TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 ( tiếp theo)

TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin   - Mosscow – 1989 ( tiếp theo) Ngay từ buổi đầu ( bình minh ) phát triển cờ vua hiện đại vào đầu thế k...





TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA
Malkin  - Mosscow – 1989 ( tiếp theo)


Ngay từ buổi đầu ( bình minh ) phát triển cờ vua hiện đại vào đầu thế kỷ XVII. Những Kiện tướng hàng đầu đã chú ý tới việc đánh giá thế trận, đó là điểm cơ bản đầu tiên, còn có thiếu sót. Khi phân tích sự xuất hiện thế trận như thế nầy, cách giải quyết chúng, đã đạt được vẻ đẹp thỏa đáng. Thí dụ , một trong những thế trận trong ghi chép của L.Greco :
Hình 1
Your Generated Chess Board

Đen đi trước .
          Cảm tưởng thế trận của Đen không còn lối thoát ( không hy vọng ) , Trắng có ưu thế to lớn là 2 chốt, tuy nhiên, đánh giá trừu tượng nầy trong trường hợp này không chính xác . Đen có thể cứu thế cờ :
1...¦a1+ 2.¦f1 ¦xf1+ 3.¢xf1 ¥h3! và bây giờ chốt f2 bị bắt chết hoặc nếu 4.gh  thì xuất hiện cờ tàn hòa .
          Bây giờ chúng ta chú ý tới một thí dụ kinh điển trong thế cờ nổi tiếng của
R. Reti. Tại sao thế cờ đã lôi cuốn chúng ta trong hàng thế kỷ, tại sao chúng ta cho rằng thế cờ tuyệt đẹp? Tất cả điều nầy có một nguyên nhân: đánh giá trừu tượng đặc biệt hiếm, nằm ngoài những phân tích. Rõ ràng sự nhìn nhận đầu tiên là bên Trắng thua, vì Vua Trắng không nằm trong hình vuông, nghĩa là không thể ngăn cản chốt thông của Đen, trong lúc đó vua Đen nằm trong hình vuông và dể dàng ngăn chặn chốt trắng.
          Tuy nhiên đáng giá nầy theo ấn tượng đầu tiên (có nghĩa là tư duy trừu tượng ) là sai lầm.Trắng cứu được ván cờ nhờ có chốt thông ( Ở đây vai trò của đánh giá trừu tượng được quan tâm). Những phân tích đã chỉ ra rằng vua trắng đồng thời hoàn thành hai chức năng: Kiểm tra theo dỏi chuyển động chốt thông của đối phương, mặt khác thực hiện chức năng bảo vệ chốt thông của mình. Chức năng trừu tượng thứ 2 rất khó đánh giá
Hình 2 

Your Generated Chess Board

Sau nước đi
1.¢g7 h4 2.¢f6 ¢b6 3.¢e5 h3 4.¢d6 h2 5.c7 ½–½  Và hòa cờ .
          Giải pháp trừu tượng sai lầm xuất hiện khi mà kinh nghiệm đã trải qua dường như không xuất hiện biểu tượng hình ảnh,mà những biểu tượng nầy VĐV cờ vua có thể định hướng khi đánh giá thế trận xuất hiện trong quá trình chơi cờ .
          Để minh họa chúng ta lấy ván cờ tàn của M.Tal chơi theo Telephon với các đọc giả báo “sự thật thiếu niên”. Thí dụ nầy gây ngạc nhiên lớn vì M.Tal có tư duy trừu tượng phát triển rất cao nhiều đòn phối hợp được  ông ta tiến hành bằng tư duy trừu tượng. Tuy nhiên thế trận nầy nói về chủ đề đặc sắc về đòn chiếu hết hiếm thấy.
Hình 3

