TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 ( tiếp theo) Năm 1925 I.I. Diacov, N.V. Petrovxki và P.A Rudic đã tiến hành nghiên cứ...
TƯ DUY VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Malkin - Mosscow – 1989 ( tiếp theo)
Năm 1925 I.I. Diacov, N.V. Petrovxki và P.A Rudic đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tâm lý những VĐV cờ vua hàng đầu tham gia giải đấu quốc tế tại Mosscow.
Công trình tiến hành theo hướng làm rõ đặc điểm hoạt động tâm lý của VĐV cờ vua. Để làm được điều nầy với sự trợ giúp của các bài test đã được chuẩn y tiến hành nghiên cứu các thông số tâm lý cơ bản của VĐV cờ vua: mức độ ( trình độ ), tri giác, chú ý, trí nhớ và các thông số khác. So sánh kết quả khảo sát với kết quả phân tích, kết quả thu được khi nghiên cứu con người có các nghề nghiệp khác nhau. Chúng ta thử tìm cách hiệu chỉnh, phân biệt giữa VĐV cờ vua tài năng ( có năng khiếu ) và cả những người ít phát triển hơn trong số họ có những chỉ số ra sao, trí nhớ như thế nào, sự chú ý, biểu tượng và các yếu tố khác …Chúng ta tiến hành không vội vã. Kết quả thu được khi khảo sát không có sự khác biệt so với đối tượng có nghề nghiệp khác. Ở VĐV cờ vua chỉ phát triển rất mạnh trí nhớ chuyên ngành “cờ vua”.Ở họ phát triển khả năng tập trung chú ý , nhưng chỉ mạnh mẽ khi làm việc với tài liệu cờ vua, ngoài ra họ có tốc độ tri giác cao, nhưng cũng chỉ phát huy khi xem xét thế cờ ( hoàn cảnh,tình thế cờ ) .
Kết quả của công trình có một vài điểm mâu thuẫn mà chúng ta đã biết rõ các yếu tố là thường gặp ở những VĐV cờ vua tài năng làm việc ở các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Liên hệ tới điều đó có thể nghĩ rắng họ có quyền sử dụng tới phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhưng chưa đạt được độ thích hợp với nhiệm vụ đề ra , những nhiệm vụ nầy không liên quan tới công việc. Những thực nghiệm đó ít thay đồi trạng thái xúc cảm của VĐV cờ vua, bởi vì cách thức tiến tới giải quyết các bài test còn chưa ở mức độ cao. Chúng ta đề cập về sự thiếu vắng yếu tố căng thẳng liên hệ tới cảm xúc căng thẳng của VĐV cờ vua .
Việc nghiên cứu được các VĐV cờ vua – nhà tâm lý , VĐV cờ vua – nhà điều khiển học tiến hành có ý nghĩa to lớn . Trước tiên chúng ta phải nói tới các công trình của Botvinnik , De Groot , B. Bliumenfeld , A. Cotov , E. Ilina –Zenevxki , V.Popov, I.Krogius và các tác giả khác .
Năm 1938 De Groot giáo sư tâm lý học và là Kiện tướng cờ vua tiến hành thực nghiệm nghiên cứu tâm lý với các VĐV cờ vua hàng đầu , những người tham gia giải cờ vua lớn Avro ở Hà Lan . Để nghiên cứu tư duy ông đã sử dụng phương pháp “thống kê ngôn ngữ” của VĐV cờ vua khi suy nghĩ các vấn đề về thế trận cờ vua ( cờ thế ) khi tiến hành giải các thế cờ đó. Các Đại kiện tướng trong đó có A.Alekhine , M.Euwe , S.Flor , và nhiều người khác, họ thông báo những biểu tượng hình ảnh về thế cờ ( cách tìm ra nước đi tốt nhất ) những thế cờ nầy để các nhà thực nghiệm giải quyết. Tóm lại , De Grooot sử dụng phương pháp “phỏng vấn trực tiếp “ ông ta đã nghiên cứu một vài thành phần của tư duy .
