BÀI 36 CHỐT LẠC HẬU TRONG PHÒNG THỦ SICILE Trong phòng thủ Sicile với hai hệ thống : Hệ thống Opoceusky : 1.e4 c5 2.¤f3 d6 3.d4 cxd4 4.¤...
BÀI 36 CHỐT LẠC HẬU TRONG PHÒNG THỦ SICILE
Trong phòng thủ Sicile với hai hệ thống :
Hệ thống Opoceusky :
1.e4 c5 2.¤f3 d6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 a6 6.¥e2 e5!
Hệ thống Boleslavsky :
1.e4 c5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 d6 6.¥e2 e5!
Vì thế ở các giải cờ Trắng sử dụng 6. ¥g5 ngăn ngừa nước 6... e5
Ở hai hệ thống Đen đi e5 với ý định kiểm soát ô d4,f4 đồng thời chặn trung tâm lại loại bỏ khả năng tiến chốt e5 của bên Trắng vào lúc thuận lợi -.Ngoài ra còn cho phép bên Đen phát triển quân nhanh chóng (¥e7 , ¥e6) canh chừng điểm yếu d5 bên Đen còn có thể loại bỏ chốt lạc Hậu với nước d5 và đạt ưu thế trung tâm . Bên Trắng thường phải ngăn ngừa việc tiến chốt với việc đặt Mã ở d5 và nếu Đen đổi quân và bên Trắng đạt ưu thế chốt cánh Vua .
-Nước e5 hạn chế rất nhiều khả năng tấn công của bên Trắng ở cánh Vua và giúp bên Đen tiếp tục tấn công bên cánh Hậu với việc khai thác quyền kiểm soát cột c . Cần chú ý là nước e5 là một yếu tố có tầm quan trọng rất lớn hơn việc bên Trắng gây sức ép lên cột d . Lý do là chốt lạc Hậu d6 được Tượng e7 bảo vệ trở thành một hàng rào chắn tiện lợi chống lại việc xâm nhập của quân nặng bên Trắng .
· Nước e5 trong phòng thủ Sicile chứa đựng nhiều vấn đề đáng chú ý về chiến lược và chiến thuật .
Thí dụ : Unzicker – Bronstein, năm 1955.
1.e4 c5 2.¤f3 d6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 a6 6.¥e2 e5 7.¤b3 [7.¤f3 h6! 8.¥c4 ¥e6! 9.¥xe6 fxe6³] 7...¥e7 8.0–0 0–0 9.¥e3 £c7! 10.a4 b6 11.£d2 ¥e6 12.¦fd1 ¦c8 13.£e1 £b7 14.¦d2 ¤bd7 [14...¤xe4? 15.¤xe4 £xe4 16.¥f3±] 15.f3
Nhận xét :
- Bên Đen có chốt lạc Hậu d6 được bảo vệ chặt.
- Hậu , Tượng ,Mã của bên Đen kiểm soát chặt chẻ ô d5 .
- Xe Đen chiếm cột nữa mở c , các quân của Đen tập trung phía sau chốt và chuẩn bị phá bỏ thế yếu kém của chốt lạc Hậu .
Đánh giá thế cờ : Bên Đen có thế cờ tốt hơn .
15...d5! 16.exd5 ¤xd5 17.¤xd5 ¥xd5 18.¦ad1 ¤f6 19.¤c1 e4 20.£f2 ¥c5 21.¥xc5 bxc5 22.£e3 ¦e8 23.f4 c4 24.b3 ¦ac8 25.h3 ¥e6 26.¢h2 £c7 27.¦d6 a5 28.bxc4 ¥xc4 29.¤b3 ¥xe2 30.£xe2 e3! 31.¦6d4 ¤e4 32.£f3 ¤g5 33.£g4 ¤e6 34.¦e4 h5! 35.£f3 ¤g5 36.¦xe8+ ¦xe8 37.£g3 £xc2 38.¦d5 e2! 39.¦xg5 e1£ 40.¦xg7+ ¢h8 41.£g5 £xg2+ 42.£xg2 ¦e2 0–1
· Có nhiều ván chốt lạc Hậu d6 ở rất lâu mà bên trắng không khai thác được .Đến khi sau 11 cuộc điều quân Đen mới thực hiện kế hoạch tiến chốt nầy được .
Thí dụ : Unzicker – Taimanov , năm 1952 , Phòng thủ Sicile.
1.e4 c5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 cxd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤c3 d6 6.¥e2 e5 7.¤f3 [7.¤b3 ¥e7 8.0–0 0–0 9.f4? a5 10.a4 (10.¥e3 a4 11.¤c1 a3) 10...¤b4!³] 7...h6! 8.0–0 ¥e7 9.¦e1 0–0 10.h3 a6! 11.¥f1 b5 12.a3 ¥b7
Nhận xét :
- Bên Trắng gặp khó khăn trong việc triển khai quân , trong khi không thể khai thác trực tiếp chốt d6 yếu .
- Bên Đen chuẩn bị thế công trên cột nữa mở c.
- Bên trắng không thể đi nước ¤d5 vì sau ¤xd5 , ¥b7 của Đen hổ trợ cho thế công trên cột c .
Đánh giá thế cờ : Bên Đen có thế cờ tốt hơn .
13.b3 ¦c8 14.¥b2 ¦c7 15.¤b1 £a8! 16.¤bd2 ¤d8! 17.¥d3 ¤e6! 18.¦c1 ¦fc8 19.¤h2 ¤d7! 20.¤hf1 ¤dc5 21.¤g3 g6! 22.¤e2 ¥g5! [22...¤xe4?] 23.¤c3 ¤d4 24.¤cb1 d5! 25.exd5 ¤xd3 26.cxd3 ¦xc1 27.¥xc1 ¥xd5 28.f3 ¦c2! 29.a4 [29.¦xe5 £c6 30.¦e1 ¦xc1 31.£xc1 £xc1 32.¦xc1 ¤e2+±] 29...b4 30.¢h1 £c6 0–1
Tóm lại :
Qua hai ván cờ bên Đen có hai kế hoạch hoàn toàn khác nhau .
- Ván 1 : Nước phản d5 sớm mở cột tấn công trên cột e với các quân đứng tích cực .
- Ván 2 : Bên Trắng cố ngăn ngừa nước đột d5 và như vậy bên Trắng bố trí quân rất thụ động . Bên Đen có thể điều quân theo ý muốn và phản công trên cột c .
TEST YOUR IQ MASTER
Trắng đi |
Trắng đi |
Trăng đi |
Trắng đi |
HỒ VĂN HUỲNH
COMMENTS