Your Generated Chess Board

Xuất hiện thế trận hiếm có đó là bên Trắng có ưu thế lực lượng, tuy nhiên  vua trắng bị quân đối phương vây chặt. Với số lượng quân ít có cảm tưởng liệu Đen có thể đánh đòn quyết định. Tất cả những quân đã có Đen có thể chiếu vĩnh viễn. Làm điều nầy Tal tiến hành những nước cờ sau dẫn tới cờ hòa:
26...¤g3+ 27.¢h6 ¤f5+ 28.¢xh7 ¦g7+ ½–½
Sau khi kết thúc ván cờ một thời gian một học sinh Mosscow là Vadim Brodxki đã tìm được cách thắng ván cờ nầy, những nước đi rất đẹp như sau: [26...¤f4+!! 27.¢h6 (Nếu 27.¢h4? thìh5) 27...¦g6+ 28.¢xh7 ¦g7+ 29.¢h8 (29.¢h6 ¢g8!!) 29...¤g6#] Không thoát khỏi chiếu hết .
Nhận thấy rằng, như chỉ dẫn của I.A. Estrin thế cờ nầy xuất hiện trước năm 1911 trong ván đấu Rotlevi – Farni và Rotlevi đã tìm ra đòn phối hợp chiếu hết nầy.
Hình 4 

Your Generated Chess Board


Trong thế trận nầy Petrosian chơi  £e1- e5?! . Vào năm 1953 tại Suric trong vòng đấu loại tranh giải vố địch thế giới đã xảy ra trận đấu căng thẳng giữa V. Smylov và T.Petrosian. Từ tốn Smylov đã đạt được ưu thế và thắng ván cờ, tuy nhiên sau nước đi bất ngờ 46...£e5 có sự thay đổi đánh giá trừu tượng thế trận, cách giải quyết dẫn đến sự đe dọa chiếu hết nguy hiểm, và xác định được cách giải quyết ván đấu. Sau những nước 47.£xd3+ cxd3 48.d8£   ván cờ kết thúc hòa .
Trong trường hợp nầy đánh giá trừu tượng dẫn dắt Smylov. Phân tích chỉ ra rằng, sau nước đi 47.£d6!. Trắng sẽ thắng,bởi vì không thể chiếu hết ngay, còn xuất hiện con Hậu trắng thứ hai là không thể tránh khỏi.
Trí nhớ lâu dài đóng vai trò hiển nhiên trong tư duy trừu tượng. Trong trí nhớ của Kiện tướng cờ vua lưu giữ hàng ngàn thế cờ, có thể còn lớn hơn những dạng thế cờ – những hình ảnh, Khi đánh giá thế trận nhờ tư duy trừu tượng đặc biệt VĐV cờ vua trong khoảng thời gian ngắn đã thu hút tìm ra trong trí nhớ dài lâu thế trận – hình ảnh, những thế trận nầy không ít thì nhiều có nguồn gốc với thế trận xuất hiện trong quá trình chơi cờ. Điều nầy theo suy nghĩ tự nhiên: Trong một vài trường hợp không thể đưa ra đánh giá sai lầm và những cách giải quyết sai lầm chỉ có thể liên quan đến việc sử dụng hình ảnh thế trận của VĐV cờ vua. Những hình ảnh nầy không thể đi quá xa ý tưởng thế trận xuất hiện trên bàn cờ .Rõ ràng những sai lầm như vậy có chỗ đứng. Về điều nầy chứng thực cho kinh nghiệm chơi cờ và kết quả thực nghiệm dẫn ra cho chúng ta .
          Để minh họa chúng ta dẫn ra một thí dụ từ thực tế giải đấu. Năm 1946, tại thành phố Gronigen cuộc đụng đầu giữa các VĐV cờ vua hàng đầu của giải đấu: Cựu vô địch M.Euwe và nhà vô địch thế giới tương lai M. Botvinnik. Ván đấu được hoãn đấu trong thế cờ tàn Xe, thế cờ tàn nầy dường như Botvinnik và Euwe đã nắm rõ ý tưởng cờ tàn Xe từ ván đấu giữa E. Lasker – A. Rubinstein ( tại T.P. Peterburg, 1914 )
          Thế cờ tàn nầy Lasker đã chiến thắng.
          Cả hai đấu thủ đều biết rõ thế cờ tàn đã nhắc tới ở trên. Thế cờ tàn liên hệ tới điều mà họ đánh giá trừu tượng về thế trận hoãn đấu là bên Đen sẽ chiến thắng thế nào (M.Euwe ). Euwe tin tưởng chắc chắn về đánh giá trừu tượng. Botvinnik nhờ như thế, trước khi chơi hết ván cờ, ông ta cảm giác lạnh vai. Sự thực về thế cờ hoãn đấu, sau đó Botvinnik phân tích, chứng minh là tồn tại sự khác biệt so với thế cờ Lasker – Rubintein là mỗi bên còn 1 chốt bên cánh Vua. Điều khác biệt nầy ( là sự có mặt những quân chốt ) có ý nghĩa quyết định .
Hình 5 

Your Generated Chess Board

Tiếp tục chơi  
41.¢e3 ¢e5 42.¦c2! c3 43.¢d3 ¦d8+ [43...¦c6? 44. ¦xc3 ¦xc3 45.¢xc3.¢xe4 46.¢c4 ¢f4 47.¢d5 ¢g4 48.¢e6 ¢xh4 49.¢f6 ¢g4 50.¢xg6 h4 51.¢f6 =]
Trong thế trận nầy Lasker chơi tiếp 43…tiếp theo chơi  ¦xc3+ Rubinstein không thể chống đỡ được chuyển động nầy của đối phương, bởi vì dẫn tới cờ tàn chốt thua chắc . Sự xuất hiện quân chốt dẫn tới ván cờ hòa (theo chỉ dẫn của Botvinnik
44.¢e3 ¦d4 45.¦xc3 ¦xe4+ 46.¢f3 ¦xh4 47.¦c6!! ¦f4+ 48.¢e3 ¦e4+ 49.¢f3 ¢f5 50.¦f6+ ¢xg5 51.¦xg6+  và hai đấu thủ thỏa thuận cờ hòa . Tiến hành những thí dụ trên đã chỉ ra không chỉ tồn tại vai trò của tư duy trừu tượng, mà còn kiểm soát sự phân tích trong sạch quyết định trừu tượng luôn luôn rất cần thiết .
          Tư duy bắt đầu tri giác, bởi vì nghiên cứu cách VĐV cờ vua tri giác chơi cờ. VĐV cờ vua thu nhận thông tin về việc nhìn ra cách giải quyết  có ý nghĩa sống còn để giúp khám phá ra một vài đặc điểm tư duy trong đó có cách hiểu biết những nguyên nhân thu nhận ( chấp nhận ) cách giải quyết sai lầm.
Khi thảo luận vấn đề về nguyên nhân của cách giải quyết sai lầm, những sai lầm được xác định xuất hiện do sơ xuất ( sơ ý ). Những sơ ý nhất thiết dưới dạng trong một vài trường hợp vi phạm quá trình tư duy bình thường làm cho rối loạn tri giác. Chúng ta đang nói tới quá trình suy nghĩ nước đi của VĐV cờ vua, xem xét sữ xuất hiện thế cờ thế nào về sự hoàn chỉnh ( nguyên vẹn) cấu trúc – hình ảnh. Cấu trúc –hình ảnh nầy được hình thành từ một vài khối lượng liên quan và mối quan hệ lẫn nhau giữa các quân và chốt. Những quân và chốt nầy thực hiện những chức năng xác định . Về điều nầy thế cờ có thể có những thành phần riêng rẽ, rõ ràng những thành phần đơn lẻ liên quan rất ít tới cấu trức cơ bản. VĐV cờ vua thường tri giác về những thành phần đơn lẻ rất kém. Bởi vì những thành phần đơn lẻ nằm dường như rất xa điểm chiến lược quan trọng như vậy được gọi là “những vùng nóng” của bàn cờ. Trong lúc đó những yếu tố – quân cờ nầy trong môt hoàn cảnh nhất định có thể kiểm soát những ô quan trọng và nhanh chóng được đưa vào chiến đấu ( chiến dịch ). Điều nầy đưa vào những nước dài bất ngờ, dường như các quân nầy không hoạt động và có thể xác định kết cục ván cờ.Nói về những thành phần – quân cờ được tach rời khỏi những ô có chiến sự. Thường thì những quân cờ nầy nằm ngoài tri giác của VĐV cờ vua, thực nghiệm được chứng minh nầy do tiến sỹ khoa hoc tâm lý V.I. Puskin thực hiện cách nay gần 20 năm trước. Đơn giản hơn là xem xét  dừng lại ở những kết của họ, hợp lý hơn cả là chú ý tới sự nghiên cứu của nhà tâm lý vật lý Xô Viết  A. Iarbus. Ông đã nghiên cứu đặc điểm tri giác bằng mắt người của những hình ảnh khác nhau. Trong số đó có việc nghiên cứu những ảnh chụp bộ mặt con người. Để nghiên cứu vấn đề nầy A.Iarbur đề nghị dùng phim chụp ảnh của của mắt và đối tượng, những tấm phim chụp con người sẽ được xem xét. Những phương pháp được áp dụng nầy sẽ theo dõi sự chuyển động tầm nhìn theo đối tượng tri giác. Những thí nghiệm nầy sẽ chỉ ra sự xem xét khuôn mặt trên tấm ảnh, người nầy xác định tầm nhìn vào hướng chính những thành phần quan trọng nhất, thể hiện tính tri giác của đối tượng. Như vậy khi xem xét khuôn mặt bằng nhiều thử nghiệm cố định được tầm nhìn trên mắt và môi, thì chúng ta đã có những thành phần ( yếu tố ), những yếu tố nầy thường gặp trong cuộc sống khi giao tiếp đưa ra những thông tin hiển nhiên nhất về con người .
          V.N. Puskin sử dụng phương pháp mà I.Arbus đã dùng để phân tích sự tri giác của VĐV cờ vua xuất hiện trong khi chơi thế trận.
          Thống kê ghi lại sự chuyển động của Mắt VĐV cờ vua khi họ suy nghĩ những thế cờ khác nhau V.N. Puskin nhận ra rằng sự tìm tòi nước đi của VĐV cờ vua có đẳng cấp không phân phối sự chú ý không đồng đều lên những thành phần của bàn cờ , mà ở đó đang diễn ra sự kiện quan trọng hơn. Vì vậy có thể nhận thấy rằng một vài quân cờ dường như liên quan ít tới cấu trúc cơ bản của thế trận, những quân nầy rời khỏi “chiều ngang” của VĐV cờ vua. Có nghĩa là các quân nầy không được tri giác ( tái hiện) trong quá trình lựa chọn nước đi .
          Rõ ràng thí nghiệm của chúng ta cùng với thực nghiệm của V.N. Puskin ,trong thời gian thực nghiệm khoảng thời gian ngắn đưa ra những thế cờ khác nhau. Điều đó chỉ ra rằng phần lớn VĐV cờ vua, thậm chí cả VĐV cờ có đẳng cấp cao, cấp I, dự bị Kiện tướng, Kiện tướng không có khả năng tái hiện chính xác thành phần thế trận, những thế trận nầy họ đã xem xét phân tích trong thời gian 10 – 15 giây. Ở đây nhận thấy một hoàn cảnh (tinh tế) quan trọng. Thời gian tìm được giải pháp đúng, có một số mức độ thấp hơn, độ chính xác tái hiện tìm được phụ thuộc vào đẳng cấp VĐV cờ vua. Như vậy trong thế trận mà hai Đại Kiện tướng cờ vua, cựu vô địch thế giới Tal ,và E.Vasiucov một người suy nghĩ 5 giây, người kia suy nghĩ 6 giây và đưa ra giải pháp đúng. Về điều nầy cả hai Đại Kiện tướng mặc dù đã đưa ra lời giải dưới 10 giây,sau khi kết thúc đưa ra sự tái hiện thế trận chính xác.
          Trong lúc đó một VĐV cờ vua trẻ Kiện tướng A.Amarov đã kịp thời đưa ra lời giải sau 9 giây, tuy nhiên khi sắp xếp thế cờ, tái hiện tất cả thành phần thế trận thì anh ta không thể làm được. Đầu tiên anh ta quên con Mã, sắp xếp h7 và đoán rằng thế trận đã cho có lực lượng cân bằng, sau đó nhớ lại rằng bên Đen còn dư Mã, tuy nhiên tất cả điều nầy không thể sắp đặt chính xác vị trí chốt Đen.
Hình 6 

