T HẾ TRẬN ĐIểN HÌNH VỚI CẤU TRÚC CHỐT CARLSBAD B.A. ZLOTNIK Thế trận với kiểu cấu trúc Chốt này ít gặp trong thi đấu so với thế trận với Ch...
THẾ TRẬN ĐIểN HÌNH VỚI CẤU TRÚC CHỐT CARLSBAD
B.A. ZLOTNIK
Thế trận với kiểu cấu trúc Chốt này ít gặp trong thi đấu so với thế trận với Chốt Hậu cô lập, một phần lớn do phụ thuộc vào một số kiểu khai cuộc hạn hẹp hơn, trong đó chủ yếu là Gambit-Hậu.
Sau đây là các khai cuộc chính dẫn tới cấu trúc Chốt Carlsbad.
- Gambit-Hậu [D35]
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.¤f3 0–0 6.e3 ¤bd7 7.cxd5 exd5
- Phòng thủ Nimzovitch [E35]
1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.£c2 d5 5.cxd5 exd5
- Phòng thủ Grunfeld [D91]
1.d4 ¤f6 2.c4 g6 3.¤c3 d5 4.¤f3 ¥g7 5.¥g5 ¤e4 6.cxd5 ¤xg5 7.¤xg5 e6 8.¤f3 exd5
- Phòng thủ Caro-Kann [B13]
1.e4 c6 2.d4 d5 3.exd5 cxd5 4.¥d3 ¤c6 5.c3 (với nhiều sắc thái biến hóa).
Tên gọi của cấu trúc Chốt điển hình này cũng như đối với phương án vừa nêu của Gambit-Hậu đã xuất hiện trong kỷ tranh giải quốc tế tại Carlsbad năm 1923. Lúc bây giờ, một số kỳ thủ tham gia tranh giải đã tìm cách tránh né biến trận Cambridge-Springs [D52] khá phức tạp:
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 c6 5.e3 ¤bd7 6.¤f3 £a5 bằng cách chơi 6.cxd5và nếu 6...exd5, thì đưa về cấu trúc Chốt như trên hình sau.
Ngày nay, việc đánh đổi Chốt ở trung tâm thường diễn ra sớm hơn sau các nước:
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.cxd5 exd5. Chơi như vậy, bên Trắng tránh được các biến trận phức tạp như hệ thống Merano (4.¤f3 c6 5.e3 ¤bd7 6.¥d3 dxc4 7.¥xc4 b5) hoặc hệ thống Botvinnik (4.¤f3 c6 5.¥g5 dxc4 6.e4 h6 7.¥h4 b5 8.e5 g5).
Cấu trúc Chốt Carlsbad thực ra đã xuất hiện sớm hơn năm 1923. Một trong những kế hoạch đặc trưng của cấu trúc này từng được chứng minh vào cuối thế kỷ 19 qua cách chơi của kỳ thủ Mỹ G.Pilsbury. Ván cờ đó như sau.
Gambit-Hậụ
PILSBURY - SHOVALTER [D36]
(New York-1898)
1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 ¤bd7 6.¤f3 0–0 7.cxd5
G.Pilsbury thường thích chơi với Mã ở-trung tâm với sơ đồ chiến lược xuất hiện sau các nước 7.¦c1 b6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 ¥b7 10.0–0 c5 11.£e2 c4 12.¥b1 a6 13.¤e5 b5 14.f4 (ván Pilsbury-Janovsky, Vienna, 1898). Trong ván cờ đang xét, thì Pilsbury lại chọn con đường khác.
7...exd5 8.¥d3 c6 9.£c2 ¦e8 10.0–0 ¤f8
Một lối phòng thủ vững chắc đến nay vẫn thường gặp.
11.¤e5
Pilsbury lại trở về lối chơi quen với con Mã ở trung tâm. Tuy nhiên lúc này lại tạo thuận lợi cho việc phòng thủ của bên Đen. Kế hoạch hứa hẹn hơn là 11.¦ab1chuẩn bị dâng Chốt “b” lên hoặc 11.¦fe1 tạo áp lực vào trung tâm.
11...¤g4
Một phản ứng đúng đắn, Đổi quân nhẹ có lợi cho Đen.
Nước 14...¥h5 chính xác hơn và nếu như 15.f4thì 15...f6 16.f5 ¥f7, sau đó là c6-c5.
15.a4?!
Không hơp lý vì nước đi này không có tác dụng gì trong việc gây áp lực ở trung tâm. Nước cờ mạnh hơn là 15.f4hoặc 15.b4. Đến đây thì Đen có thể chơi
15...a5! với một thế cờ tốt.
15...¦e7 16.b4 ¦ae8
Nước 16...a6 chính xác hơn.
17.b5 £g5 18.f4!
Không sợ làm yếu Chốt e3 vì thực ra, bên Đen không dễ gì khai thác được.
18...£f6 19.£d2 ¥f5 20.a5 £g6 21.¥xf5 £xf5 22.a6 cxb5 23.¤xb5 £d7 24.axb7! a6
Không thể đi 24...£xb5? vì 25.¦b1 và 26.b8/£
Cuộc tấn công bằng Chốt của bên Trắng đã mang lại hai kết quả rõ ràng: làm cho bên Đen có hai Chốt yếu là a6 và d5, đồng thời có hai cột mở “b” và “c”.
27.¦fc1 £d6
Lẽ dĩ nhiên không thể chơi 27...¦xe3? vì 28.¤e4!
28.¤d1 ¤g6 29.g3 h5 30.£e2 h4 31.£h5 hxg3 32.hxg3 ¤f8 33.¦c5 ¦d8 34.¦bc1 g6 35.£f3 ¤e6 36.¦c8 ¢g7?
Sai lầm, nước 36...¦c7 rõ ràng mạnh hơn.
37.¦xd8 ¤xd8 38.¦c5 ¤e6 39.£xd5
Vậy là một trong những con Chốt yếu đã bị bắt. Phần còn lại cũng không phức tạp.
39...£b6 40.¦c1 £b4 41.¤f2 £d2 42.£e5+ f6 43.£xf6+ ¢xf6 44.¤e4+
Cuộc chiến thực sự đã kết thúc mặc dù hai bên còn đi tiếp:
44...¢f5 45.¤xd2 g5 46.d5 gxf4 47.gxf4 ¤xf4 48.exf4 ¢xf4 49.¦c5 ¦d7 50.¤c4 ¢e4 51.d6 ¢d4 52.¦c7
Bên Đen đầu hàng.
Chúng ta hãy trở lại với sơ đồ cấu trúc Chốt Carlsbad. Đối với bên Trắng thực tiễn thi đấu cho thấy Trắng có nhứng kế hoạch sau:
l.Tấn công bằng thiếu số Chốt qua các nước b2-b4-b5:c6
2. Tấn công vào trung tâm qua các nước e3-e4
3. Tấn công vào cánh Vua khi hai bên cùng nhập thành một phía.
4. Tấn công vào cánh Vua khi hai bên nhập thành khác phía.
Ngược lại, phía bên Đen có những phương pháp phòng thủ như sau:
a) Phản công bằng Chốt vào cánh Vua
b) Dùng quân tấn công vào cánh Vua
c) Phương pháp phòng thủ về thế trận gắn liền với rào chắn tạo lập sau b7-b5 hoặc dùng quân kiếm soát các ô c4 và b5.
d) Đánh vỡ trung tâm
e) Phản công khi bên Trắng nhập thành dài.
Việc lựa chọn các phương pháp phòng thủ tùy thuộc kế hoạch chơi của Trắng. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng khả năng một đã nêu.
1. Tấn công bằng thiểu số Chốt.
Kế hoạch này thường gặp trong thực tiễn thi đấu vì nó chi tiết hơn rất nhiều so với các kế hoạch khác.
Việc tấn công bằng thiểu số Chốt là một chiến lược điển hình với mục tiêu dùng Chốt yếu đánh thọc vào cánh mà nơi đó đối phương có ưu thế về Chốt. Hiện Tượng này thường gặp trong nhiều tình huống trung cuộc khác nhau.
Một đường hướng về cách điều khiển cuộc tấn công bằng thiểu số Chốt, có thể được diễn giải bằng thế cờ sau đây:
Thế cờ xuất hiện trong ván cờ KOTOV - PACHMAN (Venezia, 1950)
Để dễ dàng phòng thủ hơn, bên Đen nên chơi 42...h5. Tuy nhiên, Pachman đã đi 42...¢f6? và sau khi Trắng đi 43.g4! đã cố định được con Chốt “h” của Đen, tạo ngay hai điếm yếu trong phòng tuyến của Đen. Do không thế cùng một lúc phòng thủ được hai điểm yếu nên kết cuộc thua của Đen là tất yếu.
43...¢e6 44.¢g2 ¦b7 45.¦e8+ ¦e7 46.¦h8 f6 47.h4 ¦b7 48.¢f3 ¦f7 49.¦e8+ ¦e7 50.¦d8!
Trắng định chuyển về cờ tàn Xe, lúc đó có nhiều cơ hội chiến thắng hiện thực.
50...¦a7 51.¤c5+ ¢e7 52.¦c8 ¥xc5 53.dxc5 ¢d7 54.¦h8 ¢e6 55.¦d8! ¢e7 56.¦d6 ¦a6 57.g5! fxg5 58.hxg5 ¢f7 59.¢g3 ¢e7 60.f3 ¦a3 61.¢f4 ¦a4+ 62.¢e5 ¦a3 63.¦xc6! ¦xe3+ 64.¢xd5 ¦d3+ 65.¢e4 ¦c3 66.f4 ¦c1 67.¦c7+ ¢d8 68.¦xh7 ¦xc5 69.¦f7.
Đen đầu hàng.
Phòng thủ Grunfeld
PETROSSIAN - KROGHIUS [D91]
(Tbilissi, 1959)
1.d4 ¤f6 2.c4 g6 3.¤c3 d5 4.¤f3 ¥g7 5.¥g5 ¤e4 6.cxd5 ¤xg5 7.¤xg5 e6 8.¤f3 exd5 9.e3 0–0 10.b4 ¤c6
Có thể chơi với nhiều triển vọng hơn với 10...c6hoặc 10...¥e6và tiếp tục f7-f5 và g6-g5
11.b5 ¤e7 12.¥d3.
18 năm sau đó, Petrossian đã đổi lại nước đi và giành ngay ưu thế trong ván cờ với Gligoric (Moskva, 1977) 12.¥e2 a6 13.a4 c5 14.bxc6 bxc6 15.£d2 a5 16.0–0 ¤f5 17.¦ac1 ¦e8 18.¤d1!(dự định hướng đến c5) 18...¥d7 19.¤b2 ¤d6 20.¤d3 ¤e4 21.£a2 ¦b8 22.¦c2 f6 23.¦fc1 ¦b6 24.¤d2 ¤xd2 25.¦xd2
Đến đây thì bên Đen có thế lựa chọn chơi c6:b5, sau đó Đen có một con Chốt cô lập d5, đồng thời cặp Xe của Trắng còn thẳng đường đột nhập qua cột “c”. Nếu như Đen cứ chờ đợi thì Trắng chơi b5:c6, tạo cho Đen một con Chốt chậm phát triển ở c6. Khả năng khá hơn là di chuyển c6-c5, ngay tức khắc hoặc sau khi đã có một vài nước chuẩn bị.
Lối chơi của Petrossian trong ván cờ này là một thí dụ điển hình về cách tấn công làm vỡ tung thế trận.
19.¤a4!
Vừa ngăn ngừa nước 19...c5, vừa chuẩn bị cho nước 20.bc. Nước 19.bxc6hơi vội vì sau 19...bxc6 20.¤a4 ¦ab8, bên Đen cũng có cơ hội tốt đế cân bằng cờ nhờ đuổi được Hậu Trắng ra khỏi những ô quan trọng gây áp lực cho Đen.
19...¦ab8 20.g3!
Đặc trưng cho tư tưởng phòng ngừa của Petrossian, Với nước đi này, bên Trắng phòng ngừa từ xa sự phản công của Đen khởi đầu với f7-f5-f4.
20...¢h7 21.¤c5 ¦fd8
Mất Chốt. Tuy nhiên, có chơi 21...b6 22.¤d3 cxb5 23.£xb5 ¦fc8 24.¦xc8 ¦xc8 25.¦xc8 ¤xc8 26.£e8!thì Trắng cũng ưu thế.
22.bxc6 bxc6 23.£a4
Ngoài điểm yếu c6, bên Đen còn có thêm con Chốt yếu a7. Điều này cho thấy lẽ ra bên Đen phải phòng ngừa sớm nước b4-b5 bằng a7-a6.
£f6 24.¢g2 ¦a8 25.¤b7 ¦e8 26.¤a5
Đến đây thì không còn cách gì giữ được Chốt c6. Ván cờ đến hồi kết thúc.
26...g5 27.h3 £f5 28.¤xc6 £e4 29.¦c5 f5 30.£c2 ¤xc6 31.¦xc6 f4 32.exf4 gxf4 33.g4 ¥xd4 34.£d2 ¥g7 35.¦e1 £a4 36.£xd5 ¦xe1 37.¤xe1 ¦f8 38.¤f3 ¢h8 39.¦c7 a6 40.£b7 ¦g8 41.¤h4.
Đen đầu hàng.
Trong thí dụ này, chúng ta đã nhận thấy được những thời điểm chiến lược quan trọng:
1. Bên Trắng dịch chuyến b4-b5 và khi thấy Đen không trả lời c6-c5, kiểm soát ngay cột “c”, trong đó đáng kể là ô c5.
2. Bên Trắng lấy Tượng cl đổi con Mã Đen trước nhất là để tạo điều kiện dùng Mã tấn công con Chốt c6 tiếp theo cuộc tấn công bằng thiểu số Chốt, thứ hai là để cho con Tượng Đen ở f6 (trong Gambit Hậu) không gây được tác dụng gì nữa cả.
3. Bên Trắng thực hiện nước g2-g3, thiết lập cái mà Nimzovich gọi là cái cưa chống lại nước cờ f5-f4.
4. Nếu như bên Đen đi a7-a6 thì sau a2-a4 và b4-b5, và đổi Chốt “a” bằng a6:b5, thì bên Đen chỉ có một Chốt yếu ở c6 mà thôi.
5. Trong lúc Trắng chơi b4-b5, bên Đen cần tổ chức phản công ở trung tâm hoặc bên cánh Vua.
Ván cờ sau đây thể hiện các đặc tính của cuộc tấn công bằng thiểu số Chốt trong cấu trúc Carlsbad. Ván cờ minh họa rất tốt phần lớn các thời điểm chiến lược quan trọng diễn biến trong quá trình thực hiện kế hoạch đó.
Gambit Hậu
SMYSLOV - KERES [D36]
(La Haye-Moskva, 1948)
Với thế cờ này, bên Trắng có thế lập rất nhiều kế hoạch khác nhau. Smyslov đã chọn cách tấn công với thiểu số Chốt.
11.¦ab1 ¤g6
Nhằm ngăn đường di chuyển của Tượng g5. Người ta cũng chơi 11...¤e4
Như đã xem ở phần trên, nước 12...a6giàu triển vọng hơn (xem điểm 4) và khi thì hẵng đi 13.£a4 ¥d6
13.b5
Việc đánh giá kế hoạch của Đen khởi đầu với 11...¤g6 gắn liền với nước biến 13...h6 14.¥xf6 £xf6 15.e4 ¤f4 16.e5 £e6 và đến đây thì Tráng không chơi
17.exd6 được vì tiếp diễn 17...£g4 18.¤e1 ¦xe1 thuận lợi cho Đen. Trắng có khả năng đi 17.¤e1. Tuy 'nhiên, biến này cần được chứng nghiệm qua thực tiễn thi đấu. Trong ván cờ trên, Keres lại đi một nước cờ yếu hơn.
13...¥d7 14.bxc6 ¥xc6?
Sai lầm. Nước đi mạnh hơn là 14...bxc6 15.¥f5 £c8 16.¥xd7 ¤xd7 17.e4 h6 18.¥e3 ¤b6, Đen có thế cờ đủ khả năng phòng vệ được.
15.£b3 ¥e7 16.¥xf6!
Nước đổi quân quan trọng (xem điểm 2). Với tiếp diễn 16.¥b5 ¤d7 17.¥xe7 ¤xe7 thì bên Đen vẫn phòng thủ được cánh Hậu với một lực lượng quân đông đảo.
16...¥xf6 17.¥b5 £d6 18.¦fc1 h5
Lại có một khả năng khác với 18...¤e7 và g7-g5
Bên Trắng đạt được vị trí tấn công lý tưởng. Việc tiêu diệt một trong những con Chốt của Đen chỉ còn là vấn đề thời gian, ở đây, nước mạnh là 22.£a6! ngăn ngừa nước c6-c5, sau đó hẵng đi 23.¦b7. Tuy nhiên, Smyslov không đánh giá hết khả năng phản công của Đen nên đã vội vàng đưa Xe xuống hàng ngang số 7.
