.¥g5
Nước đi này phản ánh một sự mất nước. Quân Trắng cũng có thể đổỉ quân để vô hiệu hóa Tượng g7: 16.¤xf6+ ¥xf6 17.¥d4.
Nhưng Trắng không muốn chỉ đổi quân để cân bằng mà còn muốn đối phương đổi quân Mã tiền đồn để đạt đến một áp lực trên Chốt e7. Hành động này tỏ ra đánh giá thấp sự phản công của Đen trên đường chéo a1/h8
16...¤xd5 17.exd5 ¥f5 18.£d2 b4
Pháo đài của Trắng đã bị tấn công !
19.c4
Không đi được: 19.cxb4 ¦c2!
19...£c2
Sau khi đổi Hậu thì sự yếu kém của Trắng bên cánh Hậu càng nổi rõ.
20.£xc22
Sự đơn giản hóa:
20.¦xe7 £xd2 21.¦xe8+ ¦xe8 22.¥xd2 ¥xb2 23.¦e1 thất bại do một chiến thuật nhỏ: 23...¦xe1+ 24.¥xe1 ¥c3! và Trắng thua.
20...¥xc2 (Hình)
Bây giờ thì rõ ràng là cặp Tượng của quân đen hoạt động tích cực hơn nhiều so với tầm hoạt động của Tượng trắng ở g2 bị hạn chế bởi Chốt d5. Còn Tượng ở g5 cũng vô tích sự nếu đi thế biến 21.¦xe7 ¦xe7 22.¥xe7¥xb2 23.¦e1¥e5, Đen ưu thế rõ.
21.¦ac1 ¥d3 22.¦e3
Trắng không thể chống cự được nếu đưa vào thế biến đổi quân đơn giản hóa như sau: 22.b3 ¥b2 23.¦cd1 ¥c2 24.¦d2 ¥c3 và nếu 22.¦xe7 ¥xb2 23.¦ce1 ¦xe7 24.¥xe7 ¥c3!tiếp theo là ¥xc4 và ¥xa2
22...¥xb2 23.¦xd3 ¥xc1 24.¥xc1 ¦xc4 25.¥d2 ¦b8! 26.¥e3 a5
Trong khi Trắng không đạt được mục đích là gia tăng hoạt động cho cặp Tượng thì Đen đưa thêm một con chủ bài mới: đó là con Chốt tự do rất nguy hiểm bên cánh Hậu:
27.¦d2 a4 28.¥f1 ¦c1
Xe đã tiến xuống hàng ngang thứ nhất !
29.¦b2 ¦a1 30.¢g2 a3 31.¦c2
Chiếm lấy cột "c" không còn quan trọng nữa ; con Chốt tự do của Đen nguy hiểm vô cùng.
31...b3 32.axb3 a2 33.¥e2 ¦g1+ 34.¢xg1 a1£+
Và Trắng đã sớm đầu hàng.
Trong ván cờ này cặp Tượng linh hoạt đã đóng một vai trò lớn như một cây vĩ cầm đầu tiên của một dàn nhạc, góp phần vào sự thắng lợi. Tuy nhiên Đen không thể thắng nếu không có sự phối họp giữa hai mưu thuật: Sử dụng đường mở và Chốt tự do.
Trong ván cờ tiếp theo sau đây cuộc chiến cũng xoay quanh vấn đề sự linh hoạt của cặp Tượng nhưng nó liên quan chặt chẽ với những yếu tố vị trí cũng rất quan trọng. Ví dụ này chỉ cho chúng ta một cách hoàn hảo phương pháp của một kiện tuớng rèn luyện các kế hoạch trên bàn cờ và đã linh động áp dụng trong các trường hợp ra sao
KOTOV - SZABO [E87]
1.d4 ¤f6 2.c4 g6 3.¤c3 ¥g7 4.e4 d6 5.f3
Sự nguy hiểm của thế biến theo hệ thống Samisch là ý tưởng chủ yếu nhằm phong tỏa các Chốt trung tâm để rồi tẩn công hai bên cánh.
0–0 6.¥e3 e5 7.d5 ¤h5 8.£d2 f5
Tấn công vào cánh suờn từ trung tâm của Trắng bằng một Chốt.
9.0–0–0 ¤d7 10.¥d3 ¤c5
Khởi đầu của một kế hoạch sai lầm. Tốt hơn nên đi 10...¤f4! (theo ý kiến của Bronstein) và kế đó 11.¥c2 thì tiếp tục ¤b6 buộc Trắng đi b2- b3.
11.¥c2 f4
Đen có kế hoạch khép kín cuộc cờ: Tượng g7 hầu như chôn chân vì 11...¤f6 sẽ bảo vệ kỹ vùng trung tâm thì Tượng không đi được.