Your Generated Chess Board

VĐV cờ vua cấp I khi quan sát thế cờ nầy đưa ra lời giải chính xác khoảng 25 giây .Mặc dù như vậy việc tái hiện hình ảnh thế trận chính xác họ không thể làm được. Họ hiểu rất rõ thành phần đã cho của thế trận và chiến lược, để tạo nên chiến thắng cho quân Trắng. Tuy nhiên khi tái hiện thế trận họ mắt rất nhiều lổi. Như vậy những sai lầm tái hiện thế trận không ảnh hưởng tới việc giải quyết thế cờ. Những sai lầm tương tự thể hiện đặc tính nầy.Từ những thí dụ đã dẫn ra chúng ta có quyền khẳng định rằng VĐV cờ vua khi xem xét thế có tái hiện chúng chỉ chú tâm tới những thành phần (yếu tố ) quan trọng nhất. Chúng tôi cho rằng điểm quan trọng xác định cách giải quyết dựa vào kinh nghiệm đã trải qua. Nếu VĐV cờ vua được cho xem những thế cờ mẫu có thành phần liên quan không bình thường, không có nguồn gốc theo chủ đề, mà chủ đề nầy đã gặp trong quá khứ thì việc tái hiện thế cờ đó sẽ gặp khó khăn rất lớn.
          Từ điều nầy tôi khẳng định là khi yêu cầu tái hiện một trong những thế trận là thế trân ban đầu từ 26 VĐV cờ vua cấp I và dự bị Kiện tướng sau 30 giây đưa ra thế
Hình 7

Your Generated Chess Board

Trận tái hiện thì không một người nào làm được trong số tất cả số người tham gia thực nghiệm.
          Bây giờ ta rút gọn trong trường hợp khi VĐV cờ vua chấp nhận quyết định sai lầm, từ kết quả thấy rằng khi tái hiện thế cờ VĐV cờ vua đã bỏ qua một vài đặc điểm cho thành phần thế trận đó, kết quả là đã xuất hiện sai lầm khủng khiếp đó là sơ xuất.
          Chúng ta biết rằng trong nhiều trường hợp sơ xuất xảy ra liên quan tới thời gian hạn hẹp ( thiếu thời gian ) Trong những thí dụ mà chúng tôi đưa ra về việc thiếu thời gian cho suy nghĩ chưa được đưa ra .
          Trong những thí dụ những sai lầm về sơ xuất – sơ ý xảy ra mặc nhiên do đặc điểm tái hiện thế trận được VĐV cờ vua thực hiện. Đầu tiên là hai ván đấu chơi cờ theo kiểu viết thư. Như trong giải đấu vô địch Liên Xô đã xuất hiện tình trạng thú vị trong ván đấu giữa M. Iudovich và M.Zagorovxki. Thế trận được diễn ra trên hình 8