Tiếp theo phương pháp nầy được Đại kiện tướng Bronstein phát triển tiếp. Ông ta đã tiến hành chơi cờ với cựu vô địch thế giới cờ vua M.Tal . Trong quá trình chơi cờ cả hai Đại kiện tướng đều thông báo các hình ảnh xuất hiện trong thế cờ của mình và trên cơ sở đó họ chọn nước đi nầy hoặc nước đi khác .
Theo quan điểm của chúng tôi phương pháp phỏng vấn trực tiếp không được cho là hoàn hảo , thích hợp giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu tư duy , bởi gì những thông báo không nhất thiết nói về những điều suy nghĩ không ( chưa ) tự nhiên và tự bản thân phải đặt ra những quá trình suy nghĩ bình thường trong suốt quá trình thực nghiệm . Đặt biệt thực nghiệm được tiến hành chưa nhận ra được trình độ của từng VĐV cờ vua . Chúng tôi cho rằng còn có thể thông tin rất ít về vấn đề nầy. M.Tal cho rằng việc phỏng vấn trở ngại rất lớn khi chơi cờ , vài lần ông thông báo rằng :"Những hình ảnh tủ mù nào đó lởn vởn , bắt đầu nhìn thấy đòn phối hợp nào đó"
Nhận xét về vấn đề đó , ông suy nghĩ như thế nào khi chơi cờ , cựu vô địch thế giới cờ vua Smylov nói rằng ông không thể trả lời câu hỏi nầy , bởi vì ông không biết điều gì diễn ra.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp trước hết có thể được sử dụng khi nghiên cứu nhận thức thành phần tư duy đó là thao tác tư duy logic , thí dụ để đánh giá tính toán các biến thế ( phương án )
Không nghi ngờ gì nữa về các đóng góp của De Groot ông đã tiến hành các nghiên cứu có giá trị với những ván cờ có bấm giờ , trong đó có phần đóng góp của A. Alekhine và S. Resevski. Vấn đề là ở chỗ các VĐV cờ vua sử dụng thời gian cho suy nghĩ từng nước đi không đồng đều , điều nầy đã được biết lâu rồi từ thời Staunton . De Groot đã chỉ ra rằng chất lượng lựa chọn nước đi xa không phải luôn luôn thực hiện trong lượng thời gian xác định , có sự thất thoát thời gian trong suy nghĩ từng nước đi . Ông còn xác định được rằng sau một thời gian dài suy nghĩ ( hơn 30 phút ) cả A.Alekhine lẫn Resevski đã chọn nước đi yếu , đồng thời trong những thế trận phức tạp mổi người trong số họ đã tìm được nước đi mạnh (xuất sắc ) sự tiêu hao thời gian rất ít cho suy nghĩ ( ít hơn 1 phút ) . Điều đó đã chỉ ra rằng quá trình chơi cờ của VĐV cờ vua , họ đã sử dụng ưu thế giai đoạn bằng tư duy trừu tượng ( tưởng tưởng ) , tư duy logic .
Sự tiến triển của phương pháp bấm giờ là bước phát triển sáng tạo trong tác phẩm của mình D.Bronstein đã chỉ ra rằng định lượng ( đăng ký ) thời gian trong quá trình chơi cờ phát hiện ( khám phá ) ra một vài khả năng cá nhân của tư duy VĐV cờ vua trong các thế cờ ( thế trận ) khác nhau, ở một vài tình thế căng thẳng VĐV xuất hiện cảm giác tinh tế ( tinh vi ) , thậm chí xác định được những tính chất khó khăn của thế trận.
Năm 1946 VĐV cờ vua Xô Viết nổi tiếng kiện tướng B. Bliumenfeld bảo vệ luận án đề tài “ Về đặc điểm tư duy hành động trực quan” Trong phần chính của công trình ông nhấn mạnh “về tài liệu cờ vua “ . Tác giả đã đóng góp cho tâm lý học những từ chuyên môn mới “Tư duy trực quan hành động” . Ông đề xuất , chính hình thức tư duy nầy được giành cho VĐV cờ vua . B. Bliumenfeld cho rằng thực nghiệm đã chứng minh :Ý tưởng trực quan trong quá trình tư duy thường “trôi đi” một cách tự động. Tất nhiên là không phải bất kỳ ý tưởng nào “trôi đi” từ một lượng rất lớn trong số các ý tưởng quen thuộc , mà chỉ có những ý tưởng “dự bị” gửi đi những cách giải quyết . Có nghĩa là các ý tưởng nầy có thể có mối quan hệ tới hoàn cảnh tiếp thu và chỉ đạo ( chỉ ra ) cách giải quyết nhiệm vụ . Nói cách khác về từ “trôi đi”được hiểu không phải về phản ứng tự động , mà về các yếu tố của quá trình tư duy …”
Tóm lại chúng ta đang đề cập về một trong những cơ chế của tư duy trừu tượng, về cách mà VĐV cờ vua suy nghĩ bằng biểu tượng hình ảnh, những hình ảnh nầy được lưu trữ trong trí nhớ. B. Bliumenfeld đã làm những thử nghiệm thú vị chứng minh bằng thực nghiệm, đề ra phương pháp cho tư duy thực tại. Với mục đích đó ông đề nghị các Kiện tướng cờ vua thuật lại những ván đấu đã chơi trước đó. Từ đó ông khẳng định rằng cơ sở phục hồi lại ván đấu nằm ở ý tưởng trực quan .
Đóng góp vào kho tàn nghiên cứu tư duy VĐV cờ vua các Kiện tướng Ilin Zenevxki, Đại kiện tướng A. Cotov và các nhà tâm lý , Đại kiện tướng Krogius. Họ đã thận trọng phân tích, phân loại các loại bài giải sai lầm tiêu chuẩn . Chẳng hạn Krogius đã kể ra hàng loạt các trường hợp sai lầm liên quan tới sự vi phạm thao tác trí nhớ , xác định được từng bước tính toán phương án . Kết quả là khi vi phạm thao tác trí nhớ , sẽ xuất hiện sức ỳ của tư duy, có thể xuất hiện “hình ảnh lạc hậu”. Trong quá trình thao tác tính toán thế trận nầy, một quân nào đó hoặc quân chốt dường như bị bỏ quên tại vị trí cũ, kết quả là đã tri giác thế trận xuất hiện sai lầm.
Kết quả lý thú khi nghiên cứu tư duy được thu nhận từ nghiên cứu thực nghiệm của nhà tâm lý học Xô Viết giáo sư O. Tikhomarov và V.Puskin . Họ đã nghiên cứu cơ chế tính toán các phương án của VĐV cờ vua đạt thành tích theo sự chuyển động cánh tay, ngón tay chỉ vào bảng chuyên dùng mà VĐV cờ vua thấy được theo sự chuyển động của đôi mắt .
VĐV cờ vua suy nghĩ như thế nào, khi lựa chọn nước đi ?
Trong quá trình suy nghĩ , kể cả khi giải quyết nhiệm vụ sáng tạo, những nhiệm vụ sáng tạo nầy liên quan tới VĐV cờ vua và cờ vua. VĐV cờ vua thực hiện việc so sánh, xắp đặt những điểm tương đồng giữa các hiện tượng, đối tượng mới với các hiện tượng, đối tượng cũ đã biết quá trình nầy rất rõ ràng xuất hiện trong tư duy VĐV cờ vua. Khi đánh giá thế cờ nầy hoặc thế cờ khác, hình ảnh bắt đầu là do VĐV cờ vua tưởng tượng. Họ tiến tới so sánh những hình ảnh cũ đã biết nào đó, những thế cờ chuẩn. Những thế cờ chuẩn nầy được lưu trử trong trí nhớ và từ đó có đánh giá xác định quá trình nầy trong nhiều trường hợp xác định được cách giải thế cờ như thế nào . Đó chính là cách lựa chọn nước đi, lựa chọn chiến lược .
Hình ảnh cờ vua có thể gọi quy ước là thế cờ. Thế cờ nầy có điểm đặc biệt bao gồm những thành phần cấu trúc đó là vị trí và mối liên hệ giữa các quân cờ và chốt. Những quân cờ nầy được xác định các chức năng, nhờ những chức năng nầy mà VĐV cờ vua trong khoảng thời gian ngắn có thể đánh giá thế cờ và trên cơ sở những kinh nghiệm cũ, những thao tác tư duy trừu tượng, tư duy logic VĐV cờ vua đưa ra kế hoạch chơi đó là chiến lược. Trước hết chúng ta nói tới nhiều dạng thế cờ chuẫn , những thế cờ nầy được đánh giá xác định và đưa ra chiến lược giải quyết nó. Những thế cờ nầy có thể chia ra làm hai nhóm: nhóm xác định và nhóm chưa xác định.
Nhóm thế cờ xác định là nhóm cờ có thể đưa ra đánh giá chính xác thắng hay hòa như thế nào, liên quan tới việc nầy là phải có cách giải quyết chiến lược. Nhóm thế cờ không xác định là nhóm cờ có thể không đánh giá hết khả năng các biến và có cách giải quyết gần đúng ( chưa tới kết quả cuối cùng ).
Hình ảnh cờ vua có thể mang tới một dạng thế cờ, theo quy luật thế cờ nầy là đối tượng để các VĐV tranh luận ( thảo luận ). Bởi vì khi đánh giá thế cờ trong hàng loạt các trường hợp, họ sẽ có nhận thứ khác nhau.
Sư nhận thức khác nhau thường ở kế hoạch chiến lược, chiến lược khác nhau nầy do những Kiện tướng cờ vua khác nhau đưa ra .
Đặc tính sáng tạo của các VĐV cờ vua hàng đầu là xây dựng hình ảnh cờ vua mới, cũng như đưa ra chỉ số đánh giá trước khi xây dựng chúng. Lịch sử sinh ra những hình mẫu cờ vua , những hình mẫu cờ vua mà cho đến ngày nay cần tồn tại nằm trong cơ sở lịch sử cờ vua .
Tư duy trừu tượng là điều mà chúng ta nhận ra đó là khả năng định hình trong não trên cơ sở đánh giá toàn diện tình huống nầy hay tình huống khác như việc khắc sâu ( thí dụ khắc sâu thế cờ ). Quá trình nầy không đòi hỏi tốn nhiều sức lực và thời gian. Định hình tư duy trừu tượng liên hệ từ những thông báo của kinh nghiệm tích lũy từ trước. Sự trừu tượng nầy không chỉ là kinh nghiệm xã hội , không chỉ là sự lôi cuốn đơn giản từ trí nhớ lâu dài có lợi, cần phải thông tin, đồng thời xuất ra những kinh nghiệm nầy cho hiện tại và tương lai. Tóm lại quá trình sáng tạo nầy xác định hiệu suất tư duy trừu tượng trong việc lập kế hoạch giải quyết mẫu mực , mà càng không phải đơn giản là tái sán xuất những điều đã biết trước đó. Khả năng tưởng tượng sâu sắc xuất hiện trong bản chất thế cờ khi đánh giá chung. Điều rõ ràng đó là môt chỉ tiêu của VĐV cờ vua tài năng.
Tư duy như chúng ta đã biết tồn tại trên cơ sở trình độ nhận thức và chưa nhận thức được. Khi thao tác logic , theo quy luật tổng hợp nhận thức, còn bởi vì nó được lưu giữ trong trí nhớ cho việc tái sản xuất tiếp theo . Quá trình tưởng tượng xảy ra trên cơ sở trình độ chưa nhận thức được, do đó việc nghiên cứu tưởng tượng rất khó khăn.
Tư duy trừu tượng của VĐV cờ vua tương ứng trong nhiều trường hợp đã hạn chế đưa ra những phân loại khả năng trong quá trình lựa chọn nước đi. Về điều nầy E.Lasker là người đầu tiên phát hiện ra : Đẳng cấp VĐV cờ vua càng cao, thì sự tổ chức sắp xếp, phân loại càng tốt, thì họ càng tìm ra nhiều khả năng ( thế biến) mà không cần tập trung chú ý .
VĐV cờ vua thường không sử dụng hay hoàn toàn không sử dụng tư duy logic khi thực hiện nước đi đầu tiên. Quá trình nầy rất khó nghiên cứu, bởi vì nó xảy ra với tốc độ rất nhanh trên cơ sở trình độ chưa nhận thức mà không có dấu hiệu nào đưa ra cho chúng ta. Nghiên cứu quá trình nầy là một điều thú vị, nó mở ra một tương lai khám phá ra những quy luật về việc tổ chức sắp xếp, phân loại. Đó là cách giải quyết nhiệm vụ chìa khóa trong việc xây dựng các chương trình cho các trò chơi cờ vua trong máy tính .
Trong cờ vua quá trình suy nghĩ nước đi chiếm một chỗ đứng phức tạp liên quan tới thao tác tư duy logic và tư duy trừu tượng .
Để nghiên cứu thực nghiệm tư duy VĐV cờ vua, việc khẩn cấp quan trọng là tìm ra con đường nghiên cứu cách giải quyết trừu tượng.
Để giải quyết nhiệm vụ nầy trước hết phải tìm ra phương pháp. Phương pháp nầy phải đáp ứng việc phân biệt những nước đi tìm được bằng cách trừu tượng và những nước đi được chọn trên cơ sở kết quả đánh giá logic thế trận . Như tôi đã trình bày, với mục tiêu nầy có thể tiến hành thực nghiệm . Trong thực nghiệm lựa chọn nước đi trong điều kiện thời gian hạn hẹp.
Hãy đặt ra thực nghiệm như sau : Trước mắt các VĐV cờ vua đặt một màng hình đưa ra những Diagram (hình vẽ) phản ánh thế trận nầy hay thế trận khác ( thế trận đủ phức tạp và VĐV chưa biết ) trong khoảng thời gian 5-10 hoặc 15 giây ( tùy theo trình độ của VĐV cờ vua )
Trong khoảng thời gian hạn hẹp đó VĐV cờ vua cần phải đánh giá thế trận và chỉ ra nước đi có thể thực hiện được của thế trận nầy. Sau đó, cũng thế trận đó, đề nghị VĐV cờ vua nhìn với thời gian dài hơn (3-5 phút ) và đưa ra nhận xét, thường thì họ đưa cách đánh giá và lựa chọn nước đi khác ( so với lần trước ). Nếu trường hợp hiếm khi xảy ra ( cách đánh giá thế trận , lựa chọn nước đi ) trùng hợp thì VĐV cờ vua đó có khả năng phát triển cao về đánh giá thế trận một cách trừu tượng tốt ( có thể chỉ xác định được dạng thức, cách thức thực hiện do Huấn luyện viên , bởi vì khi soạn thảo thế trận xác định, thế trận nầy VĐV còn chưa “cảm giác” đầy đủ .)
Các VĐV cờ vua đều dựa vào tư duy trừu tượng và tư duy logic. Sự kết hợp hai loại tư duy, sự hài hòa ( hòa hợp ) giữa chúng cuối cùng xác định được khả năng cá nhân đặc điểm của tư duy VĐV cờ vua , cũng như xác định được nhịp điệu ván cờ đó là việc phân phối thời gian , mức chi phí thời gian cho việc suy nghĩ nước đi tư duy trừu tượng, như trên đã xem xét mới ở mức độ xác định theo chiều ngang cờ vua. Có nghĩa là lựa chọn nước đi dự bị .
Tính toán phương án sau khi lựa chọn nước đi dự bị cơ bản là dùng tư duy logic. Tuy nhiên khi đánh giá thế trận, thế trận trung gian trong thời điểm tính toán giữ vai trò to lớn trong việc đánh giá thế trận trừu tượng, bởi vì không thể tính toán tất cả tới nước cuối cùng. Ở những VĐV cờ vua có sự phát triển tư duy trừu tượng, họ cực kỳ tin tưởng tư duy nầy. Về việc đó, tư duy sai lầm của những VĐV cờ vua nầy là sự phát triển tư duy phân tích chưa đầy đủ. Ở họ dường như trong nhiều trường hợp không nhất thiết sử dụng bộ máy tư duy logic. Đối với họ dường như tất cả đã rõ ràng trên cơ sở chỉ có một ấn tượng ( cảm xúc ).
Ở những VĐV cờ vua hàng đầu họ có tư duy trừu tượng phát triển tốt . thậm chí nguyên nhân cuối cùng ở một vài trường hợp, những phân tích sâu sắc còn xuất hiện chưa đầy đủ trong thế trận và họ chấp nhận cách giải quyết sai lầm.
...Còn tiếp
Bài giảng cho sinh viên , khoa huấn luyện viên Trường Đại Học TDTT Mosscow 1989
COMMENTS