12.¥f2 a6 13.¤ge2 a5
Điều tệ hại nhất trong cờ Vua là khi đã chọn một kế hoạch rồi lại phải đình chỉ giữa chừng. Ở đây, lúc đầu Szabo dự định một cuộc phản công bằng 13...b5. Nhưng sau đó ông ta chú ý nước 14.b4của đổi phương tiếp đó là c4-c5 khiến đối phương rất mạnh
Bằng nước đi trong bài, ít ra cũng phải thử bảo vệ Mã ở c5.
14.¢b1
Nước đề phòng này thường rất có ích khi nhập thành dài: nó bảo vệ ô a2 và nhường chỗ c1 cho Mã hay Xe,
14...¥d7 15.¤c1 ¦f7 16.¤d3 b6 17.¦c1 ¥f6 18.¦hf1 ¥h4
Đen muốn loại bỏ quân Tượng xấu của mình: nhưng tốt hơn thì nên đi 18...a4. Có lẽ Kotov vừa rồi đi quân Xe đã khiến cho đối phương đi quân Tượng vì nghĩ rằng nễu chậm trễ thì Kotov sẽ đi 19.¥g1 và Tượng ở h4 sẽ linh hoạt.
Nhưng Trắng đã đáp lại bằng một nước bất ngờ:
19.¥xc5!
Trắng đi nước này là do Chốt e5 không còn được Tượng đen bảo vệ. Sự đổi quân tạo ra một điểm yếu mới cho Đen: Chốt a5 cô lập sẽ trở thành mục tiêu tấn công của Trắng.
Chắc hẳn quân Đen sẽ chiếm lấy cột "b" nhưng phải dám chấp nhận khi muốn tấn công quyết liệt đối phương và có khi phải cho lại đối phương một vài thứ. Và dĩ nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nếu cần Trắng có thể chiếm lại cột này.
19...bxc5 (Hình)
20.¥a4!
Các vai trò giờ đây bị đảo ngược ! Chính Trắng là bên muốn vứt bỏ Tuợng xấu của mình và Đen không thể tránh sự đổi quân này. Thật thế, nếu 20...¥c8 21.¥c6 ¦a6 22.¤b5và con Tượng ở c6 quá mạnh.
20...¥xa4 21.¤xa4 £d7 22.¤c3 g5
Đen cảm thấy nguy hiểm nên gấp rút tìm cách phản công bên cánh Vua. Còn Trắng đang đe dọa ¤b5 rồi ¦c3-a3
23.h3 ¤f6 24.¤b5 h5
Một cuộc chiến đấu hấp dẫn: ai sẽ là người giành thắng lợi ?
25.¦h1
Kotov đã tìm ra phương cánh phòng ngự cánh Vua một cánh ít tốn lực lượng nhất. Nguyên tắc tiết kiệm là vấn đề cốt lõi trong phòng ngự: càng có ít quân cho phòng ngự thì càng có nhiều lực lượng để tấn công.
25...¦h7 26.¦c3 g4 27.hxg4 hxg4 28.¦a3 ¥g3 29.¦xh7 £xh7
Szabo đã thành công trong việc bảo vệ gián tiếp Chốt a5: nhờ Hậu đang đe dọa Chốt g2 của Trắng.
30.¤c1! £h1! (Hình)
Hậu Đen đã xâm nhập vào trận đia của địch nhưng cuộc tấn công của Trắng thì nguy hiểm hơn vì những lý do sau đây:
1- Vi trí của Vua trắng ít sơ hở hơn.
2- Quân Mã ở b5 tấn công linh hoạt hơn quân Tượng ở g3. Do đó tiếp diễn là:
31.¤xc7 gxf3 32.gxf3 ¦a7 33.¤e6 ¥e1 34.£d1! ¦h7 35.¦d3
Trắng đi như vậy nhằm chống lại Đen đe dọa: ¦h2 rồi¥d2
35...¦h2 36.a3
Mở lỗ thông khí cho Vua !
36...¤d7 37.£a4 £g2 38.¦b3
Kotov phối hợp rất biệt tài giữa tấn công và phòng ngự.
38...¥c3
Dịp may cuối cùng: nếu Trắng mắc bẫy mà đi 39.£xd7thì 39...£xb2+ 40.¦xb2 ¦xb2+ 41.¢a1 ¦b7+ 42.¢a2 ¦xd7 và Đen thắng.
Nhưng một nước hy sinh ngoạn mục đã dập tắt hi vọng của Đen:
39.¤e2!
Và Đen đả đầu hàng vì nếu 39...£xe2 40.¦b8+ ¤xb8 41.£e8+ tiếp theo sẽ
chiếu bí.
Một đường chéo đóng kin muốn khai thông thường khi phải hi sinh môt con
Chốt.