Your Generated Chess Board

Trắng đã chơi nước cờ nầy theo Iudovich nhận xét là ông đã tính được cách đáp trả mạnh mẽ của đấu thủ .
29...¦xf7  30.gxf7 £xf7 31.¥b2 £g6 1–0
và Trắng có ưu thế nhỏ ở chỗ nầy Đen đã đi nước cờ yếu dẫn đến thua cờ 29...¤g4??  Trắng tiếp tục chơi 30.¦xg4!  và Đen đầu hàng: bởi vì Đen đi tiếp 30...fxg4 Trắng tiếp tục 31.£xh6+! và chiếu hết trong nước tiếp theo.
Giải thích sai lầm nầy thế nào?
Chúng ta chú ý tới hình 8 nhận thấy rằng ¥a3  dường như suy sụp cấu trúc thế cờ ( Tượng ở vị trí xấu ) . Con Tượng không bao hàm sức mạnh tấn công , sức mạnh được tạo ra là hậu quả đe dọa Vua Đen . Điều xa vời nầy có chỗ đứng chính yếu trong sự kiện con Tượng tạo ra đòn đánh quyết định bất ngờ. Có thể theo chỉ dẫn của Iudovich là M. Zagorovxki  khi xem xét thế trận đã không phát hiện ra, có nghĩa là không tái hiện được con Tượng “nằm vùng mai phục”.
           Những thí dụ khác cũng được rút ra từ những ván đấu theo kiểu viết thư, có thể các thế trận nầy không phụ thuộc lẫn nhau, cả hai đấu thủ đều có một điểm giống nhau, Đai Kiện Tướng A.Zaixev cầm quân Trắng. Thế trận nầy phản ánh trên hình 9 

Your Generated Chess Board


 Quân Mã Đen đang trốn chạy cuộc tấn công của chốt trắng ở ô h4¤h4 mà không nhận Ra rằng ô nầy đang bị Tượng Trắng kiểm soát (¥d8) và sau nước ¥h4 bị mất quân.
Tóm lại, ¥d8  nằm ngoài sự tái hiện, nó rời khỏi cấu trúc của thế trận mà VĐV cờ vua đã phân tích .
Những sơ xuất dạng nầy đã được nói tới trong ván đấu năm 1914 A.Alekhine cầm quân trắng chống lại Blecbern. Thế trận trong hình 10 

Your Generated Chess Board


Alekhine đi nước 11. ¤d2?  Và sau khi Đen đáp trả 11…£a5  dẫn đến mất quân, bởi vì 12. a4. tiếp theo là nước 12...a6. Sau ván đấu trả lời câu hỏi: “ Ông có thể giải thích ra sao về sai lầm khủng khiếp nầy ? –Alekhin trả lời: Bạn thân mến, chỉ đơn giản là tôi đã quên mất con Tượng. Tôi đã quên sự tồn tại quân Tượng”.
Trong một vài trường hợp những sơ xuất khủng khiếp xảy ra không những liên quan đến việc VĐV cờ vua đơn giản quên mất quân cờ nào đó đứng ở vị trí không tốt, mà còn có sự hạn chế tầm nhìn bàn cờ. Về điều nầy một VĐV cờ vua, thậm chí nhiều VĐV khi phát hiện bị đe dọa và phòng thủ để chống lại, còn sự thật sự nguy hiểm do sơ xuất: Nước đi bằng quân Hậu VĐV cờ vua nhìn thấy, còn các quân khác dường như đã rời khỏi ô cờ “thoát khỏi tầm nhìn” .
          Minh họa cho nội dung trên là ván đấu giữa Marsall – Chigorin, chơi năm 1902 trong giải đấu quốc tế tại Monte – Carlo. Ván đấu ngắn ngủi diễn ra như sau:
1.d4 d5 2.c4 ¤c6 3.¤c3 dxc4 4.d5 ¤a5 5.¥f4 ¥d7!?
Đen đi một nước đi lạ lùng, ở đây rõ ràng là cần phòng thủ ô a4, rất nguy hiểm khi Trắng đi £a4. Về điều này họ dường như không nhận thấy cách đáp trả c6 và sẽ mất quân, hoặc nước đi c6 của thế cờ vì một nguyên nhân nào đó không được điều chỉnh (thực hiện). 6.e4 e6 7.dxe6 fxe6??  (hình 11).

