TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 Tư duy là quá trình phản ánh trong ý thức con người bản chất của những sự vật , những...
TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA
Malkin - Mosscow – 1989
Tư duy là quá trình phản ánh trong ý thức con người bản chất của những sự vật , những mối liên hệ giữa các sự vật hay các hiện tượng của hiện thực.
Tư duy là khả năng suy nghĩ làm xuất hiện trong nảo con người bản chất của các hiện tượng , các biến cố hình thành khái niệm , đưa ra cách giải quyết .
Tư duy theo quy luật các nguyên nhân , nó liên hệ tới sự thỏa mãn đòi hỏi của mình mà con người tiến tới : Giải quyết nhiệm vụ nầy hay nhiệm vụ khác , đạt được điều gì đó , để thoát khỏi tình trạng khó khăn nầy hay tình trạng khó khăn khác.
Những nhà nghiên cứu hàng đầu luôn luôn tiến tới khám phá bản chất tâm lý và vật lý cơ chế cơ bản của tư duy . Nhà sinh lý học vĩ đại người Nga Ivan Mikhailovich Sechenov đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về tư duy . mà ý tưởng đó là “Sự phản xạ không có điểm khởi đầu và điểm cuối cùng”.Nếu chúng ta phân tích định nghĩa nầy , chúng ta sẽ nhận thấy rằng rõ ràng là không có điểm khởi đầu có nghĩa là có bước nhảy hoặc sự kích thích từ bên ngoài, từ đó xuất hiện tư tưởng, điều gì liên quan tới vế thứ hai của định nghĩa nội dung ý nghĩa là “Phản xạ không có điểm cuối”.
Nội dung muốn nói cơ sở của sự suy nghĩ , tư duy , thậm chí trong một vài trường hợp liên hệ với việc đưa ra những quyết định . Những quyết định nầy có thể không được giải quyết ,có nghĩa là phản ứng của tư duy không giải quyết được .Thí dụ chuyển động của cánh tay nắm bắt quân chốt hay quân nhẹ trên bàn cờ .
Tư duy luôn luôn liên hệ tới việc xử lý thông tin, mà nó thu nhận vào các cơ quan cảm giác từ các sự kiện hiện tượng khác nhau xung quanh con người, hoặc có thể nó liên hệ tới quá trình làm việc của trí nhớ, có nghĩa là xử lý thông tin đã tích lũy trước đó. Mối liên hệ giữa tư duy và trí nhớ đã được nhà sinh lý học vĩ đại I.P.Pavlop chỉ rõ. Ông viết “Tư duy không phải cái gì khác là yếu tố đầu tiên của sự liên tưởng , nó liên hệ tới trực quan bên ngoài, sau hết là những chuỗi xích liên tưởng. Có nghĩa là mỗi liên tưởng đầu tiên nhỏ bé đó là thời điểm sinh ra ý tưởng “ . Điều đó phát triển của I.Xechenov là sự khám phá “Không nhìn thấy” điểm bắt đầu xuất hiện ý tưởng . Tư duy liên tiếp nhận thông tin, nó còn liên hệ tới sự chú ý. Trong khái niệm chú ý ta quan tâm tới khả năng tập trung chú ý, việc phân phối chú ý .
Cụ thể hơn về tập trung chú ý về vấn đề tư duy, đó là vấn đề trung tâm xuất hiện trong bản chất sáng tạo của VĐV cờ vua. Vấn đề cuối cùng là khám phá một vài cơ chế của tư duy xuất hiện trong nhiều trường hợp để hiểu tại sao VĐV cờ vua chọn nước đi nầy hay nước đi khác, tại sao họ lại mắt sai lầm nầy hay sai lầm khác. Từ những điều trên thấy rõ rằng vấn đề nghiên cứu tư duy có ý nghĩa to lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn đối với VĐV cớ vua cũng như đối với huấn luyện viên và các nhà sư phạm.
Vấn đề nghiên cứu tư duy VĐV cờ vua là vấn đề rất phức tạp. Để nghiên cứu tư duy VĐV cờ vua cần thiết phải xây dựng phương pháp, nhiệm vụ nghiên cứu thích hợp. Phải tính tới khả năng xây dựng môt phương pháp nào đó. Phương pháp nầy phải thể hiện đầy đủ tính chất của cả quá trình tư duy, kể cả phương pháp không thích hợp. Ở thời điểm hiện nay những phương pháp như vậy vẫn chưa có. Bản thân quá trình tư duy còn có nhiều điểm chư rõ ràng. Điều đó không có nghĩa là không thể nghiên cứu chúng, việc nghiên cứu tư duy VĐV cờ vua được xúc tiến không vội vã ( từ từ ). Hiện nay những thông tin được biết về tư duy VĐV cờ vua đã được đề cập trong những công trình nghiên cứu của các Kiện tướng cờ vua, các nhà tâm lý học, các nhà tâm vật lý, các nhà điều khiển học, được VĐV cờ vua sử dụng như một mô hình nghiên cứu tư duy .
Tóm lại chúng ta sẽ cố gắng khắc phục những vấn đề lịch sử còn tồn tại . Sự chú ý tới các phương pháp nghiên cứu thích hợp đã được sử dụng trong công việc của các tác giả khác nhau .
Năm 1894 ở Paris đã xuất bản cuốn sách của nhà tâm lý nổi tiếng Bine “Tâm lý tính toán của VĐV cờ vua “ Kết quả công trình nghiên cứu đầu tiên nầy có ý nghĩa to lớn bởi vì nó là tác phẩm đầu tiên mà còn bởi vì tác phẩm do một nhà bác học tâm lý lớn viết ra. Tác phẩm đưa ra những kết luận giá trị về quá trình tâm lý của tư duy VĐV cờ vua diễn ra trong những ván đấu cờ mù ( cờ tưởng ). Rõ ràng là điều được nghiên cứu đã được suy nghĩ kỹ lưỡng với mục đích thu được những thông tin về trí nhớ. Như những điều Bine dự đoán rằng Kiện tướng cờ vua có khả năng đồng thời chơi với nhiều đấu thủ mà không cần nhìn vào bàn cờ đòi hỏi họ phải có trí nhớ đặc biệt. Khi tiến hành nghiên cứu Bine đã nhanh chóng đưa ra kết luận là khi chơi “cờ tưởng” đã xác định được một vài cơ chế trí nhớ trong cờ vua, một vài đặc điểm của tư duy của VĐV cờ vua. Phương pháp nghiên cứu được Bine sử dụng có thể gọi là “Phương pháp phỏng vấn trực tiếp”. Trong phương pháp nầy Bine đã xây dựng các bảng câu hỏi, câu trả lời theo quan điểm của ông cần được làm rõ câu trả lời VĐV cờ vua đã chơi cờ tưởng như thế nào? Để kiểm tra những thông tin nhận được Bine đã tiến hành thực nghiệm. Thí dụ các câu hỏi mà ông ta quan tâm đã đưa ra những tài liệu đáng tin cậy, những thông tin tương đối của nhiều Kiện tướng về việc họ chơi cờ tưởng như thế nào cách họ chơi gần giống với cách chơi thông thường. Bởi vì họ nhìn rõ “Sự lý giải bên trong” trên toàn bộ bàn cờ với vị trí của các quân cờ. Để xác định những thông báo nầy Bine đã tiến hành thực nghiệm. Ông ta đề nghị các Kiện tướng cờ vua ngay lập tức trả lời ngay lập tức không suy nghĩ các câu hỏi như màu ô của vị trí quân cờ nằm ở ô nầy hay ô khác, ở đâu. Để trả lời đúng những câu hỏi nầy cần phải tốn thời gian, hoặc trong một vài trường hợp cá biệt có câu trả lời thậm chí sai lầm. Từ những kết quả thực nghiệm nầy của Bine , ông đi tới kết luận là trong thời gian các Kiện tướng cờ vua chơi cờ tưởng, theo quy luật không sử dụng toàn bộ bàn cờ và tất cả vị trí các quân cờ. Bine lập tức hiểu ra rằng toàn bộ nhiệm vụ nghiên cứu tư duy phức tạp trong thời gian chơi cờ . Liên hệ tới điều nầy họ cố gắng hình dung toàn bộ sự kiện xảy ra trong óc VĐV cờ vua trong thời gian chơi cờ .Ông viết :”Nếu có thể quan sát trong đầu VĐV cờ vua , chúng ta nhìn thấy ở đó toàn bộ thế giới hình ảnh,ý tưởng, cảm xúc và sự sợ hãi, trạng thái ý thức sôi động bất tận, so sánh với tất cả yếu tố trên chúng ta với sự thận trọng nhất vẽ ra đó là một sơ đồ sơ lược“Điều giá trị nhất rút ra từ công trình của Bine chúng ta đưa ra kết luận là với sự giúp sức của cờ vua có thể nghiên cứu các quá trình tâm lý khác nhau. Từ điều nầy ông kiến nghị là cờ vua mở ra khả năng nghiên cứu các hoạt động sáng tạo và các vấn đề quan trọng tương tự, thí dụ như quá trình hoạt động mối tương quan giữa trí nhớ và tư duy logic. Nói về điều nầy Bine viết:”Trong phần lớn các trường hợp đều trùng khớp với trí nhớ, điều cần thiết để chơi cờ vua, khả năng phối hợp, nhưng mối tương quan giữa hai khả năng nầy không nhất thiết phải có …”
Klivlend năm 1907 đã nghiên cứu tư duy VĐV cờ vua trong quá trình giảng dạy môn cờ vua. Ông đã xác định các quá trình giai đoạn (Pha) trong giảng dạy và chỉ ra một vài cơ chế tư duy của tư duy trong mỗi giai đoạn (Pha).
Thứ nhất , giai đoạn (Pha) bắt đầu : gọi theo quy ước là ghi nhớ nước đi của các quân – trí nhớ .
Thứ hai là theo quy ước của nước đi chuẩn xác định tấn công hay phòng thủ được ghi nhớ sâu ý tưởng và phát triển logic đơn giản.
Thứ ba là mở ra những giá trị phối hợp hoạt động của các quân cờ , mối liên hệ giữa các quân , tích luỹ kinh nghiệm, sở hữu được những thói quen chơi cờ, những điểm cơ bản về tưởng tượng và thao tác logic.
Thứ tư là tìm được khả năng hệ thống kế hoạch chơi tiếp theo đó là xây dựng thành phần chiến lược của kế hoạch ( sự phát triển kế tiếp của trí nhớ chuyên môn và khả năng phân tích )
Thứ năm là tìm được “cảm giác thế trận”,”cảm giác các phương án chiến lược”,kết luận về vị trí của quân cờ trên bàn cờ ( Tưởng tượng đầy đủ hơn về thế trận và đánh giá thế trận đó ).
Tóm lại , trong công trình đầu tiên của Bine và Klivlend đã xác định được về vai trò của tư duy trừu tượng và tư duy logic trong sáng tạo cờ vua .
...Còn tiếp
COMMENTS