Có nhiều định nghĩa khác nhau của các triết gia lớn về linh cảm qua các thời đại. Nhưng tất cả các triết gia như Platon, Decart, Phây-bac...
Có nhiều định nghĩa khác nhau của các triết gia lớn về linh cảm qua các thời đại. Nhưng tất cả các triết gia như Platon, Decart, Phây-bach và cả Ghi-ghen đều nhận thấy ý nghĩa đích thực của linh cảm diễn ra như thể tâm trí loé sáng bất chợt và trên hết là đòi hỏi có sự chuẩn bị lâu dài về trí tuệ. Phreid đơn giản cho rằng linh cảm là nguyên lý vô thức đầu tiên của sự sáng tạo!
Thế còn việc áp dụng linh cảm trong cờ vua?
Anand nói một cách đơn giản: "Linh cảm là nước đi đầu tiên mà tôi nhìn thấy trong một thế cờ”.
Một định nghĩa ngắn gọn và đặc biệt từ góc nhìn của ông. Đây là hình ảnh tưởng tượng trong một khoảnh khắc và nhanh chóng nắm bắt được bản chất vấn đề, sau đó tự động nhận được hình ảnh hiện lên trong não bộ. Chính thuật toán đơn giản này cũng là đặc tính của Kh.R Capablanca vĩ đại. Đại kiện tướng Bora Costits kể lại có lần ông cùng một nhóm kỳ thủ ở câu lạc bộ Mankhetten đã phân tích rất lâu một tình huống nào đó và đã đi đến kết luận rằng nước Te5 là hay nhất. Đúng lúc đó Capablanca đi tới, những người tham gia phân tích đã hỏi ý kiến của ông . Sau 15 giây quan sát Capablanca nói: "Nên chơi Me5" rồi bỏ đi chơi bài Bride. Cả nhóm ngạc nhiên lại ngồi xuống phân tích tiếp và sau chừng hai giờ đã đi đến kết luận là Capablanca đã đúng!
Đại kiện tướng Khe-mut-Phlegen, nhà tâm lý học nổi tiếng, cho rằng linh cảm là những gì con người có thể biện giải một cách hợp lý, mà thực chất đó là cảm giác.
Linh cảm trong cờ vua (và không chỉ riêng cờ vua) là một quá trình ý thức hoặc vô thức, trong đó con người nhận được kết quả nào đó mà không cần tư duy lâu, và anh ta cũng không thể giải thích nước đi của mình. Chính vì vậy mà Capablanca và Petrosian, trong một vài thế cờ không cần phải suy nghĩ gì cả, họ cảm thấy và biết được rằng cần làm như thế. Chỉ tính toán mà thiếu linh cảm thì không thể cho kết quả tốt được. Sự khác biệt giữa máy tính với con người là ở chỗ trong việc tính toán các phương án thì cuối cùng máy tính cho một sự đánh giá là con số (vật chất), còn ở con người thì đó là cảm giác.
Còn đây là ý kiến của đại kiện tướng Ghenna Sasonkô: "Linh cảm là một mỹ từ chứa đựng các kinh nghiệm một cách vô thức hoặc các kiến thức từ các ván cờ mà ta hoặc người khác đã chơi. Khi tôi trình bày các ván cờ của mình với Sena Phurman vĩ đại, Ông hỏi: "Anh đã nhìn lén ý tưởng này của ai?" Tôi trả lời: "Không phải vậy, tôi tự nghĩ ra" Sena nói: "Không, trước đây cậu đã từng thấy điều gì đó tương tự như thế chưa?"
Đúng, linh cảm đó là kiến thức được chế biến lại ở mức độ tiềm thức. Ở những kỳ thủ vĩ đại- những nhà linh cảm thì việc cải biên này diễn ra rất nhanh. Nhưng tôi không hình dung nổi, làm cách nào để người bắt đầu học chơi cờ có được linh cảm. Tôi rất ít đọc các phương án, nhưng tôi cảm giác rất rõ thời khắc, khi cần ngưng chơi "bằng tay" để điểm lại một số nước đi quan trọng.
Theo tôi, để phát triển linh cảm thì đơn giản là phải tự phân tích thật nhiều các ván cờ khác nhau (đặc biệt là các ván cờ kinh điển. Chỉ ở những người chơi giỏi thì linh cảm được thể hiện nhanh chóng hơn nhiều)
Bác changapro sưu tầm và chỉnh sửa - mà nội dung chủ yếu là do thầy Hồ Văn Huỳnh, huấn luyện viên tại Trung tâm huấn luyện quốc gia II.
COMMENTS