Your Generated Chess Board

 Đen ăn bằng Tượng (¥c6)  như nước đi họ đề xuất, không thể dùng Tượng d7 kiểm soát ô a4. Bởi vì ngay lập tức Đen sẽ đi nước cờ thua 8.£h5+ g6. Đen không nhận thấy mất Mã chỉ sau khi đi 9.£xa5  lập tức thua cờ. Nước đi của Trắng £h5 rời tầm nhìn bên Đen.
          Để dẫn chứng đầy đủ còn nhiều thí dụ khác, minh họa cho điều tương tự nầy, khi VĐV cờ vua không thấy quân, những quân nầy nằm ngoài vùng xảy ra chiến sự. Một vài trường hợp tương tự xảy ra mặt nhiên như tổng cộng cả hai nguyên nhân, Những nguyên nhân nầy xáx định sự mất cảnh giác của đấu thủ (VĐV cờ vua ). Một nguyên nhân trước đây đã được Đại Kiện tướng cờ vua N.V.Krogius phân tích rõ, một hiện tượng được mô tả rất kỳ lạ được gọi là “hình ảnh lạc hậu” (có thể gọi là khoảng tối). Vấn đề ở đây là trong quá trình tính toán VĐV cờ vua dựa vào các quân cờ, còn sau đó, trên cơ sở nầy tự nhiên tái hiện lại thế trận. Những thế trận đã quên do một quân rời khỏi vị trí ban đầu. Có một vài trường hợp sai lầm nầy của thao tác trí nhớ kết hợp với thiếu sót tri giác quân cờ, những quân cờ nầy dường như tách ra khỏi lực lượng cơ bản và hình như không tham gia vào cấu trúc cơ bản phức tạp của thế cờ. Thế cờ nầy đã được VĐV cờ vua xem xét. Để dẫn chứng chúng ta lấy trích đoạn thế trận xuất trong ván đấu thứ 3 trong trận đấu tay đôi giữa A.F.Ilin và V.I. Nenarokov (1923).Trong tình thế cân bằng nầy (Hình 12) 

Your Generated Chess Board

Trắng quyết định giành quyền chủ động và công phá hai cột nầy. Ở đây ván đấu diễn ra như sau : 
14.¦f1 g6 15.£e3 ¤e7 16.f4?? exf4 17.£xf4 vì điều gì Đen đáp trả £xb5  đó là chiến thắng tách rời con Tượng “quên lãng” (hình 12)
          Từ những thí dụ đã dẫn chúng ta rút ra được những kết luận gì, những kết luận nầy có lợi cho những huấn luyện viên cờ vua, những nhà sư phạm cờ vua hay không? Kết luận chính là trong quá trình giảng dạy huấn luyện viên cờ vua nghiên cứu những đặc điểm cơ bản, những học trò của mình về những đặc điểm tái hiện tri giác những thế cờ và từng bước sửa chữa những sai lầm tri giác.

          Tóm lại có thể đưa ra kết luận những nghiên cứu về tâm lý học và tâm vật lý đóng một vai trò quan trọng thực tế trong việc phát hiện nhiều điểm quan trọng trong sự sáng tạo của VĐV cờ vua.

Bài giảng cho sinh viên , khoa huấn luyện viên Trường Đại Học TDTT Mosscow 1989



 

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 ( tiếp theo)
TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 ( tiếp theo)
http://www.chessvideos.tv/bview.php?id=ch3z7gtexbai
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2013/05/tu-duy-van-ong-vien-co-vua-malkin.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2013/05/tu-duy-van-ong-vien-co-vua-malkin.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy