CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG VUA. ALEXANDRE KOTOV ( Tiếp theo)

TẤN CÔNG VUA KHÔNG NHẬP THÀNH Trong khai cuộc, cả hai đấu thủ cố gắng triển khai các quân cờ của mình, để chiếm các ô trung tâm, và đưa Vua...



TẤN CÔNG VUA KHÔNG NHẬP THÀNH
Trong khai cuộc, cả hai đấu thủ cố gắng triển khai các quân cờ của mình, để chiếm các ô trung tâm, và đưa Vua qua bên cánh để được bảo vệ an toàn hơn.
Dĩ nhiên, nếu đối phương không thể giải quyết được tất cả các vấn đề khai cuộc này, thì điều đó có lợi cho ta. Kèm giữ được các quân cờ của đối phương ở lại các ô xuất phát của chúng càng lâu càng tốt: Đó là một lợi thế cho ta khi đối phương không thể kiểm soát được các điểm then chốt ở trung tâm và đặc biệt là khi Vua đốì phương không thành công trong việc dời sang một bên cho an toàn. Vua bị bỏ lại ở trung tâm là 1 mục tiêu tấn công lý tưởng và ta không nên ngại ra công để thực hiện cho bằng được mục tiêu này. Do đó, các danh thủ dùng đủ mọi cách để giữ Vua của đối phương lại ở giữa. Điều này thật là đáng công khi Vua còn đóng ở ô xuất phát thì có thể, như đã có đề cập rồi, bị tấn công một cách hung tợn, và do đó đôi khi các danh thủ hy sinh cả chốt lẫn các quân khác chỉ để ngăn cản Vua đối phương nhập thành.
Ta hãy xem Paul Kérès thí quân cách nào trong ván cờ sau đây đánh với Sajtar ở Thế Vận Hội Cờ ở Amsterdam năm 1954.



1.¥xe6!
Nước thí quân này không dẫn đến chiếu bí, nhưng nó làm cho Vua Đen mất quyền nhập thành.
1...fxe6 2.¤xe6 £c4
Còn tệ hơn nữa nếu đi 2...£b8 3.¤d5 ¤xd5 4.exd5 ¢f7hoặc 3...¢f7 4.¥xf6 ¤xf6 5.¤g5+
3.¤d5 ¢f7
Như vậy bây giờ Đen đã dứt khoát không còn quyền nhập thành nữa. Ông Vua lang thang không được phòng ngự này bắt buộc phải chịu đựng lâu dài một hoàn cảnh khó khăn ở đây rồi:
4.¥xf6 ¢xe6
Nếu 4...¤xf6 thì 5.¤g5+ và đợt tấn công của Trắng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, như vậy có lẽ còn hay hơn, giờ thì Trắng có thể đi những nước kết thúc.
5.¥c3!
Ý đồ là, sau 5...¢f7, buộc Đen thú tội với 6.£h5+ g6 7.£f3+ ¢g8 8.¤f6+
5...¤f6 6.¥xf6 gxf6 7.¤b6 £c6 8.¤xa8
Trong thế cờ này thì “đường nào cũng dẫn đến La Mã”. Đi 8.£d5+cũng có thể thắng.
8...¥e7 9.a4 b6 10.£d5+ ¢d7 11.¦a3 ¥d8 12.¤xb6+!
Đen chịu thua.
Có những ví dụ khác có thể được viện dẫn để cho thấy phe tấn công làm cách nào để thí một quân cờ đổi lấy một hoặc hai chốt với mục đích duy nhất là giữ Vua của đối phương ở ngay giữa hàng thứ nhất. Tôi có thể kể, chẳng hạn, một ván cờ đáng chú ý đánh bằng điện thoại giữa Bengt Horberg và tôi.