22.¦b7? a5 23.h3.
Với tiếp diễn 23.¦cb1 ¦eb8 24.¦xb8+ ¦xb8 25.¦xb8+ £xb8 26.£xa5 £b1+ 27.¤e1 ¤f5 28.¢f1 ¤d6, bên Trắng khó mà thực hiện việc ăn quân lời Chốt.
23...¦eb8 24.¦cb1 ¦xb7 25.¦xb7 c5!
Thoát khỏi cảnh Chốt yếu với nhiều khả năng cân bằng cờ.
26.¦b5 cxd4 27.¤exd4 ¦c8?
Nước đi này lại trả ưu thế về cho Trắng. Mạnh hơn rất nhiều là 27...£c7 28.¤b3 £c6, Đen phản công.
28.¤b3 ¥c3 29.£xh4 ¦c4 30.g4 a4 31.¤bd4 ¥xd4 32.¤xd4 £e5?
Sai lầm cuối cùng, vẫn còn khả năng phòng thủ nếu đi 32...¤c6 và Trắng sẽ không chơi 33.¦b6?vì 33...¤xd4!
33.¤f3 £d6 34.¦a5 ¦c8 35.¦xa4 ¤g6 36.£h5 £f6 37.£f5 £c6 38.¦a7 ¦f8 39.¦d7 d4 40.¦xd4 ¦a8 41.a4
Đen đầu hàng.
Trong ván cờ trên, toàn bộ các thời điểm chiến lược đã được giới thiệu đều được thể hiện, chỉ ngoại trừ điểm 3 (Chốt g2-g3). Sở dĩ như vậy là do trong ván cờ này, Chốt Đen “f” hầu hết thời gian đều bị Tượng f6 ngăn cản. Ngoài ra, bên Đen không hề có ý định tạo sự đe dọa nào lên Chốt h2. Thí dụ được quan sát còn cho thấy một đặc điểm khác trong kế hoạch tấn công bằng thiếu số Chốt, đó là việc đánh đổi Tượng ô Trắng. Chiến thuật này cũng thể hiện trong ván cờ sau.
SHATZKES - RAVINSKY
11 nước cờ đầu tiên tương tự như trong ván Smyslov-Keres
12.¥xf6
Nhằm lôi kéo con Tượng Đen đứng cứng ở f6, từ đó mà khai thác thêm thời gian.
12...¥xf6 13.b4 a6 14.¦fc1 ¥g4 15.¤d2 ¥e7 16.a4 ¦c8
Ngăn ngừa trường hợp Trắng đi vội 17.b5 cxb5 18.axb5 a5
17.¥f5!
Nhằm đánh đổi Tượng Đen vì khi ở d7, con Tượng này ngăn hãm cuộc tiến quân của Trắng.
17...¥xf5 18.£xf5 ¥d6 19.g3 ¦e6 20.b5 ¤e7 21.£f3?!(nước 21.£d3chính xác hơn) 21...¥a3 22.¦c2 cxb5 23.axb5 a5 24.£d1 £c7 25.¦a1 ¥b4 26.¦ac1 £d7.
Kết quả nước đi thiếu chính xác của Trắng ở nước thứ 21, đến đây Đen có nhiều cơ hội ngang bằng. Tuy nhiên, Shatzkes, vốn là một nhạc sĩ chuyên nghiệp đã biết cách tạo được cách chơi trên cung trưởng.
27.¤xd5! ¦xc2 28.¤xe7+ ¦xe7 29.£xc2 £xb5
Đặc điểm của thế trận vừa nảy sinh rất đặc trưng cho kế hoạch tấn công với thiểu số Chốt: Mã chống Tượng, Chốt trung tâm chống Chốt cánh.
30.d5 g6?
Làm yếu ô f6. Đáng lẽ nên chơi 30...¦e8 hoặc 30...h6
31.¤e4 £b6 32.£b2 ¦c7 33.¦xc7 £xc7
Đến đây, không khó gì chứng minh rằng Hậu và Mã mạnh hơn Hậu và Tượng. Đó là kết quả nước
34.¤f6+ ¢h8 35.d6! £d8 36.¤d5+ f6 37.¤xf6 ¢g7 38.¤d5+ ¢f7 39.¤xb4 axb4 40.£xb4 b6 41.£c4+ ¢f8 42.£c7
COMMENTS