Hãy xem đoạn kết thúc của ván cờ giữa
SCHUCHOWICKY - BOLESLAVSKY
đã diễn ra như sau: (Hình)
20.e5! ¦xe5
Nếu như 20...dxe5 21.¥xc5 bxc5 22.¤xf6+. Còn nếu: 20...fxe5 21.¥g5 £b8 22.¤f6+ ¥xf6 23.¥xf6 ¦a7 24.£h6 ¤e6 25.¥d5!và Tượng trắng trở nên linh hoạt góp phần quyết định thắng lợi cho Trắng.
21.¥xc5 bxc5 22.¤xf6+ ¥xf6 23.¦xe5 ¦b8
nuớc đe dọa là Hd5+
24.¦ee1
và Trắng đã thắng.
Rất nhiều kiện tướng thích bảo vệ cặp Tượng ngay khi khai cuộc. Người ta không thể nào tiên liệu được cặp Tượng của đối phương sẽ gây khó khăn cỡ nào trong trung cuộc hay tàn cuộc. Sự liên kết của cặp Tượng là mối nguy hiểm đặc biệt trong những thế cờ thoáng: thường nó làm tê liệt lực lượng địch. Sau đây là một ví dụ:
SMYSLOV - BOTVINNIK [B62]
1.e4 c5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 d6 6.¥g5 e6 7.¥e2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¤db5
Tấn công vào Chốt d6 vô ích. Tốt hơn thì nên đi 9.¢h1 để chuẩn bi f2-f4.
9...a6! 10.¥xf6 gxf6
Ăn Tượng lên f6 cũng được vì nếu 11.¤xd6 £c7 và rồi áp lực của Tượng ở f6 cũng đáng giá một con Chốt hy sinh, về phía Trắng cũng phải tính đến mối đe dọa ¥xc3.
11.¤d4 ¢h8 12.¢h1 ¦g8 13.f4 ¥d7 14.¥f3?
Lại một lỗi lầm nữa ! Đáng lẽ phải phong tỏa bằng 14.f5 và tiếp đó ¥h5 và ¤e2-f4.
14...¦c8 15.¤xc6
Họa vô đơn chí ! Smyslov thất vọng vì không khai thác được gì ở khai cuộc nên không biết nên lập kế hoạch nào, do đó đang tìm cách đơn giản hóa cuộc cờ. Nhưng Smyslov lại quên một nguyên tắc: không bao giờ nên đổi quân mà để cho đối phương tăng cường sức mạnh ở khu trung tâm.
15...bxc6 16.¤e2 d5 17.f5
Nước đi này chẳng gây khó khăn gì cho quân Đen, ngược lại nó còn mở ra đường chéo h2-b8 cho Tượng đen. Thế thì Trắng nên đi nước nào ? Kérès cho rằng nước đi tương đối khá nhất tà 17.£d3và những nước tiếp theo là: 17...dxe4 18.¥xe4 f5 19.¦ad1 ¦c7 20.¥f3 £c8để rồi c6-c5 với ưu thế cho quân Đen.
17...£c7 18.c4 dxc4 19.£d4 c5 20.£xc4 ¥d6
Cặp Tượng bắt đầu cho thấy "tiếng rống" của mình !
21.g3 ¥b5 22.£c2 exf5
Cùng một lúc mở ra đường chéo h1/a8 và cột "e": Trắng lâu dài cũng phải gục ngã.
23.exf5 ¦ce8 24.¦f2 ¦e3 25.¥g2 £e7
Chồng Xe và Hậu để tấn công chúng ta đã thấy rồi.
26.¤g1 ¥d3 27.£d2 c4 28.¦f3 ¦e8 29.¦d1 ¥c5 30.b3 (Hình)
30...¦e1!
Cuối cùng rồi cũng xuyên qua xuống hàng ngang thứ nhất. Các bạn hãy chú ý hoạt động của Cặp Tượng đã làm tê liệt quân Trắng như thế nào.
31.bxc4 ¥xc4 32.¥f1
Không còn cách nào để cản ¥xg1 nhưng bây giờ thì Trắng cũng phải mất chất.
32...¦xd1 33.£xd1 ¦d8 34.£c2 ¥d5 35.£c3 ¥d4 36.£d3 £e3
Đen đi như thế là đơn giản nhất
37.£xe3 ¥xe3 38.¥g2 ¥xf3 39.¥xf3 ¦d2 40.¤e2 ¦xa2
Trắng đầu hàng.
Botvinnik đã chơi một ván cờ xuất sắc, còn đối thủ thi gặp ngày xui xẻo!
Tuy nhiên đừng chủ quan cho là bao giờ có cặp Tượng cũng thắng. Khi vị trí hoạt động của Tượng bị Chốt cản hoặc không có những đường chéo mở ra thì Mã sẽ ưu thế hơn Tượng.
Trích từ quyển " Con đường dẫn đến thành công" Thầy Quách Anh Tú
COMMENTS