Sau nước đi thứ 9 của Đen, ta có thế trận như sau: (hình) bằng 10.¤d5! Horberg thí một quân để ăn hai chốt. Tôi đã tưởng rằng có thế tránh đỡ được nước tấn công của Trắng, nhưng lối chơi khôn khéo của đối thủ tôi, vốn đầy khả năng và nhiều tưởng tượng, đã giúp cho anh ta tổ chức đợt phối hợp đưa đến kết quả toàn thắng.
Bây giờ chúng ta nêu ra một câu hỏi quan trọng: Ta phải đặt kế hoạch ra sao để quyết định hành động khi Vua đốỉ phương bị cầm chân ở giữa hàng dưới của bàn cờ?
Chúng ta có thế lấy điểm khởi hành là một thế cờ trong đó các quân của ta đã triển khai đầy đủ, đã nhập thành xong, và nhiều quân đối phương còn đó đóng ở các ô xuất phát. Bây giờ ta thấy Vua đối phương bị đóng chặt ở giữa. Chúng ta phải đánh như thế nào đây? Ta sẽ sắp đặt kế hoạch như thế nào để tiếp tục đây?
Cách trả lời cho các câu hỏi này đến ngay trong trí. Khi chúng ta triển khai quân tốt hơn và các quân cờ ta linh hoạt, thì phải khai thác ngay các tình thế này. Thật vậy, chúng ta bắt buộc phải tổ chức quậy phá đối phương không để mất thời giờ, bằng những nước đe dọa trực tiếp và tấn công mau lẹ. Đối phương bị bắt buộc phải đón đỡ lập tức các nước tấn công này.
Điều này có hậu quả đặc thù là tiếp tục ngăn cản đối phương hoàn tất triển khai các quân cờ. Cuối cùng, đợt tấn công có thể đạt tới một cường độ nặng nề đế nghiêng thắng lợi về phía ta.
Chúng ta sẽ xem xét một ván cờ rất đáng học hỏi về đề tài này. Đây là ván cờ giữa Kotov và Kalmanok ở Moscou năm 1935.
Khai cuộc phòng thủ Pháp. Trắng: Kotov. Đen Kalmanok.
1.d4 e6 2.e4 d5 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 dxe4 5.¤xe4 ¥e7 6.¥xf6 gxf6 7.¤f3 ¤d7 8.¥c4!
Đen đã áp dụng một hệ thống khai cuộc chậm với kết quả là triển khai chậm hơn Trắng. Nước đi của Tượng này càng làm giảm bớt thêm khả năng di động của các quân đen, vì sau nước đi tự nhiên c5 thì tiếp theo là d5.
8...c6 9.£d2 b6


Chúng ta tạm ngưng và xét thế cờ này một chút. Trắng đã đem quân ra gần hết trong khi Đen rõ ràng là khai triển quá tệ. Nhưng nếu Trắng trì hoãn một hoặc hai nước đi, hay nói cách khác, nếu Trắng hoãn lại một thời gian các cuộc hành quân quyết định, thì Đen cũng có thể hoàn tất triển khai các quân mình và nhập thành.
Nhưng Trắng không trì hoãn đợt tấn công mà lại khởi sự đột kích vào thế trận địch ngay.
10.£h6!
Nước đi này có mục đích tạm thời 11.£g7ăn chốt h7. Nó ép buộc Đen đi thêm một nước nửa với một quân đã triển khai rồi.
11...¥f8 11.£h4 ¥b7 12.0–0–0 h5 13.¢b1 ¥e7 14.£g3!
Lại cũng chiến lược đó: Nước đi này đe dọa 15.£g716.£h7 khi chốt h bị loại. Một lần nữa Đen phải đưa ra những biện pháp phòng thủ.
14...¤f8 15.¦he1 f5
Trắng đã triển khai các quân cờ một cách nhanh chóng trong khi Vua đen vẫn còn ở giữa bàn cờ. Do đó, thật là bất ngờ khi mà nước đi đẹp mắt tiếp theo sau đây lại có thể quyết định kết quả ván cờ.
16.d5 cxd5
Đen không thể đi 16...exd5 17.¤f6# chiếu bí, trong khi nếu 16...fxe4 thì 17.dxe6 và tiếp theo là exf+.
17.¥b5+ ¤d7 18.¤e5 £c7
Đen đá trút linh hồn rồi. Rút lui con Tượng Hậu sẽ bị chiếu bí sau 18...¥c8 19.£g7 ¦f8 20.¦xd5! exd5 21.¤f6+ ¥xf6 22.¤g6+ ¥e7 23.£xf8#.
19.¥xd7+ ¢d8 20.£g7 ¦f8 21.¤g5 £c5 22.¥xe6
Đen chịu thua.
Chúng ta đã kết thúc chương trình này với một ví dụ đáng chú ý về việc tấn công Vua của Alekhine, một trong những bậc thầy về lối chơi tấn công không ai sánh kịp. Ván cờ của ông đánh với Veillat có một tầm quan trọng rất lớn do cách tổ chức tấn công, và có thể dùng như là một ví dụ tuyệt hảo cho đề tài của chúng ta đang nghiên cứu.
Trong (hình) Đen đang dẫn trước về việc triển khai. Trắng cần phải hai nước đi nữa trước khi Vua có thế nhập thành vào gl. Trong khi đó Alekhine tạo nhiều đe dọa đến nỗi đối thủ của ông không thể đi được hai nước đi cần thiết đế hoàn tất triển khai.



1...£a3!
Con chốt ở a2 cần được bảo vệ.
2.¦c2 ¦d8 3.¦d2
3.£c1 có thể là dở vì ¤b4!
3...¥g4 4.¥e2 ¦xd2 5.¤xd2
Cũng vậy, sau 5.£xd2 ¦d8, Trắng không tránh thua được.
5...¥xe2 6.£a1+!
Một nước phòng thủ thật hay. Cứu được chốt ở a2 nhưng nước đe dọa sấm sét trở lại ngay trên đầu của Vua Trắng.
6...f6 7.¢xe2 £a6+ 8.¤c4 b5 9.¤b2 b4+ 10.¢e1
Hoặc 10.¤c4 ¤a5 11.¦c1 ¦c8 và Trắng mất một chốt.
10...¦c8 11.f3 ¤d4!
Một cú đánh kết thúc thật hay. Xe đen xâm nhập qua ngã b2 và như vậy có nghĩa là sự chấm dứt không thể tránh được.
12.exd4 ¦c2 13.¤c4
Một con đường khác lâm vào tình trạng hoàn toàn sụp đổ là 13. £d1 ¦xb2
£e6+ 14.¤e5 fxe5 15.¢d1 £f5
Chịu thua.
Trích trong quyển " Nghệ Thuật Trung Cuộc" Thầy Quách Anh Tú

COMMENTS

Tên

Bẫy khai cuộc,7,Chiến lược,9,Drama,1,Đòn chiến thuật,22,Evans gambit,1,For Beginners,12,Khai cuộc cờ vua,14,Khai cuộc Scotch,1,Magnus Carlsen,1,Phân tích,1,Phòng thủ Sicilian,1,Tài liệu,4,Tàn cuộc,3,Trung cuộc,4,Ván cờ hay,2,Ván cờ Ý,8,Văn học,7,
ltr
item
Cờ Vua Trà Vinh TVchess: CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG VUA. ALEXANDRE KOTOV ( Tiếp theo)
CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG VUA. ALEXANDRE KOTOV ( Tiếp theo)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlMHEBmA9k9ZMG-zXelKCO7chazVkujgHn16M8J5kj2bblJU6nUR0vRlAYkVz8dtH991HG1MwT6DKNI88icGInuhqR-I6Pf6zCK-Z3_tX-9T-0EO87S7oNcdL1_r8KZqgWBhtUTV6LILc/s1600/knt1.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlMHEBmA9k9ZMG-zXelKCO7chazVkujgHn16M8J5kj2bblJU6nUR0vRlAYkVz8dtH991HG1MwT6DKNI88icGInuhqR-I6Pf6zCK-Z3_tX-9T-0EO87S7oNcdL1_r8KZqgWBhtUTV6LILc/s72-c/knt1.png
Cờ Vua Trà Vinh TVchess
https://cotravinh.blogspot.com/2016/08/chien-luoc-va-chien-thuat-tan-cong-vua.html
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/
https://cotravinh.blogspot.com/2016/08/chien-luoc-va-chien-thuat-tan-cong-vua.html
true
2660896771426134019
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy